Giới thiệu
Thứ 6, Ngày 20/08/2010, 03:21
Nhà cổ Trần Công Vàng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/08/2010
Ngôi nhà tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, trên một khu đất rộng 1.333m2, riêng phần chính (nhà trên) là 323m2, nhà phụ (nhà dưới) chiếm 119m2, được xây cất và hoàn thành vào khoảng năm 1889 – 1892. Ngôi nhà được công nhận di tích cấp Quốc ngày 07/01/1993.
 
 
Toàn cảnh ngôi nhà của bác sĩ nha khoa Trần Công vàng
 
Nhà quay mặt về hướng Nam, lưng dựa vào ngọn đồi (nơi có trụ sở Ủy ban nhân dân Tỉnh bây giờ), đây cũng là cái thế đắc địa, nói theo các nhà phong thủy xưa. Xét về mặt vị trí địa lý của ngôi nhà cụ Vàng cũng như hai ngôi nhà cổ nữa của cánh họ Trần ở phường Phú Cường đều nằm gần con sông Sài Gòn, rất thuận tiện cho việc chuyên chở cây gỗ từ rừng về. Được biết, nội tổ của cụ Vàng đã từng làm nghề rừng, có trại cưa, xẻ gỗ.
 
Kiến trúc và nghệ thuật trang trí
 
Công trình xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ đinh nghịch, tức là phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải. Đây là nhà chữ đinh có cải tiến, có bộ phận sân con ngăn cách nhà trên và dưới, liên lạc giữa hai bộ phận bằng một nhà cầu nhỏ cắt đôi sân con làm hai phần cửa của nhà dưới trổ ra nơi đầu sân con ấy mà không trổ ra ở đầu hồi, cái cửa này cũng được kiến trúc một cách đặc biệt, mới nhìn giống như một số cổng đền người Hoa, nhưng chủ nhân lại bảo phóng theo kiểu đền của Ấn Độ.
 
Cũng như nhiều nhà khác, nhà cụ Vàng có bộ khung sườn làm theo kiểu nhà xuyên trính, nhưng có đến 8 đấm, 8 quyết ở hai chái nhà. Bộ trính, trổng, cối đều được đẻo gọt khéo léo, trính uốn xong có tạo gờ, các đoạn kèo được chạm tỉ mỉ, công phu, hàng lá dung thẳng tắp ở hàng cột thứ ba. Toàn phần nhà trên đếm được 48 cây cột tròn, tất cả đều đứng xa vách. 
 
  
Gian tiếp khách
 
Phần trang trí bên trong ngôi nhà là phần làm cho du khách thích thú nhất, đó là sự chạm khắc công phu, từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế tủ ghế, trang thờ các khung cửa các ô lồng… hoành phi, liễn, đối, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyển… tất cả đều chạm trổ, sơn thếp cẩn xà cừ công phu khéo léo, làm cho ngôi nhà tráng lệ mà trang nghiêm. Nhìn chung, những mô típ chạm khắc ở đây thường mang tính ước lệ, tượng trưng, trong đó thể hiện ước muốn một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, và một nết sống nhân nghĩa, đạo đức… Những đường nét chú trọng sự uyển chuyển, mềm mại.
 
Các hình ảnh chạm khắc gồm cây cỏ, hoa lá, chim thú, vật dụng, những đường hình học. Riêng tấm thủ quyển treo ở bàn thờ bên phải từ trong nhìn ra chạm hình Tùng Lộc, Mã Dương có kèm theo hai câu thơ chữ Hán tạo được cái vẻ thanh thoát, nhã đạm, tiêu sái.
 
Phân bố mặt bằng của ngôi nhà,Trước hết là nhà trên, nhà có 5 gian hai chái, phần thờ phụng, tiếp khách, các buồng để ở và chứa đồ đạc của cải được ngăn chia rạch ròi. Phần thờ phụng chiếm ba gian dựa theo nguyên tắc gian bên trái thờ cha mẹ của chủ nhà, bên phải thờ ông bà, bàn thờ giữa thờ ông bà cao hơn gọi chung là gia tiên. Mỗi bàn thờ gồm tủ thờ cẩn xà cừ, bên trên là đồ ngũ sự, bên trong là bài vị hoặc chân dung người quá cố, sát vách lụa là bức thờ, trên có bài châm, câu đối, đầu bức thờ có phần Mi chạm “Lưỡng long tranh châu” và tấm thủ quyển. Hai gian hai bên là phòng ngủ của vợ chồng chủ nhân, phía sau vách thờ là dãy buồng chứa đựng đồ đạc... Trên các bàn thờ là những trang thờ có đặt các bài vị, đề quan thánh đế quân, thổ công, đông trù, tư mệnh, phước đức thánh thần, tài thần.
 
 
Bàn tròn lớn tiếp khách ở gian giữa
 
Phần dành để tiếp khách gồm hai lòng căn (tức từ hàng cột thứ hai đến hàng cột thứ tư), nơi đây có đặt bàn ghế để tiếp khách, bao gồm ở gian giữa làm một bàn tròn lớn, mặt bàn lót đá cẩm thạch, trên bàn đặt giá Bát bửu (tám món binh khí cổ), chung quanh bàn có đặt ghế với chạm trổ tinh vi và giàu ý nghĩa tượng trưng. Hai bên bàn tròn ấy là những bàn hình chữ nhật đóng theo kiểu ghế chân nghi. Ở gian đầu là hai bàn hình hộp xoài, chung quanh đặt ghế kiểu hiện đại, tất cả các bàn ghế đều bằng gỗ. Dọc theo vách ngăn giữa phần tiếp khách và phần thờ có đặt những bàn nhỏ hình vuông bên trên có những đĩa trái cây bằng sứ, cũng nơi đây chủ nhân cho đặt một tấm Phả đồ nêu khái quát thế thứ của những người trong họ. Ở hai đầu chái nhà cũng có đặt bàn, bên trái trên bàn thờ để ảnh chủ nhân, có cặp đôi hai bên, bộ tranh tứ bình cở nhỏ, cặp câu đối và tranh tứ bình. Đặc biệt, trước của buồng ngủ đặt một cái tủ kiếng, bên trong chứa nhiều món quý như tiền cổ, nón quai thao, đồ cho cô dâu khi về nhà chồng, theo kiểu xưa…
 
Đặc điểm ngôi nhà là có một hành lang nội chạy quanh phần thờ tự, giữa hai vách ngăn, hành lang này giúp việc liên thông giữa nhà khách và các buồng ngủ, không phải đi ngang qua phần thờ phụng.
 
Nhà dưới là một căn nhà ngang, cất theo lối xuyên trính nhưng đơn giản hơn nhà trên. Nhà ngang dùng để tiếp khách bình thường, là nơi sinh hoạt gia đình, nhà ăn, nhà bếp,… phía trước nhà ngang là nhà xe hướng cửa ra cổng. Sân trước trồng nhiều chậu hoa kiểng, cây kiểng… tôn thêm nét đẹp cổ kính của ngôi nhà.
 
Văn hóa chữ Hán thể hiện quan niệm sống của người xưa
 
Phần văn hoá chữ Hán trong ngôi nhà đóng vai trang trí và đồng thời nói lên quan niệm sống của người xưa, đó là các cặp liễn đối chữ Hán. Nhà cụ Vàng có đến trên 13 cặp đối và các bài vãn, tiêu biểu:
 
Vào đến cổng chúng ta đọc cặp đối mà nội dung như xin khách cứ tự nhiên:
Chánh tâm vi tiên, xuất như thị nhập như thị
Trung lập bất ỷ, ngôn ư tư hành ư tư.
Tạm dịch:
Trước hết nên chánh tâm, vào như vậy, ra cũng như vậy.
Luôn giữ ở mức trung, không cậy dựa, nói như thế làm như thế.
 Cặp đối ở đầu hồi bên trái nói lên cách sống luôn xét nghĩ đến mình:
 Xử thế vật kiêu nhân
Tu thân nghi thiết kỷ.
Tạm dịch:  
Trong giao tiếp chớ ngạo nghễ với người.
Trong tu thân phải nghiêm túc với mình.
 Ở đầu hồi bên phải với cặp đối đề cao chữ hiếu và sự học:
Hiếu để truyền gia viễn
Thi thư kế thế trường.
Tạm dịch:    
Hiếu để truyền mãi trong nhà.
Thi thư đời đời nối nghiệp.
Ơ hàng cột thứ nhì với hàng chữ viết thảo nhằm khuyên nên kế thừa lời dạy và quy tắc sống tốt đẹp của người xưa:
Độc tiên nhân thư lưu ngôn thiên kinh địa vĩ
Vi hậu đại pháp di an tổ đức tông công.
Tạm dịch:  
Đọc sách người đời xưa, đó đạo lý môn đời truyền lại.
Vì đời sau mà làm khuôn phép, đó là ân đức của tổ tiên.
 Ơ nhà cụ Vàng có chép ở bàn thờ hai bài vãn hay hai bài châm, có một bài:
Hữu kỳ phụ mẫu hữu thử thân danh phi ngôn hữu.
Thiên địa uỷ hình, ấu thừa nghiêm giáo, trưởng đắc thân vinh.
Cù lao chí đức, cúc dục chi tình, hải sơn tư báo, túc dạ bất ninh.
Mộc dục tĩnh hề, nhi phong bất đình.
Tử dục dưỡng hề, nhi thân bất sinh.
Chường thường trở đậu quí hồ kì tinh.
Thần vô thường hưởng, hưởng vu khắc thành.
Tuế tại Nhâm Thìn lan kiết kiến tạo.
Tạm dịch:         
Có cha mẹ nên có thân ta, danh thân của ta không phải tự có.
Trời đất phú hình hài, lúc nhỏ được dạy dỗ, lớn lên được hiển vinh dức cù lao, tình cúc dục, lo báo đáp công ơn trời biển, đêm ngủ chẳng yên.
Cây muốn lặng mà gió không ngừng, con muốn đáp đền mà cha mẹ không còn sống.
Lễ vật hiến dâng quí ở sự tinh khiết.
Thần không thọ hưởng theo lối bình thường, hiến cúng chủ yếu là ở tấm lòng thành.
Nhà cụ Vàng vừa mang tính nghệ thuật – nhân văn đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam; đồng thời, khẳng định kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ đã có truyền thống lâu đời ở Bình Dương. Các hiện vật trang trí và đồ dùng trong nhà còn nhiều và hầu hết là cổ vật. Toàn bộ kiến trúc ngôi nhà và hiện vật bên trong, cho ta thấy được nét sinh hoạt của gia đình thuộc tầng lớp giàu có ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thể hiện sự phát triển về đời sống của cư dân người Việt trên đất Bình Dương.
 
 
Lượt người xem:  Views:   19756
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Media

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

RatingCount0

AverageRating0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Giới thiệu