Tin chỉ đạo điều hành
 
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, sẽ được các Bộ, ngành, địa phương triển khai bằng các kế hoạch hành động cụ thể để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%.
 
 
Doanh nghiệp vốn dưới 10 tỷ đồng hoặc có số lao động không quá 300 người sẽ được giảm thuế trong năm quý.
 
 
Doanh nghiệp vốn dưới 10 tỷ đồng hoặc có số lao động không quá 300 người sẽ được giảm thuế trong năm quý.
 
 

Hiện ban đang quản lý trên 4.700 hồ sơ. Trong năm 2008, tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã khám và điều trị cho trên 6.000 lượt bệnh nhân; tuyến huyện, thị đã khám cho trên 2.500 lượt và khám sức khỏe định kỳ cho gần 1.800 lượt cán bộ.

 
 
Hiện ban đang quản lý trên 4.700 hồ sơ. Trong năm 2008, tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã khám và điều trị cho trên 6.000 lượt bệnh nhân; tuyến huyện, thị đã khám cho trên 2.500 lượt và khám sức khỏe định kỳ cho gần 1.800 lượt cán bộ.
 
 

 Mặc dù bánh kẹo ngày càng phong phú, nhưng mứt gừng Bình Nhâm vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường, vẫn là món quà quý để nhiều người tặng nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Và năm nay, người làm mứt ở Bình Nhâm càng vui hơn khi loại mứt này vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất.

Tết đến sớm ở làng mứt
Quyện trong khí trời se lạnh của những ngày giáp tết là mùi thơm ngát của những nồi mứt gừng, mứt me... đang sục sôi trên những bếp lửa hồng.
 
 
 Mặc dù bánh kẹo ngày càng phong phú, nhưng mứt gừng Bình Nhâm vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường, vẫn là món quà quý để nhiều người tặng nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Và năm nay, người làm mứt ở Bình Nhâm càng vui hơn khi loại mứt này vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất.Tết đến sớm ở làng mứtQuyện trong khí trời se lạnh của những ngày giáp tết là mùi thơ...
 
 
Ngày 9/1, Hội người mù tỉnh Bình Dương đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2008.
 
 
Ngày 9/1, Hội người mù tỉnh Bình Dương đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2008.
 
 

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013 bầu ra Ban Chấp hành chính thức, thông qua điều lệ hoạt động, quy chế làm việc.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Người hoàn thành cách ly tập trung phải được chính quyền địa phương, cơ sở ký cam kết bàn giao cho từng gia đình, doanh nghiệpNgười hoàn thành cách ly tập trung phải được chính quyền địa phương, cơ sở ký cam kết bàn giao cho từng gia đình, doanh nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Thông báo số 97/TB-VPCP ngày 06/5/2021 của Văn phòng Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đợt dịch này có nhiều yếu t phức tạp hơnxuất hiện biến chủng vi rút mới lây nhiễm nhanh hơn và nặng hơn, do đó, đòi hỏi phải quyết tâm cao hơn, đặc biệt không để dịch bệnh lây lan từ người nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh tấn công. Sẵn sàng phương án, kịch bản đối phó để chủ động chuẩn bị các điều kiện cách ly, xét nghiệm điều trị, nhất thiết không để bị động.

Tập trung rà soát các trung tâm cách ly và toàn bộ quy trình cách ly, bàn giao người hoàn thành giữa trung tâm cách ly và địa phương nơi người hoàn thành cách ly lưu trú hoặc làm việc để quản lý, bảo đảm theo dõi y tế sau cách ly tập trung. Đối với người hoàn thành cách ly tập trung, khi về nơi cư trú phải được chính quyền địa phương, cơ sở ký cam kết bàn giao cho từng gia đình hoặc doanh nghiệp, kèm theo hướng dẫn, phổ biến cho người hoàn thành cách ly các nghĩa vụ, trách nhiệm họ phải thực hiện, tuân thủ trong thời gian theo dõi y tế. Tuyệt đối không để tình trạng người đang trong thời gian theo dõi y tế sau cách ly tụ tập đông người, làm lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị tiếp nhận chuyên gia đến làm việc, p​hải ký cam kết hướng dẫn, phổ biến, quản lý chuyên gia của doanh nghiệp, đơn vị mình…

Văn bản 

5/19/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếthoàn thành, cách ly, tập trung, chính quyền, địa phương, cơ sở, cam kết, bàn giao, gia đình, doanh nghiệp837-nguoi-hoan-thanh-cach-ly-tap-trung-phai-duoc-chinh-quyen-dia-phuong-co-so-ky-cam-ket-ban-giao-cho-tung-gia-dinh-doanh-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
341.00
121,000
2,027.00
121000
0
/PublishingImages/2021-05/PhatbieuVDD.mp3
Ra mắt Phòng đọc Địa chíRa mắt Phòng đọc Địa chí

Thư viện tỉnh vừa đưa vào phục vụ Phòng đọc Địa chí. Phòng đọc Địa chí đã có 1.214 tài liệu trước năm 1975; 8.186 tài liệu sau năm 1975 và 367 ảnh.

Các tài liệu địa chí đã được xây dựng thành hệ thống thư mục truyền thống bao gồm mục lục chữ cái và mục lục phân loại, mục lục thông tin trực tuyến (OPAC), chọn số hóa trên 10.000 tài liệu, lưu trữ trên CD Rom và trên máy tính. Ngoài ra, Thư viện còn bổ sung phát triển từ 355 bản sách địa chí ban đầu, nâng số bản sách địa chí lên 1.280 bản sách, tăng 260,56% so với trước năm 2005 và đạt tỷ lệ 0,65% so với tổng số sách hiện có tại Thư viện.
 
 Ngọc Trinh(Theo báo Bình Dương)
1/22/2009 8:20 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết700-Ra-mat-Phong-doc-Dia-chiThông tin chỉ đạo, điều hành
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Phú Giáo, gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã (An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Tân Long, Phước Hòa, Phước Sang, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp, Tam Lập) với tứ cận tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp sông Bé và huyện Bắc Tân Uyên; phía Đông giáp sông Mã Đà và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp huyện Bàu Bàng.

Quy mô lập quy hoạch: Trên tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Giáo 54.443,85 hecta.

Định hướng đến năm 2030 phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, dịch vụ.

Định hướng đến 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp.

Quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;định hình sự phát triển không gian toàn huyện, bao gồm sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng sử dụng đất, các đô thị, các khu chức năng. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý về hoạt động xây dựng trên toàn huyện, nhằm đảm bảo sự phát triển không gian của vùng đúng với các định hướng đã đề ra trong đồ án; đồng bộ quy hoạch xây dựng với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch kinh tế - xã hội; làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, trong giai đoạn 2020-2025, 2025-2030 và 2030-2040; 10/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao và công nhận huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, trong đó có 03 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, bao gồm xã Tân Hiệp, xã Tân Long, xã Vĩnh Hòa.

Dự báo quy mô dân số huyện Phú Giáo đến năm 2030 khoảng 160.000 người, đến năm 2040 khoảng 240.000 người.​

Quyết định ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, xây dựng, vùng, huyện Phú Giáo, năm 204099-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-phu-giao-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
406.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện "Năm dân vận khéo" 2020 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThực hiện "Năm dân vận khéo" 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 134-KH/TU ngày 28/4/2020 của Tỉnh ủy về "Năm dân vận khéo" 2020.

Tại Kế hoạch số 134-KH/TU, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng về công tác dân vận trong hệ thống chính trị; sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X về công tác dân vận. Lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, qua đó phát huy được vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, các đơn vị, địa phương.

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh gắn với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 của Quy chế số 13-QC/TU, ngày 23/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giải thưởng "Dân vận khéo" tỉnh Bình Dương để xây dựng điển hình "Dân vận khéo" trong hệ thống chính trị trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Điển hình "Dân vận khéo" phải thuyết phục, có sức lan tỏa, có thể nhân rộng tại đơn vị, các địa bàn trong tỉnh; tạo sự đồng thuận và nhận được sự tích cực tham gia của người dân. Bên cạnh đó, thường xuyên chỉ đạo nắm tình hình và rà soát để phát hiện biểu dương, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các điển hình "Dân vận khéo" ra các đơn vị, địa phương trong tỉnh.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch số 134-KH của Tỉnh ủy và tình hình thực tế, nghiêm túc triển khai và phối hợp thực hiện tốt "Năm dân vận khéo 2020" tại cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch số 134-KH/TU tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy theo yêu cầu.

Văn bản ​

5/20/2020 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtdân vận khéo933-thuc-hien-nam-dan-van-kheo-2020-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
503.00
121,000
0.00
121000
0
Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Bình DươngKiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Bình Dương
  TTĐT - Ngày 22-6, UBND tỉnh ban hành Quyết đinh số 1538/QĐ-UBND về việc "Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Bình Dương (Ban chỉ đạo)". Quyết định này thay thế Quyết định số 2763/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh.
 
Theo đó, Ban Chỉ đạo có 01 Trưởng ban, 02 Phó trưởng ban và 17 thành viên. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi chủ trương, chính sách về phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT) trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống TNTT.
 
Sở Y tế - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí phòng, chống TNTT hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; tổng hợp kết quả hoạt động phòng, chống TNTT, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn tỉnh và định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Y tế.
 
 
DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TNTT TỈNH BÌNH DƯƠNG
 
I. Trưởng, phó ban
 
1. Ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban; 
2. Ông Huỳnh Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban thường trực;
3. Ông Vương Thế Hùng - Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Phó Trưởng ban.
 
II. Thành viên
 
1. Bà Huỳnh Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
2. Bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
3. Ông Hà Văn Út - Phó Giám đốc Sở Tài chính;
4. Ông Trịnh Thanh Long - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
5. Ông Trần Văn Rạng - Phó Giám đốc Sở Công Thương;
6. Ông Đoàn Văn Tràng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
7.Ông Lê Nhật Nam - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
8. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Giám đốc Công an tỉnh;
9. Ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Tư pháp;
10. Ông Nguyễn Văn Thấm - Phó Chi Cục trưởng, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh;
11. Ông Bùi Thiện Khải - Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
12. Ông Trần Tấn Tài - Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế.
13. Bà Trần Thị Kim Lan - Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
14. Bà Hồ Thị Hiền - Phó Tổng biên tập Báo Bình Dương;
15. Bà Trương Thanh Nga - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh;
16. Ông Nguyễn Thiện Phước - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh;
17. Ông Tống Xuân Giang - Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn Thanh niên;
21. Ông Lê Minh Sơn - Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh.
  

 Hoài Hương

6/23/2015 10:52 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1754-Kien-toan-Ban-Chi-dao-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn sang dự án giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. ​​​​

Theo đó, chấp thuận điều chỉnh bổ sung 14 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 cho dự án Giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. Kế hoạch vốn năm 2024 của dự án sau khi điều chỉnh bổ sung là 39 tỷ đồng.

Nguồn vốn bổ sung từ cắt giảm 14 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 của dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn. Kế hoạch vốn năm 2024 của dự án trên sau khi điều chỉnh giảm còn 6.175 tỷ 423 triệu đồng.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 và Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 15/4/2024 của UBND tỉnh.

Căn cứ kế hoạch điều chỉnh được giao, chủ đầu tư tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong kế hoạch điều chỉnh đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.

Quyết định 

5/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, nội bộ, kế hoạch, vốn, đầu tư công, năm 2024330-dieu-chinh-noi-bo-ke-hoach-von-dau-tu-cong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

Theo đó, trong tuần thứ II (06 – 10/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 03 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết: Quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quy định chính sách trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn.

Trong tuần thứ IV (20 - 24/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5/2024.

Đồng thời, thông qua 05 dự thảo: Quyết định ban hành Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động vận hành hệ thống giám sát các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về chỉnh trang, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; Quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức người lao động trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thông báo 

5/2/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, làm việc, 5/2024, UBND tỉnh120-chuong-trinh-lam-viec-thang-5-2024-cua-ubnd-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
381.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 16/NQ-HĐND về Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2026. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15/7/2022, có hiệu lực kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021.

Theo đó, phê chuẩn Danh mục các lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026:

STTLĩnh vực đầu tư, cho vay
ILĩnh vực giao thông, môi trường, năng lượng
1​Dự án về giao thông
Các dự án đầu tư hệ thống vận tải công cộng
2Dự án về môi trường
Các dự án kết nối đầu tư hệ thống cấp nước sạch, đầu tư dự án xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải
3Dự án về năng lượng
3.1​Các dự án đầu tư lưới điện ở địa bàn có điều kiện đi lại khó khăn
3.2Các dự án di dời lưới điện khi Nhà nước giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
II​Lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ
1Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu mới
3Các dự án chuyển đổi số và chế tạo Robot
IIILĩnh vực nông, lâm và phát triển nông thôn
1Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Dự án đầu tư chế biến, bảo quản sản phẩm từ nông nghiệp
IVLĩnh vực xã hội hóa hạ tầng xã hội
1Dự án nhà ở
1.1Các dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá sinh viên
1.2​Các dự án đầu tư khu tái định cư; chung cư thu nhập thấp
1.3Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà trọ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
2Dự án y tế, y dược
2.1Các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ khám chữa bệnh
2.2Các dự án đầu tư cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
3Dự án Văn hóa, thể thao
3.1Các dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao
3.2Các dự án đầu tư cụm làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, các dự án di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất làng nghề
4​  Dự án giáo dục
Các dự án đầu tư mới, mở rộng, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)
5 ​​Dự án ưu tiên khác
Các dự án di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường

Các dự án về đầu tư, cho vay theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16 /12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021 đã được ký kết trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết cho đến hết hợp đồng.

Nghị quyết 16/NQ-HĐND

12/7/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, lĩnh vực, đầu tư, cho vay, Quỹ Đầu tư, Phát triển, Bình Dương, giai đoạn, 2022-2026386-danh-muc-linh-vuc-dau-tu-cho-vay-cua-quy-dau-tu-phat-trien-tinh-binh-duong-giai-doan-2022-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
714.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo ANTTTăng cường công tác tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo ANTT
 
TTĐT - Ngày 26-01, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 216/UBND-NC về việc "Tăng cường công tác tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015".
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, phối hợp thực hiện tốt các nội dung: Xây dựng kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ ANTT trên địa bàn trước trong và sau tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 (từ ngày 06/01 đến 25/03/2015); tổ chức chỉ huy, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt những biện pháp trong từng lĩnh vực, đối tượng và địa bàn; tập trung mọi lực lượng, phương tiện, huy động sức mạnh của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân trong phòng, chống tội phạm (PCTP); kiên quyết không để xảy ra tình huống đột biến, bất ngờ, khủng bố, xung đột, biểu tình; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đảm bảo trật tự công cộng, phòng, chống đua xe trái phép giữ vững, ổn định tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh.
    
Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về việc "Phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng".
 
 
  
 Công an Bình Dương tăng cường công tác tuần tra đêm - Ảnh: Bình Tám (Báo Bình Dương online)
  
 
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan ban ngành trực thuộc, UBND phường, xã, thị trấn chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Qua đó, kiện toàn và nhân rộng mô hình PCTP, đặc biệt là hoạt động của câu lạc bộ PCTP, câu lạc bộ Chủ nhà trọ tham gia công tác giữ gìn ANTT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
 
Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh.
 
Hoài Hương
1/29/2015 10:35 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1141-Tang-cuong-cong-tac-tan-cong-tran-ap-toi-pham-dam-bao-ANTTThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, an toàn và phòng dịch Covid-19.  Tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, an ninh trật tự, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về TTATGT, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh bán vé qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân, công nhân lao động, sinh viên; không để hành khách không thể về quê đón Tết do thiếu phương tiện. Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm Covid-19 tại các đầu mối giao thông như bến xe, bến khách ngang sông... và trên các phương tiện vận tải công cộng.

Song song đó, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân.

Tập trung kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải như tăng giá vé trái quy định; chở quá tải trọng xe, chở quá số người quy định; dừng, đỗ xe trái quy định...

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lòng đường, lề đường, hành lang an toàn giao thông; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đảm bảo giao thông, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên các tuyến đường trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra việc công tác duy tu sữa chữa, thi công các công trình hạ tầng giao thông, yêu cầu các đơn vị khi thi công các công trình trên các tuyến đường đang khai thác cần thực hiện kịp thời, đảm bảo tiến độ, hạn chế thi công vào giờ cao điểm, không để vật liệu, phương tiện thi công cản trở lưu thông, gây ùn tắc cục bộ và mất an toàn cho người tham gia giao thông, đảm bảo hoàn trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 23/01/2022.

Đồng thời, yêu cầu các đơn vị thi công công trình giao thông và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước đường bộ; khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; tổ chức hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

Yêu cầu các đơn vị BOT cầu, đường thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chỉ đạo các trạm thu phí cầu, đường bộ có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài...

Công an tỉnh tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/02/2022, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân... 

Văn bản 

12/28/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, đảm bảo, trật tự, an toàn, giao thông, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Nhâm Dần, Lễ hội Xuân, năm 2022957-tang-cuong-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-tet-duong-lich-tet-nguyen-dan-nham-dan-va-cac-le-hoi-xuan-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
726.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và trồng cây phân tán năm 2024.

Theo đó, tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần nâng cao chỉ tiêu đất cây xanh đô thị hướng đến xây dựng Bình Dương trở thành đô thị xanh, đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Điểm phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp tỉnh: Dự kiến bắt đầu từ 06 giờ 30 phút ngày 15/5/2024 tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B (đoạn ngã tư 550 đến Bệnh viện Quân đoàn 4), khu phố Thống nhất 1, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Lễ phát động có khoảng 300 đại biểu tham dự.

Tại lễ phát động sẽ trồng khoảng 300 cây (3-4 năm tuổi) với các loài cây: Sao, dầu rái, chiêu liêu, lim xẹt, bàng Đài Loan, gõ đỏ, chuông vàng, giáng hương, sanh, đủng đỉnh.

Tại cấp huyện, thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần đại biểu tham dự và khối đông tham gia do UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện.

Số lượng cây trồng tại lễ phát động của các huyện, thành phố khoảng 1.786 cây 02 năm tuổi, gồm các loài cây: Dầu rái, sao, giáng hương, bằng lăng, sưa, cẩm lai.

Các đơn vị đăng ký cây giống năm 2024 từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, chủ động tổ chức triển khai trồng cây phân tán phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Số lượng cây giống: Khoảng 4.220 cây 01 năm tuổi. Loài cây: Dầu rái, sao, giáng hương.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động huy động vốn từ xã hội hóa, tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh tại các khu vực công cộng...

Kế hoạch 

5/14/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, Lễ phát động, Tết trồng cây, đời đời, nhớ ơn, Bác Hồ, năm 2024665-ke-hoach-to-chuc-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
425.00
121,000
0.00
121000
0
Thông báo về việc thực hiện các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông báo về việc thực hiện các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
   
TTĐT - Ngày 10-6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (UBND tỉnh) vừa có Thông cáo báo chí gửi các cơ quan báo chí về việc "Thực hiện các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương".
  
Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo, phân công các ngành, các cấp tập trung giúp đỡ, hỗ các doanh nghiệp bị thiệt hại khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất trở lại.
 
Cụ thể, 100% doanh nghiệp bị thiệt hại đã đi vào sản xuất, số lao động trở lại làm việc đạt 98%. Nhìn chung, các nhà đầu tư bị thiệt hại nhẹ đã tự khắc phục và hoạt động sản xuất trở lại ngay, không kiến nghị Nhà nước hỗ trợ. Riêng các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhà xưởng, tỉnh đã giải quyết cho thuê nhà xưởng trong các khu công nghiệp để sản xuất.
 
Về tiền bảo hiểm thiệt hại tài sản cho danh nghiệp, Bộ Tài chính và UBND tỉnh đã phối hợp thực hiện Trao tạm ứng tiền bồi thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại, có 113 doanh nghiệp được tạm ứng số tiền 114,7 tỷ đồng.
       
       
       
Đại diện Công ty bảo hiểm Fu Bon (Đài Loan) trao tạm ứng bồi thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp (Ảnh: Hoàng Phạm)
      
   
       
Đại diện Công ty bảo hiểm Bảo Việt trao tạm ứng bồi thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp (Ảnh : Hoàng Phạm)
     
 
      
 Đại diện Công ty bảo hiểm Bảo Minh trao tạm ứng bồi thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp (Ảnh: Hoàng Phạm)
      
 
 Vào ngày 18/6/2014, UBND tỉnh sẽ công bố (đợt 1) các doanh nghiệp được hỗ trợ, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ.
 
 Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, được các doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.
 
 Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thiệt hại đến nay đã từng bước ổn định, an ninh trật tự được giữ vững, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động.
 
Hoài Hương
6/10/2014 8:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1044-Thong-bao-ve-viec-thuc-hien-cac-giai-phap-giup-do-ho-tro-cac-doanh-nghiep-bi-thiet-hai-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vịCông bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị
     TTĐT - Thực  hiện Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đã được Ủy  ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014), ngày 23-5-2014, Sở Tư pháp Bình Dương ban hành văn bản số 510/STP-KSTT về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn ...
  
Theo đó, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành quan tâm chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, cập nhật quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị để kịp thời xây dựng Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp theo quy định của pháp luật.
  
Phối hợp với Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) kiểm soát chất lượng nội dung dự thảo Quyết định công bố Bộ thủ tục hành chính trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai.
 
Đối với các Bộ thủ tục hành chính đã được công bố, công khai, các đơn vị phải kịp thời cập nhật vào Trang tin điện tử Bình Dương và của đơn vị để phục vụ cá nhân, tổ chức trong việc tra cứu, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính.
 
Các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng chương trình làm việc, đăng ký thời gian trước ngày 06 tháng 6 năm 2014, Sở Tư pháp sẽ cử chuyên viên hỗ trợ nghiệp vụ trong quá trình tổ chức thực hiện.
 
Để phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các đơn vị chủ động liên hệ với cán bộ phụ trách qua số điện thoại: 06503.835.029
  
Hoài Hương
5/29/2014 3:47 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1566-Cong-bo-TTHC-thuoc-tham-quyen-giai-quyet-cua-cac-don-viThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương Hướng dẫn tuyên truyền về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018Bình Dương Hướng dẫn tuyên truyền về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018
    
TTĐT - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018 sẽ được tổ chức từ ngày 27 - 30/7/2013 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động và khẳng định vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
   
Thực hiện Hướng dẫn số 86-HD/BTGTW ngày 29 tháng 6 năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Hướng dẫn số 50-HD/TG ngày 05/7/2013 tuyên truyền
 
Theo đó, tuyên truyền nội dung về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, cụ thể, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Kết luận số 23-KL/TW ngày 08/4/2008 của Bộ Chính trị về “Những công việc cần cụ thể hoá để triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương (khóa X), phân công chỉ đạo chuấn bị và thời gian hoàn thành các đê án", Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 24/02/2012 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
 
Tuyên truyền về vị trí vai trò, sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam qua 10 kỳ đại hội; những thành tựu nổi bật của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhấn mạnh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và hoạt động Công đoàn.

    
Chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, ngày 20-22/3/2013, tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018. Dịp này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã trao tặng bức Trướng với nội dung “Tổ chức Công đoàn đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động vì sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương”.    
 
Phản ánh kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2008 - 2013. Giới thiệu những mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả. Biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương tập thế, cá nhân cán bộ Công đoàn tiêu biểu, xuất sắc, CNVCLĐ giỏi, có thành tích nổi bật trong sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các phong trào thi đua yêu nước và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
 
Tuyên truyên mục đích, ý nghĩa, chủ đề, tầm quan trọng của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội, các phong trào thi đua, các hoạt động, công trình, sản phẩm của CNVCLĐ, các cấp Công đoàn cả nước chào mừng Đại hội. 
  
Phản ánh diễn biến, kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, phương hướng hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ nhiệm kỳ 2013 - 2018, hoạt động quán triệt, triển khai Nghị quyết ngay sau Đại hội.
  
  
A. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
  
1. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
  
Họp từ ngày 1/1950 đến ngày 15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự Đại hội có trên 200 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: “ Động viên công nhân viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
 
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá I gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
   
2. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II
  
Họp từ ngày 23/2/1961 đến ngày 27/2/1961 tại Trường Thương nghiệp, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 752 đại biểu. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
  
Mục tiêu của Đại hội là: "Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sàn xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
  
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá II gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
 
3. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III
   
Họp từ ngày 11/2/1974 đến ngày 14/2/1974 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu.
    
Mục tiêu của Đại hội là: Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá III, nhiệm kỳ 1974-1978 gồm 71 ủy viên. Đoàn Chủ tịch gồm 21 ủy viên, Ban Thư ký gồm 09 ủy viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được bầu làm Chủ tịch danh dự. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
  
4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV
  
Họp từ ngày 8/5/1978 đến ngày 11/5/1978 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 962 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: "Động viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá IV, nhiệm kỳ 1978 -1983 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 12 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch.
   
5. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V
   
Họp từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 949 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: “Đệng-viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
   
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá V, nhiệm kỳ 1983 -1988 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu là Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Tháng 2/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch.
  
6. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI
  
Họp từ ngày 17/10/1988 đến ngày 20/10/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 834 đại biểu. Đại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
   
Mục tiêu của Đại hội là: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”".
   
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VI, nhiệm kỳ 1988 - 1993 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch.
  
7. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII
   
Họp từ ngày 9/11/1993 đến ngày 12/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có hơn 600 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VII nhiệm kỳ 1993-1998 gồm 125 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm Chủ tịch.
   
8. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII
   
Họp từ ngày 3/11/1998 đến ngày 6/11/1998 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 897 đại biểu.
  
Mục tiêu của Đại hội là: “Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì việc làm, đời sổng, dân chủ và công băng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; tích cực tham gia xây dựng Đáng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy nội lực phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cồng bằng, dân chủ, vãn minh" theo con đường xã hội chù nghĩa”.
    
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỳ 1998 - 2003 gồm 145 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch.
 
9. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX
 
Họp từ ngày 10/10/2003 đến ngày 13/10/2003 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu.
  
Mục tiêu của Đại hội: “ Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong SỊỉ nghiệp công nghiệp hoả, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cổ và phát triến sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân VỚI giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quà trong công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản ỉỷ, chăm lo, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đom viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thẳng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tể xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX, nhiệm kỳ 2003 - 2008 gồm 150 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 19 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu lảm Chủ tịch. Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch.
 
10. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X
   
Họp từ ngày 2đến ngày 5/11/2008 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 985 đại biểu.
    
Mục tiêu Đại hội là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lẩy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng của đoàn viên, công nhăn, viên chức, lạo động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
    
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X (2008 - 2013) gồm 160 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử Chủ tịch.
  
Hoài Hương
7/21/2013 10:31 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết849-Binh-Duong-Huong-dan-tuyen-truyen-ve-Dai-hoi-Cong-doan-Viet-Nam-lan-thu-XI-nhiem-ky-2013-2018Thông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, theo dõi, tham mưu UBND tỉnh trong quá trình thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định Đông Nam bộ là vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh; vùng biển ven bờ của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 9%/năm, trong đó TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 8,5 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 đô la Mỹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41 - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45 - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2 - 3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10-11%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 35 - 40%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 56%.​

Về xã hội: Phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống khoảng 5% trong tổng số lao động làm việc; phấn đấu đạt 35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 95%; phấn đấu đạt 450 sinh viên đại học trên 10.000 dân; có 02 - 03 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới…

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, bao gồm khoảng 850 km đường bộ cao tốc, các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng tru​ng chuyển quốc tế, các cảng hàng không, đường thủy nội địa; phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quốc phòng, an ninh: Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, nhất là tại khu vực biên giới, biển, đảo; bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triền kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh…

Tầm nhìn đến năm 2050, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao, tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á; môi trường sinh thái được bảo vệ, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế xanh, cacbon thấp. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 đô la Mỹ.

Văn bản ​​

5/16/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, Quy hoạch, vùng, Đông Nam bộ, thời kỳ, 2021-2030, tầm nhìn, năm 2050901-trien-khai-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
799.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2021-2022.

STTTên sáchTên tác giảNhà xuất bản
1

Tiếng Việt 1

(Tập 1, 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2Toán 1Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
3​Đạo đức 1Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4Tự nhiên và Xã hội 1Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5Hoạt động trải nghiệm 1Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6Âm nhạc 1Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Mĩ thuật 1Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Giáo dục thể chất 1Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
9Tiếng Anh 1Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
10

Tiếng Việt 2

(Tập 1, tập 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương,  Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11

Toán 2

( Tập 1, tập 2)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường,  Bùi Bá Mạnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
12Đạo đức 2Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13Tự nhiên và Xã hội 2Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14Hoạt động trải nghiệm 2Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên); Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên); Nguyễn Hồng Kiên; Nguyễn Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Hà Liên; Vũ Phương Liên; Nguyễn Hà My; Lại Thị Yến Ngọc; Đặng Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Huyền Trang; Trần Thị Quỳnh Trang; Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15Âm nhạc 2Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên); Tạ Hoàng Mai Anh; Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
16Mĩ thuật 2Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
17Giáo dục thể chất 2Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên); Phạm Đông Đức (Chủ biên); Nguyễn Duy Linh; Phạm Tràng Kha Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18Tiếng Anh 2Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19

Toán 6

(Tập 1, tập 2)

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức QuangNhà xuất bản Đại học Sư phạm
20

Ngữ văn 6

(Tập 1, tập 2)

Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc ThúyNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
21Tiếng Anh 6Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên)Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22Giáo dục công dân 6Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23Lịch sử và Địa lí 6Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn TrungNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
24Khoa học tự nhiên 6Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc ThắngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
25Tin học 6Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị MaiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
26Giáo dục thể chất 6Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn ThànhNhà xuất bản Đại học Sư phạm
27

Nghệ thuật

(Âm nhạc 6)

Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
28

Nghệ thuật

(Mĩ thuật 6)

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
29Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình VănNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
30​Công nghệ 6Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn SỹNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam​
Văn bản
5/12/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, sách giáo khoa, lớp 1, lớp 2, lớp 6, sử dụng, cơ sở, giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022873-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-1-lop-2-va-lop-6-su-dung-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong-tu-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,263.00
121,000
0.00
121000
0
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình DươngPhê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 49/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 08/12/2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

​Theo đó, Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành là trục cao tốc Bắc Nam của tỉnh Bình Dương, Bình Phước (trục xuyên tâm cắt qua đường Vành đai 4, Vành đai 3, dẫn đến đường Vành đai 2 thành phố Hồ Chí Minh), nối tiếp tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Do đó, tuyến cao tốc này có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Hướng tuyến phù hợp với hướng tuyến đã được Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBND tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021. Cụ thể, từ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh tuyến đi trùng ĐT.743, ĐT.747 tới trước cầu Khánh Vân, sau đó chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại, đi men Suối Cái và song song với ĐH.409; tuyến cắt ĐT.747A tại Cổng Xanh, sau đó đi song song và giao cắt với ĐT.741, cắt đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, lên xã An Long huyện Phú Giáo đến ranh tỉnh Bình Phước.

Điểm đầu tại Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh thuộc địa phận thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương. Điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (Km52 +247 theo lý trình dự án).

Tổng chiều dài tuyến khoảng 45,747 km.

Quy mô: Đường cao tốc; vận tốc thiết kế: 100 Km/h; loại, cấp công trình: Công trình giao thông cấp I. 

Địa điểm: Qua địa giới hành chính các huyện, thành phố: Thuận An, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương. 

Thời gian dự kiến chuẩn bị và thi công: giai đoạn 2023 - 2027.

Dự kiến nhu cầu sử dụng đất khoảng 322,5 hecta. 

Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 17.408,39 tỷ đồng.

Nghị quyết số 49/NQ-HĐND​​

12/15/2023 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhe duyệt, chủ trương, đầu tư, dự án, đường cao tốc, thành phố, Hồ Chí Minh, Chơn Thành, Bình Dương763-phe-duyet-chu-truong-dau-tu-du-an-duong-cao-toc-thanh-pho-ho-chi-minh-chon-thanh-doan-qua-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
487.00
121,000
0.00
121000
0
Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015
TTĐT - Ngày 15/9/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2648/QĐ-UBND phê duyệt Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015.
Mục tiêu chung của dự án là xây dựng các mô hình doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; các công cụ cải tiến năng suất chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; hướng dẫn tra cứu thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, thông tin về sở hữu công nghiệp ứng dụng vào thực tế sản xuất, nhân rộng các mô hình điển hình tiến đến hình thành phong trào năng suất chất lượng.
 
Đồng thời tuyên truyền về mô hình năng suất chất lượng để nâng cao được nhận thức của doanh nghiệp, nâng cao phát triển nguồn nhân lực, nhân rộng tạo thành phong trào năng suất chất lượng, tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lượng các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp của tỉnh.
 
Cụ thể, xây dựng 50 doanh nghiệp (trong đó chọn 15-20 sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp có tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh) trở thành mô hình doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, một số công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với doanh nghiệp (5S, QCC, 7 công cụ, Kaizen, GHK, TQM, Lean và các công cụ khác).
 
Trong 50 doanh nghiệp đó, có 15 doanh nghiệp có dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, 30 doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng Chất lượng Quốc gia và châu Á Thái Bình Dương, 50 doanh nghiệp được chứng nhận và công bố hợp chuẩn.
 
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đề ra những biện pháp thực hiện, đó là: huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia dự án để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng tiêu chuẩn, chứng nhận và công bố hợp chuẩn sản phẩm, đào tạo, tư vấn áp dụng các mô hình, các công cụ cải tến năng suất chất lượng…; đào tạo 15 cán bộ, công chức viên chức của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và một số sở, ngành trở thành chuyên gia nòng cốt có khả năng tư vấn và đánh giá đối với các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống, các công cụ năng suất chất lượng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất, chất lượng; áp dụng các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
 
Mai Xuân
9/26/2011 8:55 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1642-Du-an-nang-cao-nang-suat-va-chat-luong-san-pham-hang-hoa-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2011-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình DươngCải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 

Theo đó, các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của đơn vị, hoàn thành trong quý I/2019. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh; thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về điều kiện kinh doanh đã thực hiện trong năm 2018; tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup).

 Trong quá trình triển khai thực hiện, trước ngày 10 của tháng cuối quý và trước ngày 10/12, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện trong quý và cả năm của Nghị quyết 02/NQ-CP và Kế hoạch này, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ theo quy định.

Kế hoạch ​​​

2/22/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCải thiện, môi trường, kinh doanh, nâng cao, năng lực, cạnh tranh, quốc gia, định hướng, năm 2021223-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-nam-2019-va-dinh-huong-den-nam-2021-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
332.00
121,000
0.00
121000
40,172,000
/PublishingImages/2019-02/Tin 6 - Cai thien moi truong kinh doanh.mp3
Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại các làng nghềTăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại các làng nghề
 
TTĐT - Căn cứ Công văn số 3448/BYT-MT nagfy 28/5/2015 của Bộ Y tế, ngày 19-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1966/QĐ-UBND về việc “Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại các làng nghề”.
 
Theo đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề và xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường bảo vệ sức khoẻ người dân.
 
Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, khám sức khoẻ cho người dân và người lao động tại các làng nghề; điều tra xác định các yếu tố nguy cơ có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt từ các trạm cấp nước tập trung, cách làm sạch và đảm bảo vệ sinh các bể chứa nước ăn uống, sinh hoạt.
 
 Hoài Hương
6/23/2015 9:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1299-Tang-cuong-cham-soc-suc-khoe-cho-nguoi-dan-tai-cac-lang-ngheThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 16 và các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 16 và các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19

TTĐT - ​Thực hiện Công văn hỏa tốc số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 137-TB/TU ngày 17/7/2021 của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh trong 14 ngày, kể từ 0 giờ ngày 19/7/2021 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.  

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (phải có thẻ công chức, viên chức hoặc giấy chứng minh nơi làm việc) và các trường hợp khẩn cấp khác do Sở Y tế hướng dẫn; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi giao tiếp; không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. 

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng các đơn vị có liên quan căn cứ các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 để khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện tại từng đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chú trọng thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 15/7/2021; chỉ đạo của UBND tại các Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2021, số 11/CT-UBND ngày 25/6/2021, số 12/CT-UBND ngày 05/7/2021 và các văn bản hướng dẫn việc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc luân phiên, giảm tối đa số lượng người làm việc tập trung tại trụ sở cơ quan và thực hiện giải quyết công việc trực tuyến tại nhà nhưng vẫn phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dừng các hoạt động hội, họp không cần thiết; trường hợp phải tổ chức họp thì tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế cùng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc của đơn vị mình và để cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

Ngành Y tế, lực lượng vũ trang bố trí trực chiến 100% quân số. Các cơ quan thuộc các đơn vị hoạt động công ích, phục vụ thiết yếu và các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh căn cứ tình hình thực tế để bố trí cán bộ làm việc phù hợp, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp quản lý địa giới hành chính của mình triển khai thành lập mới các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tới tận khu phố, ấp; chủ động có biện pháp cấp thẻ, phiếu đi lại cho người dân có nhu cầu thật sự cần thiết phải ra ngoài. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, nhắc nhở, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo quy định và việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, đặc biệt phải kiên quyết không để "chặt ngoài, lỏng trong" ở các khu phong tỏa, cách ly; phối hợp với ngành Công Thương trong việc cung cấp hàng hóa thiết yếu.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị, địa phương chỉ đạo hạn chế tối đa việc di chuyển giữa các địa bàn, khu vực; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, dịch vụ bưu chính, viễn thông, xe đưa đón công nhân và chuyên gia của các doanh nghiệp (áp dụng "01 cung đường, 02 địa điểm"), chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, ứng cứu thông tin nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện kết nối lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, ổn định giá cả các mặt hàng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để vi phạm các quy định pháp luật; không được để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường… trong thời gian này. Tạm dừng tất cả hoạt động của chợ tự phát đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ các chợ truyền thống nếu đáp ứng đủ điều kiện hoạt động (nơi nào không đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch hiệu quả thì dừng hoạt động); đối với các siêu thị, trung tâm thương mại phải nâng mức độ chống dịch lên mức cao nhất, thường xuyên khử khuẩn, giảm, giãn sự tập trung khi mua sắm… đảm bảo an toàn cho công tác phòng, chống dịch. 

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch ở trạng thái cao nhất theo Kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm đảm bảo Kế hoạch cách ly tập trung (50.000 và 100.000 người) và điều hành hiệu quả công tác này, không để bị động, lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly tập trung.

Công an tỉnh huy động toàn lực lượng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả trên từng địa bàn; tăng cường chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống tội phạm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an ninh trật tự, vi phạm trong việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của mình và các quy định của Trung ương, của tỉnh phải chủ động, quyết liệt, sâu sát trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và chỉ cho phép hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở đáp ứng yêu cầu quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt phải đảm bảo phương án sản xuất "03 tại chỗ" hoặc thực hiện phương án "01 cung đường, 02 địa điểm" theo quy định, hướng dẫn của ngành Y tế; kịp thời ứng phó phù hợp, hiệu quả với tình huống xuất hiện các ca dương tính trong từng doanh nghiệp, không được bị động dẫn đến để dịch lây lan, mất kiểm soát.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cùng UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan chủ động thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả đúng đối tượng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg  và Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh.

​Văn bản ​​​

7/18/2021 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtgiãn cách, Chỉ thị 16, toàn xã hội, 14 ngày, 0 giờ, 19/7/2021633-binh-duong-thuc-hien-gian-cach-xa-hoi-14-ngay-theo-chi-thi-16-va-cac-bien-phap-cap-bach-phong-chong-dich-benh-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
1,664.00
121,000
0.00
121000
0
Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tửHỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sàn TMĐT tham gia kế hoạch để hỗ trợ hộ SXNN quảng bá sản phẩm nông nghiệp, giao dịch mua, bán trên sàn TMĐT, bao gồm:  Sàn postmart.vn - Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Sàn voso.vn - Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel; Sàn binhduongtrade.vn, foodmap,... tham gia hỗ trợ hộ SXNN quảng bá sản phẩm nông nghiệp, giao dịch mua, bán trên các sàn TMĐT.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nội dung về hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT; đăng ký tài khoản thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch trên sàn TMĐT; quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hộ SXNN tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT... để hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT.

Bên cạnh đó, hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn; mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, ổn định giá cả các mặt hàng nông sản, xây dựng thị trường nông sản minh bạch, giảm thiểu tình trạng "được mùa mất giá"; giúp người dân tại các địa phương khác trong nước và quốc tế có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh... Đồng thời, hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Phấn đấu hỗ trợ đưa số hộ SXNN có đủ điều kiện lên sàn TMĐT theo lộ trình như sau:

STTNội dungNăm 2021Năm 2022
1Số hộ có tài khoản thanh toán điện tử> 50%​> 60%
2Số hộ có gian hàng số trên sàn TMĐT> 40%> 50%


 Kế hoạch 

11/12/2021 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHỗ trợ, hộ sản xuất, nông nghiệp, sàn thương mại, điện tử241-ho-tro-dua-ho-san-xuat-nong-nghiep-len-san-thuong-mai-dien-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
479.00
121,000
0.00
121000
0
Thông báo về tình hình công nhân diễu hành gây mất trật tự trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông báo về tình hình công nhân diễu hành gây mất trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương
   TTĐT - Ngày 14 - 5, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương vừa có Thông cáo báo chí gửi các cơ quan báo chí về tình hình biểu tình quá khích của công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
    
Theo đó, trước tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, khoảng 16 giờ 00 chiều ngày 12/5/2014, tại Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương có khoảng 500 công nhân lao động đã diễu hành mang cờ, biểu ngữ bày tỏ sự phản đối việc gây hấn và xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc trên các tuyến đường trong khu công nghiệp. Đến khoảng 19 giờ 00 thì lực lượng này tự giải tán.
  
Đến sáng ngày 13/5/2014, khoảng 800 công nhân lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An, kết hợp với khoảng 5.000 công nhân của Công ty Giày Thông Dụng đóng trên địa bàn thị xã Thuận An, mang theo cờ Việt Nam và biểu ngữ tập trung diễu hành trên tuyến đường thuộc Khu công nghiệp VSIP I và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An để lôi kéo công nhân cùng diễu hành phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Lúc đầu, diễu hành diễn ra ôn hòa, tuy nhiên, vào khoảng 09 giờ 00 sáng, một số công nhân có dấu hiệu kích động, phá cổng các doanh nghiệp đột nhập vào bên trong, yêu cầu chủ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc và lôi kéo số công nhân này tham gia cổ vũ cho lực lượng diễu hành.
  
Số lượng người tham gia diễu hành ngày càng tăng (khoảng 19.000 người), chia làm nhiều nhóm tiến đến các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản… thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và lôi kéo công nhân nghỉ làm việc để tham gia diễu hành. Một số đối tượng đã kích động công nhân đập phá cổng, tường rào và tài sản của doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự. Thậm chí, có đối tượng lợi dụng tình hình hỗn loạn để cướp tài sản, đốt nhà xưởng, hành hung bảo vệ và chuyên gia.
   
Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo các ngành chức năng và các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng diễu hành tiếp diễn; đồng thời, ban hành Chỉ thị chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể triển khai các biện pháp để ổn định tình hình.
  
Theo báo cáo sơ bộ, đến 01 giờ 00 sáng ngày 14/5/2014, có hàng trăm doanh nghiệp bị đột nhập và phá hoại tài sản (trong đó, đa số là các doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc, Hàn Quốc); có khoảng 15 doanh nghiệp bị đốt nhà xưởng, thiệt hại nhiều tỷ đồng và dẫn đến nguy cơ hàng ngàn công nhân mất việc làm.
  
Để ngăn chặn tình hình đột nhập phá hoại, lấy cắp tài sản của các doanh nghiệp, một mặt, lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo huy động lực lượng công an của địa phương kết hợp với sự chi viện lực lượng của Bộ Công an, mặt khác, tỉnh đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung các lực lượng thực hiện tuyên truyền, vận động tại các khu vực tập trung đông công nhân diễu hành, các khu vực nhà trọ… để công nhân không tham gia vào các hoạt động diễu hành gây mất an ninh trật tự.
 
Đồng thời, UBND tỉnh đã kêu gọi tất cả mọi người hết sức bình tĩnh, kiềm chế; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tuyệt đối không nghe theo sự xúi giục, kích động của kẻ xấu dẫn đến vi phạm pháp luật;
    
Tỉnh đang chỉ đạo xử lý nghiêm khắc những đối tượng lợi dụng tình hình để gây rối, phá hoại tài sản của người dân, doanh nghiệp và của nhà nước; kiên quyết trấn áp những kẻ ép buộc người khác thực hiện những hành vi trái pháp luật; tập trung chỉ đạo nhanh chóng ổn định tình hình nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư và của công nhân lao động.
  
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương thông báo đến các cơ quan thông tin báo chí được biết, mong nhận được sự phối hợp của quý cơ quan trong công tác tuyên truyền liên quan đến tình hình nêu trên theo đúng quy định.
  
Hoài Hương
5/14/2014 10:19 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1956-Thong-bao-ve-tinh-hinh-cong-nhan-dieu-hanh-gay-mat-trat-tu-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức Chương trình “Học bổng KOCHAM - Nâng bước ước mơ” lần IITổ chức Chương trình “Học bổng KOCHAM - Nâng bước ước mơ” lần II
   TTĐT - Ngày 31-7, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 2579/UBND-NC về việc “Cho phép tổ chức Chương trình “Học bổng KOCHAM - Nâng bước ước mơ” lần II”.
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận cho Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và Chi hội Doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Chương trình “Học bổng KOCHAM - Nâng bước ước mơ” lần II, năm học 2015-2016 vào 09 giờ ngày 19/8/2015, tại Trung tâm Hội nghị và Sự kiện Lucky Square.
    
Học bổng do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tài trợ gồm 170 suất, tổng trị giá 510 triệu đồng. Trong đó, có 85 suất cho học sinh trung học phổ thông (4 triệu/suất) và 85 suất cho học sinh trung học cơ sở (2 triệu/suất) trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng, huyện Phú Giáo và huyện Dầu Tiếng.
        
   
Trao “Học bổng KOCHAM - Nâng bước ước mơ” lần I
   
Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn học sinh nhận học bổng theo tiêu chí: học sinh có thành tích học tập khá, giỏi và có hoàn cảnh khó khăn. Sở Ngoại vụ liên hệ, phối hợp tổ chức và thông báo đến cơ quan chức năng của tỉnh về nội dung, chương trình làm việc cụ thể.
     
Phương Chi
7/31/2015 4:42 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2033-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tếTăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
  
TĐTT - Ngày 04-6, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 1756/UBND-VX về việc “Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ”.
 
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện nghiêm nội dung liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp được giao tại mục 4 Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường thực hiện chính sách BHXH và bảo hiểm y tế”.
  
Giao BHXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nắm bắt và quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH, tập trung thực hiện các giải pháp tăng số đối tượng tham gia BHXH - hướng tới mục tiêu theo yêu cầu tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.
 
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật BHXH năm 2014; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích về những quy định mới của Luật BHXH năm 2014; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, trong đó tập trung vào các đơn vị cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để hằng năm trình HĐND quyết định. 
   
Hoài Hương
6/5/2015 10:02 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1285-Tang-cuong-thuc-hien-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-va-bao-hiem-y-teThông tin chỉ đạo, điều hành
Thực hiện quyết liệt các giải pháp để "xanh hoá" các địa phương phía BắcThực hiện quyết liệt các giải pháp để "xanh hoá" các địa phương phía Bắc

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo kết luận và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tại cuộc họp trực tuyến ngày 22/8/2021 đánh quá kết quả thực hiện Kế hoạch xây dựng "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19 đưa Bình Dương trở về trạng thái "bình thường mới" tại các huyện, thị xã phía Bắc.

Theo đó, UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực của các huyện, thị xã: Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng và Bến Cát trong việc quán triệt hiệu quả các chủ trương của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, triển khai thực hiện những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để xây dựng "vùng xanh", góp phần đạt được những kết quả quan trọng trong việc ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng; làm cơ sở để các địa phương có th áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng phù hp với tình trạng "Bình thường mới"; tạo tiền đề để người dân và doanh nghiệp trên địa bàn từng bước ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh doanh trong điều kiện có kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh và đảm bảo an toàn.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương căn cứ "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19", các định hướng của Tiến sĩ Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bình Dươngvà tình hình, điều kiện thực tế của địa phương để xem xét, chủ động và tự quyết định các biện pháp hành chính tương ứng (cân nhắc áp dụng "Chỉ thị 16-" hoặc "Chỉ thị 15+" tại các vùng xanh). Đồng thời, rà soát xem xét cho phép một số ngành nghề kinh doanh, các chợ truyền thống hoạt động trở lại nếu đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, tích cực huy động hệ thống chính trị vào cuộc để giữ vững thành quả "vùng xanh", cần lưu ý củng cố hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng. Đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của vùng xanh, vùng an toàn, tránh dịch bùng phát trở lại. Đối với các "điểm đỏ", "khu đỏ" trong "vùng xanh" phải tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và kết hợp xét nghiệm tầm soát, bóc tách F0 để "xanh hóa" địa bàn; tiếp tục tăng cường công tác chốt chặn, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện hiệu quả các biện pháp tuần tra quản lý chặt chẽ người, phương tiện lưu thông qua đường mòn, lối mở, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh khẩn trương phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương nghiên cứu, sớm có hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp tại các địa phương "vùng xanh" trong lưu thông và hoạt động trên địa bàn cho phù hợp với tình hình mới; phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Giao huyện Dầu Tiếng (còn 2 vùng vàng, 2 vùng cam), huyện Bàu Bàng (4 vùng vàng) và huyện Phú Giáo (2 điểm cam, 7 điểm vàng) khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể để thực hiện đạt mục tiêu "xanh hóa" hoàn toàn trước ngày 31/8/2021. Giao huyện Bắc Tân Uyên (còn 3 vùng vàng, vùng 2 đỏ) phấn đấu đến 31/8/2021 không còn vùng đỏ trên địa bàn.

Thị xã Bến Cát còn tồn tại nhiều vùng nguy cơ (03 vùng đỏ, 05 vùng cam, 13 vùng vàng), Ban Chỉ đạo thị xã phải tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ để đến 31/8/2021 không còn vùng đỏ trên địa bàn và tăng tối đa vùng xanh. Đẩy mạnh triển khai công tác lấy mẫu, xét nghiệm đảm bảo trả kết quả kịp thời và tăng cường công tác xét nghiệm tầm soát tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với các khu vực vùng xanh, cần xác định việc phục hồi sản xuất là nhiệm vụ quan trọng; yêu cầu triển khai xây dựng mô hình 3 xanh gồm "Nhà máy xanh", "Nhà trọ xanh", "Công nhân xanh", để đưa việc sản xuất trở lại tình trạng "bình thường mới", đảm bảo phòng, chống dịch.

Giao UBND cấp huyện hướng dẫn cho doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Ban Quản lý Khu công nghiệp hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Trước mắt, các huyện khẩn trương chọn doanh nghiệp để làm thí điểm, rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tiến hành tiêm ngừa dứt điểm cho công nhân của các doanh nghiệp "3 tại chỗ" trong khu công nghiệp, hoàn thành trước 30/8/2021.

Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng phương án tiêm vắc xin trong thời gian tới, đảm bảo tiêm đúng tiến độ, đúng đối tượng, lưu ý các đối tượng ưu tiên.

Các các huyện, thị xã xác định công tác đầu tư công là nhiệm vụ rất quan trọng sau khi "xanh hóa" địa bàn, là động lực để thúc đẩy kinh tế. Từ đó chủ động xây dựng phương án, kịch bản cụ thể, phù hợp, khả thi để thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án đầu tư công đã được bố trí vốn.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ chuyển các trường hợp F0 được phát hiện trong quá trình tầm soát tại các huyện phía Nam thuộc "vùng đỏ" lên các cơ sở điều trị ở các huyện phía Bắc - đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trọng quá trình phòng, chống dịch; vì vậy các huyện, thị xã thuộc khu vực "vùng xanh" chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác hỗ trợ.

Thông báo​ 

8/26/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThực hiện, quyết liệt, giải pháp, xanh hoá, địa phương, phía Bắc573-thuc-hien-quyet-liet-cac-giai-phap-de-xanh-hoa-cac-dia-phuong-phia-baThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,065.00
121,000
0.00
121000
0
Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 nghiêm túc, hiệu quảChuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 nghiêm túc, hiệu quả

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 (gọi tắt là Kỳ thi) tại tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Quy chế thi và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kỳ thi phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND  huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và những nội dung được sửa đổi, bổ sung của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đến học sinh và cha mẹ học sinh được biết. Đồng thời phổ biến, quán triệt cho toàn thể giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 được rõ Quy chế thi tốt nghiệp, Quy chế tuyển sinh đại học năm 2024 và các quy định khác liên quan đến Kỳ thi. Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức ôn tập cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi; hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng; giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến Kỳ thi.

Song song đó, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, bảo đảm thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và ôn tập cho học sinh trong các trường phổ thông thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng phương án huy động đội ngũ, cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo; tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cho cán bộ, giáo viên tham gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả; bố trí các nguồn lực thực hiện các khâu của Kỳ thi theo đúng quy chế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức Kỳ thi, bố trí các điểm thi bảo đảm thuận lợi cho thí sinh, cán bộ, giáo viên làm công tác thi; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, trật tự; bảo đảm việc đi lại, ăn nghỉ, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi tại các điểm thi…

Chỉ thị ​

4/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChuẩn bị, điều kiện, đảm bảo, tổ chức, Kỳ thi, tốt nghiệp, trung học phổ thông, năm 2024, nghiêm túc, hiệu quả304-chuan-bi-tot-cac-dieu-kien-dam-bao-to-chuc-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2024-nghiem-tuc-hieu-quThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
535.00
121,000
0.00
121000
0
Phê duyệt Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 – 2015Phê duyệt Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 – 2015
TTĐT – Ngày 17/10/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3070/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu chung của Đề án nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới ổn định, cân bằng giới tính khi sinh. Các mục tiêu cụ thể, gồm: tăng cường cung cấp thông tin về giới tính và mất cân bằng giới tính khi sinh; thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh; khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất.
 
Các nội dung hoạt động để thực hiện các mục tiêu bao gồm: nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách pháp luật về giới và giới tính khi sinh; các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất; tổ chức các hội thảo để xây dựng và triển khai Đề án; công tác tổ chức kiểm tra và công tác sơ, tổng kết.
 
 
Việc chọn giới tính trước khi sinh sẽ gây tình trạng mất cân bằng giới tính (Ảnh có tính chất minh họa)
 
 
Giao Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý điều hành Đề án tỉnh; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản lý điều hành Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính giai đoạn 2011-2015 của tỉnh. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh làm cơ quan thường trực của Ban quản lý điều hành Đề án tỉnh, làm đầu mối tổng hợp giúp Sở Y tế trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị thành viên của Ban quản lý điều hành triển khai thực hiện Đề án.
 
Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch kinh phí địa phương trong cả giai đoạn 2011-2015 và hàng năm dành cho những hoạt động cần thiết do Ban quản lý điều hành Đề án tỉnh đề xuất nhằm đảm bảo thực hiện tốt Đề án. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị y tế Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, các sở ,ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các đơn vị y tế và đơn vị dân số các cấp để triển khai hoạt động theo các mục tiêu của Đề án. UBND các huyện, thị Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các nội dung Đề án trên địa bàn huyện, thị.
 
Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2011 – 2015 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 8,6 tỷ đồng.
 
 
Thiên Bình
10/21/2011 7:40 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1804-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việcXử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm…

Kế hoạch ​​​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử lý, ngăn chặn, tình trạng, nhũng nhiễu, gây, phiền hà, người dân, doanh nghiệp, giải quyết, công việc262-xu-ly-ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-gay-phien-ha-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-trong-giai-quyet-cong-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next