Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

 
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Đề án "Xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, giai đoạn 2023 - 2030" (gọi tắt là Đề án).

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

​ 

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 .

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

​Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... Cương quyết ngăn chặn tụ tập điều khiển xe chạy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biện pháp trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải ứng trực thường xuyên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt gắn chặt với hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, sẵn sàng giải tỏa, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng, phương tiện và tai nạn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. 

Đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước; rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công xây dựng. Các trạm thu phí cầu, đường bộ (B.O.T) phải có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí...

Văn bản ​

4/26/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, nghỉ lễ, 30/4, 01/5535-tang-cuong-kiem-soat-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-30-4-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
557.00
121,000
0.00
121000
0
Không để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháyKhông để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới.

 

​Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và Kế hoạch số 1210/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương phải coi trọng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, xác định đây là nhiệm vụ chính phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; nhân rộng các mô hình, cách làm hay, điển hình về PCCC hoạt động hiệu quả; các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh dành thời lượng phù hợp, ưu tiên khung giờ nhiều người theo dõi để tuyên truyền công tác PCCC và cứunạn, cứu hộ (CNCH).

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng nhất là hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ nhiều căn hộ có nhiều tầng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định pháp luật về PCCC, chây ỳ, không kịp thời khắc phục vi phạm; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc cấp phép hoạt động đối với dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, rà soát nhiệm vụ xây dựng Đề án Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương và thống nhất, đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ về bảo đảm giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, CNCH trên địa bàn.

Kế hoạch ​​

4/4/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxảy ra, tình trạng, công trình, xây dựng, cơ sở, tuân thủ, quy định, phòng cháy, chữa cháy792-khong-de-xay-ra-tinh-trang-cac-cong-trinh-xay-dung-co-so-khong-tuan-thu-quy-dinh-ve-phong-chay-chua-chaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
471.00
121,000
0.00
121000
0
Tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhiTham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

Theo đó, Đề án hướng đến các đối tượng là thanh thiếu nhi có nguy cơ cao, thanh niên công nhân và lao động trẻ, thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đề án được triển khai nhằm mục tiêu phấn đấu đạt 100% xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong khu nhà trọ thông qua việc xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả lực lượng cộng tác viên tuyên truyền và phòng, chống ma túy tại các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ; 100% xã, phường, thị trấn thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả ít nhất 01 "Câu lạc bộ Bạn đồng hành" hỗ trợ, giúp thanh niên có nguy cơ cao, thanh niên sau cai nghiện, đồng thời định kỳ hàng năm giúp đỡ ít nhất cho 01 thanh thiếu niên trong đối tượng này tiến bộ và hòa nhập cộng đồng; xây dựng và vận hành hiệu quả chuyên mục cấp tỉnh "Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi" trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội của Đoàn và qua các chương trình truyền hình, phát thanh.

Đồng thời, phấn đấu 100% Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng (trực tiếp, trực tuyến) về tác hại của tệ nạn ma túy, pháp luật và kỹ năng phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi; 100% Đoàn cấp huyện chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng ít nhất 01 hình thức, cách làm hiệu quả về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi trên địa bàn.

Định kỳ, các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động "Thắp sáng niềm tin" tại các cơ sở cai nghiện ma túy, các câu lạc bộ Bạn đồng hành, các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ, trong đó: Đoàn cấp tỉnh tổ chức 02 hoạt động/năm ở các cơ sở cai nghiện ma túy; Đoàn cấp huyện tổ chức 01 hoạt động/quý và Đoàn cấp xã tổ chức định kỳ "hàng tháng".

Kế hoạch 

5/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTham gia, tuyên truyền, ma túy, thanh thiếu nhi154-tham-gia-tuyen-truyen-va-phong-chong-ma-tuy-cho-thanh-thieu-nhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
437.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình DươngKế hoạch xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức liên quan trong công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 482/KH-UBND về việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, Sở Tư pháp và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về hương ước, quy ước và nội dung hương ước, quy ước trên địa bàn; tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế những hương ước, quy ước vi phạm pháp luật, trái với đạo đức, truyền thống và thuần phong mỹ tục, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật mới được Quốc hội thông qua. Tham gia các hội thảo, tọa đàm góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sở Tư pháp phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường quản lý Nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn; tham gia giám sát, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện hương ước, quy ước gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xây dựng nông thôn mới.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Trong đó, chú trọng thẩm định, phê duyệt các bản hương ước, quy ước bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật, phù hợp với tinh thần bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013, Chỉ thị số 24/1998/CT- TTg; bố trí kinh phí phù hợp cho các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu triển khai công tác quản lý về xây dựng, thực hiện quy ước trên địa bàn; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn hỗ trợ các khu phố, ấp, Tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định, đặc biệt cần huy động sự tham gia của người dân trên địa bàn góp ý dự thảo hương ước, quy ước.

Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước vào quý IV năm 2017.

2/27/2017 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtUBND tỉnh Bình Dương, Kế hoạch, xây dựng, thực hiện, hương ước, quy ước, năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bình Dương369-ke-hoach-xay-dung-thuc-hien-huong-uoc-quy-uoc-nam-2017-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Bình Dương phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%Bình Dương phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023 – 2025 (gọi tắt là Chương trình).

Theo đó, Chương trình được triển khai đến các đối tượng là hộ nghèo  hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được UBND cấp  công nhận thoát nghèo); ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn; các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án mô hình giảm nghèo.

Chương trình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu 0,3% mỗi năm và đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn dưới 1%; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Chương trình cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế; giảm ít nhất 50% số trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo bị suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 2,3% xuống còn 1,2%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ học nghề phù hợp; tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt trên 60%, giảm ít nhất 50% số hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về phương tiện để tiếp cận thông tin và được sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet…

11/17/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, đến 2025, tỷ lệ, hộ nghèo, dưới, 1%778-binh-duong-phan-dau-den-2025-ty-le-ho-ngheo-con-duoi-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
517.00
121,000
0.00
121000
0
Hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình DươngHướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các cơ sở thực hiện xã hội hóa là các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa; các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đáp ứng các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại các Quyết định số: 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013, 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 để được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa.

Trình tự thực hiện xã hội hóa như sau: Nhà đầu tư liên hệ sở quản lý chuyên ngành về dự án xã hội hóa mà nhà đầu tư quan tâm; đồng thời có văn bản nêu rõ nội dung đề nghị đầu tư dự án cụ thể. Sở quản lý chuyên ngành tham mưu UBND tỉnh lựa chọn nhà đầu tư. Sau khi UBND tỉnh quyết định chọn nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa, nhà đầu tư liên hệ sở quản lý chuyên ngành thực hiện thủ tục xác nhận cơ sở thực hiện xã hội hóa đạt yêu cầu loại hình, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định; nhà đầu tư liên hệ các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện dự án. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, cơ sở thực hiện xã hội hóa gửi văn bản thông báo dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để cơ quan thuế xem xét, ra quyết định miễn, giảm tiền thuê đất chính thức và các chính sách thuế khác theo quy định.

Văn bả​n 

3/7/2019 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxã hội hóa514-huong-dan-trinh-tu-thuc-hien-xa-hoi-hoa-theo-nghi-dinh-69-2008-nd-cp-59-2014-nd-cp-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
450.00
121,000
121,000.00
121000
54,450,000
/PublishingImages/2019-03/Huong dan trinh tu thuc hien XHH.mp3
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thông tin đối ngoạiNâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thông tin đối ngoại

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại tỉnh Bình Dương năm 2024.

​Theo đó, Kế hoạch triển khai nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thông tin đối ngoại, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại; tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại; hoàn thành tốt các nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2024, nâng cao hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng; tranh thủ hơn nữa sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội, cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài đối với đất nước và địa phương nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội năm 2024.

Bên cạnh đó, tăng cường gắn kết giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, đưa thông tin về Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng ra thế giới một cách chính xác, kịp thời, hiệu quả; song song đó đưa thông tin về tình hình thế giới vào Bình Dương có chọn lọc, phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, văn hóa Việt Nam; tập trung thông tin tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với quan hệ đối ngoại của địa phương trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, tạo cơ sở để các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương chủ động xây dựng các nội dung thực hiện có hiệu quả và toàn diện các hoạt động thông tin đối ngoại trong năm 2024.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu, dự báo tình hình trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, nhất là tình hình Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp, khó lường và tình hình trong nước có nhiều thuận lợi, thách thức đan xen. Kịp thời xử lý thông tin, chủ động tuyên truyền đối ngoại, định hướng dư luận, đấu tranh phản bác, ngăn chặn thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch nhằm phá hoại uy tín, hình ảnh đất nước và của tỉnh. Chấp hành nghiêm chế độ bảo ​mật thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động thông tin đối ngoại theo các quy định hiện hành.

Kế hoạch ​

3/8/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNâng cao, hiệu quả, chất lượng, công tác, thông tin, đối ngoại539-nang-cao-hieu-qua-chat-luong-cong-tac-thong-tin-doi-ngoaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
487.00
121,000
0.00
121000
0
Hội nghị tiếp xúc các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đầu tư trong nước diễn ra vào ngày 03/8/2022Hội nghị tiếp xúc các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đầu tư trong nước diễn ra vào ngày 03/8/2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tiếp xúc các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đầu tư trong nước năm 2022.

Hội nghị sẽ diễn ra 01 buổi vào ngày 03/8/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Trin lãm tỉnh Bình Dương.

Thông qua hội nghị, lãnh đạo tỉnh sẽ thông báo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tình hình thu hút đầu tư trong nước và những chủ trương, chính sách của tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư; tình hình hoạt động của các hiệp hội ngành hàng; đồng thời lắng nghe ý kiến, đề xuất của các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

Thành phần tham dự dự kiến 180 người gồm lãnh đạo tỉnh và các khách mời thuộc khối ngân hàng và các doanh nghiệp thuộc các hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh…

Kế hoạch 

8/2/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHội nghị, tiếp xúc, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, đầu tư, diễn ra, ngày 03/8/2022648-hoi-nghi-tiep-xuc-cac-hiep-hoi-nganh-hang-va-doanh-nghiep-dau-tu-trong-nuoc-dien-ra-vao-ngay-03-8-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
196.00
121,000
0.00
121000
0
Hồ sơ Hoàng thành Thăng Long lên đường tới UNESCOHồ sơ Hoàng thành Thăng Long lên đường tới UNESCO
Ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa–Thành cổ Hà Nội đã chính thức gửi hồ sơ đề nghị công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hoá thế giới.
Đây là bộ hồ sơ đã được chỉnh sửa theo những ý kiến đóng góp của UNESCO tại đề cương hồ sơ đã gửi đi ngày 30/09/2008. Góp ý quan trọng nhất của UNESCO với di sản Hoàng thành Thăng Long là khu sân vận động Cột cờ không nên nằm trong quần thể kiến trúc của Hoàng Thành.
Ông Trần Quang Dũng – Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa–Thành cổ Hà Nội đã giải thích rõ hơn về hướng xử lý vướng mắc này: Thủ tướng đã có công văn yêu cầu Bộ Quốc phòng và Bộ xây dựng nhanh chóng bàn giao lại những khu vực thuộc sự quản lý của hai đơn vị trên cho Hà Nội, trả lại đúng chức năng và nhiệm vụ của khoảng đất sân vận động nằm giữa Đoan môn và Cột cờ này – trước đây là nơi hành lễ của triều đình. Nếu đúng lộ trình, SVĐ Cột cờ sẽ phải đóng cửa để trả lại sự toàn vẹn cho khu di tích. 
Hồ sơ mới được gửi đi đã được chỉnh sửa lại bao gồm 871 trang thay vì 862 trang như trước kia. Video gửi kèm đi có tăng 4 phút từ 41 lên 45 phút. Số lượng ảnh tượng tinh giảm còn 84 ảnh thay vì 435 trong hồ sơ cũ. Số phụ lục cũng được co gọn lại từ 10 xuống còn 8. Nếu không có gì thay đổi, Hoàng thành Thăng Long sẽ được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào tháng 7 năm 2010 - trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 
Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa–Thành cổ Hà Nội sẽ tổ chức Hội xuân Hoàng thành Thăng Long từ mùng 4 tết Kỷ Sửu đến hết rằm tháng Giêng trong khu Thành cổ để phục vụ dân chúng. Tiêu điểm của hoạt động này chính là cuộc trưng bày hiện vật với chủ đề “Văn hoá xứ Đoài” – năm đầu tiên mở rộng Hà Nội. Ngày 10 tháng Giêng, người dân Thủ đô có thể trực tiếp xem các nghệ nhân đúc trống Đồng trong khuôn viên thành cổ. 
 (Theo VietNamNet)
1/22/2009 8:36 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1667-Ho-so-Hoang-thanh-Thang-Long-len-duong-toi-UNESCOThông tin chỉ đạo, điều hành
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020
 
TTĐT - Ngày 22/11/2011, UBNB tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020.
 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình ứng dựng kỹ thuật bức xạ; hiện trạng quản lý và tổ chức ứng phó sự cố bức xạ; nhóm nguy cơ sự cố có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, mục tiêu của Kế hoạch là đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các hoạt động liên quan đến ứng dụng kỹ thuật bức xạ, hạt nhân; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố bức xạ; giảm thiểu đến mức tối đa hậu quả và tác hại của sự cố bức xạ gây ra đối với con người, tài sản và môi trường; xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị, ứng phó và điều hành sự cố xảy ra.
 
Để đạt được những mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra những nội dung cần thực hiện như tuyên truyền nâng cao nhận thức người sử dụng nguồn bức xạ về tác hại của tia bức xạ đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường; xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị và ứng phó sự cố phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khả năng xảy ra sự cố theo đúng mức độ sự cố trong trách nhiệm ứng phó của tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn bức xạ đối với các cơ sở nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra, chỉ đạo diễn tập ứng phó sự cố tại cơ sở và phối hợp diễn tập với cơ quan nhà nước…
 
Kế hoạch cũng xác định, các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải chuẩn bị các nguồn lực thích hợp, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu ứng phó sự cố bức xạ theo trách nhiệm được phân công.
 
Hoạt động ứng phó chia làm các giai đoạn: Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu; thông báo cho các tổ chức tham gia ứng phó sự cố; huy động và triển khai ứng phó sự cố; tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường; kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khôi phục dài hạn và báo cáo.
 
Phan Anh
12/12/2011 8:48 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết911-Ke-hoach-ung-pho-su-co-buc-xa-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2011-2020Thông tin chỉ đạo, điều hành
Thủ tục chấm dứt hoạt động các lò gạch hoffman xây dựng không phép, không đúng quy hoạchThủ tục chấm dứt hoạt động các lò gạch hoffman xây dựng không phép, không đúng quy hoạch
    TTĐT - Ngày 21-4, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 1271/UBND-KTN về việc "Lập thủ tục chấm dứt hoạt động các lò gạch hoffman xây dựng không phép, không đúng quy hoạch".
    
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị có lò gạch hoffman nằm trong danh sách chấm dứt hoạt động tiếp tục thông báo cho các đơn vị thực hiện nghiêm theo quy định. Đối với các cơ sở không chấp hành ngưng hoạt động, UBND các huyện, thị xã hoàn chỉnh hồ sơ, tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
  
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND huyện, thị xã hoặc Sở Xây dựng nhưng do UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giao Chủ tịch UBND huyện, thị ban hành quyết định cưỡng chế theo điểm d, khoản 1, Điều 2 Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng. Việc cưỡng chế phải thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
     
Giao Sở Xây dựng theo dõi, đôn đốc UBND các huyện, thị thực hiện chỉ đạo này, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 10/7/2015.
   
Hoài Hương
 
4/23/2015 3:48 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1973-Thu-tuc-cham-dut-hoat-dong-cac-lo-gach-hoffman-xay-dung-khong-phep-khong-dung-quy-hoachThông tin chỉ đạo, điều hành
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2022Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2022

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức hội nghị và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) năm 2022.

Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, kỹ năng số của CBCCVC, các thành viên của Tổ Báo cáo viên chuyển đổi số cấp tỉnh và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương về chuyển đổi số; nâng cao, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số.

Thực hiện đối với cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện; CCVC chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin; CCVC chuyên môn nghiệp vụ; thành viên của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, Tổ Báo cáo viên chuyển đổi số cấp tỉnh và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương; tổ công nghệ số cộng đồng và người dân.

Phạm vi áp dụng: CBCCVC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, bao gồm các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh; Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy; các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã; khối ngành dọc – lực lượng vũ trang cấp tỉnh; các Hội cấp tỉnh; viên chức ngành giáo dục, y tế.

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp tại các Trường, Trung tâm công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh và trực tuyến qua hình thức Hệ thống đào tạo trực tuyến (E-learning) và Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (Onetouch).

Giảng viên được mời là các chuyên gia đến từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các trường đại học, các Trung tâm công nghệ thông tin, các chuyên gia trong và ngoài tỉnh có kinh nghiệm về lĩnh vực chuyển đổi số. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai hội nghị, các khóa bồi dưỡng theo Kế hoạch này và các quy định hiện hành, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, không gây lãng phí; chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng về chuyển đổi số.

Đồng thời, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ các khóa bồi dưỡng; chủ động cập nhật, nghiên cứu, triển khai các nội dung quy định, hướng dẫn bồi dưỡng về chuyển đổi số theo chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương đảm bảo phù hợp, hiệu quả.​

Kế hoạch ​

10/20/2022 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtbồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng, chuyển đổi số, cán bộ, công chức, viên chức, năm 2022196-boi-duong-kien-thuc-ky-nang-chuyen-doi-so-cho-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
533.00
121,000
0.00
121000
0
Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trườngĐiều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Theo đó, Kế hoạch được triển khai đến đối tượng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện các đề tài, dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước có trách nhiệm giao nộp dữ liệu, cơ sở dữ liệu cho các cơ quan chuyên môn thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

Danh mục dữ liệu thu thập gồm: Thông tin, dữ liệu về đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, biến đổi khí hậu, viễn thám, thủy lợi, kiểm lâm; kết quả thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, giải quyết bồi thường thiệt hại về tài nguyên và môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết; văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên và môi trường; hồ sơ, kết quả của các chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về tài nguyên và môi trường; nhóm tài liệu hình thành phổ biến chung trong hoạt động của các đơn vị: thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường khác theo quy định của pháp luật.

Các hình thức cung cấp: Gửi trực tiếp qua mạng thông tin điện tử (đối với dữ liệu số); gửi dữ liệu bằng văn bản (qua đường văn bản hành chính, qua đường bưu điện); giao nộp dữ liệu trực tiếp.

Thời gian giao nộp: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan, tổ chức lưu trữ có trách nhiệm tiếp nhận và lập biên bản bàn giao đối với hồ sơ, tài liệu thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ; sau 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt đối với báo cáo địa chất; trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc đối với các loại hồ sơ, tài liệu còn khác.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn giao nộp thì phải được người đứng đầu cơ quan đồng ý và phải lập danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với cấp tỉnh) và Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với cấp huyện). Thời gian giữ lại hồ sơ, tài liệu không quá 02 năm, kể từ ngày đến hạn giao nộp.

Kế hoạch 

3/28/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết848-dieu-tra-thu-thap-cap-nhat-thong-tin-du-lieu-tai-nguyen-va-moi-truonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
540.00
121,000
0.00
121000
0
Tháng 4: Thị trường tiền tệ ổn định, đầu tư cho nền kinh tế tăngTháng 4: Thị trường tiền tệ ổn định, đầu tư cho nền kinh tế tăng
Nhìn chung, trong tháng 4/2009, mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ giá niêm yết mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại tương đối ổn định. Riêng tỷ giá liên ngân hàng giảm nhẹ.
                      Tháng 4/2009, hoạt động tín dụng
              của các ngân hàng thương mại tăng ổn định
Cụ thể, so với cuối tháng 3/2009, mặt bằng lãi suất huy động tăng từ 0,2-1,5%/năm. Hiện lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 7,1-8,6%/năm.
Lãi suất cho vay vẫn giữ ổn định ở mức 8-10,5%/năm.
Các ngân hàng thương mại Nhà nước cho biết đã điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng đã ký có mức lãi suất cho vay cao hơn 10,5%/năm xuống tối đa là 10,5%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất USD tiếp tục giảm so với cuối tháng trước, mức giảm từ 0,5-1%/năm đối với lãi suất huy động, từ 0,3-0,7%/năm đối với lãi suất cho vay. Hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 1,4-2,81%/năm và lãi suất cho vay phổ biến ở mức 4-7%/năm.
Lãi suất cho vay thỏa thuận của các tổ chức tín dụng đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng hiện tại phổ biến ở mức 12-15%/năm.
Tháng 4, tỷ giá niêm yết mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại tương đối ổn định. Ngày 29/4, tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.937 đồng/USD, giảm 0,1% so với cuối tháng 3/2009. Tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép.
Tỷ giá EUR/VND biến động theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 29/4, tỷ giá EUR/VND trên thị trường chính thức ở mức 23.405-23.949 đồng/USD, tăng 0,6% so với cuối tháng 3/2009. Tỷ giá trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tỷ giá trên thị trường chính thức.
Trong tháng 4, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 3,43% so với tháng 3 và tăng 11,4% so với cuối năm 2008. Trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 0,6% so với tháng 3 và tăng 19,37% so với cuối năm 2008.
Về huy động vốn, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4 ước tăng 3,74% so với cuối tháng 3 và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 4,52% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 1,07% so với cuối tháng 3/2009.
 
Tăng cường quản lý sàn giao dịch này và thị trường ngoại hối
 
Tháng 4, đầu tư cho nền kinh tế ước tăng 4,86% so với cuối tháng 3 và tăng 11,16% so với cuối năm 2008; trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 5,81% và đầu tư bằng ngoại tệ ước tăng 0,65% so với cuối tháng 3/2009.
 
NHNN cho biết, để tạo điều kiện cho các sàn giao dịch vàng hoạt động tốt và đúng quy định của pháp luật, trong tháng 4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý hoạt động của Sàn giao dịch vàng theo hướng NHNN quản lý hoạt động của Sàn giao dịch vàng có sự tham gia của các tổ chức tín dụng dưới hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản; đồng thời Bộ Công thương quản lý hoạt động của Sàn giao dịch vàng vật chất. Đối với các tổ chức tín dụng chưa có hoạt động liên quan đến sàn giao dịch vàng tính từ ngày 01/4/2009, thì không được thực hiện các hoạt động này cho đến khi có văn bản hướng dẫn cụ thể của NHNN.
 
Về vấn đề quản lý ngoại hối, NHNN cho biết đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ như đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép  của tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm khắc đối với hành vi mua bán ngoại tệ vượt trần biên độ theo quy định của các tổ chức tín dụng; đồng thời yêu cầu các đơn vị  trong ngành Ngân hàng kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ và xử lý nghiêm các vi phạm.
Theo Giang Oanh (chinhphu.vn)
5/5/2009 7:36 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết779-Thang-4-Thi-truong-tien-te-on-dinh-dau-tu-cho-nen-kinh-te-tangThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương năm 2024Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC)" tỉnh Bình Dương năm 2024.

​Theo đó, Hội thi được tổ chức làm 02 cấp: Cấp huyện và cấp tỉnh. Qua đó lựa chọn đội tuyển tham gia vòng thi toàn quốc khu vực V gồm 06 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ (TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu và vòng Chung kết Quốc gia tổ chức tại TP. Hải Phòng.

Hội thi gồm có 02 môn thi: Lý thuyết (trả lời câu hỏi về kiến thức PCCC và CNCH); Thực hành (chữa cháy, cứu người và di chuyển tài sản đối với loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh). Hội thi cấp huyện hoàn thành trước ngày 25/4/2024.

Đối tượng dự thi là thành viên trong "Tổ liên gia an toàn PCCC" tại đơn vị cấp xã đã thành lập trên địa bàn huyện. Mỗi đơn vị hành chính cấp xã thành lập 01 đoàn tham dự Hội thi, gồm 11 người (01 đồng chí lãnh đạo UBND cấp xã - Trưởng đoàn; 01 đồng chí chỉ huy Công an cấp xã - Phó Trưởng đoàn; 01 huấn luyện viên; 01 đội trưởng; 07 thành viên đội tham gia dự thi).

Hội thi cấp tỉnh dự kiến tổ chức ngày 09/5/2024 tại đường Hùng Vương, phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một.

Đối tượng, số lượng đội tuyển tham gia thi: Gồm 09 đội đạt giải Nhất toàn đoàn tại Hội thi cấp huyện để lựa chọn 01 Đội đạt giải Nhất toàn đoàn tham dự vòng thi toàn quốc khu vực V.

Sau Hội thi chọn đội đạt giải Nhất tại Hội thi cấp tỉnh để tham dự vòng thi toàn quốc khu vực V tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5/2024. Trường hợp đội đạt kết quả giải Nhất, giải Nhì, giải Ba tại vòng thi toàn quốc khu vực V tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tham dự vòng Chung kết Quốc gia tổ chức tại TP. Hải Phòng, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6/2024.

Kế hoạch ​

3/20/2024 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, Hội thi, nghiệp vụ, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Bình Dương, năm 202482-ke-hoach-to-chuc-hoi-thi-nghiep-vu-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
417.00
121,000
0.00
121000
0
Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH và TCM trên địa bàn tỉnh năm 2013Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH và TCM trên địa bàn tỉnh năm 2013
 
TTĐT - Ngày 25/4/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013.
   
Điểm chính yếu của “Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truvền thông phòng, chống dịch bệnh SXH và TCM” gồm: hoạt động đến tận hộ gia đình, tuyên truyền vận động người dân cùng thực hiện các biện pháp loại trừ lăng quăng và tuyên truyền về vệ sinh khi chăm sóc trẻ em.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân diệt lăng quăng trong các vật dụng chứa nước

Mục tiêu cụ thể, 100% phương tiện thông tin đại chúng tỉnh, huyện, xã đồng loạt tuyên truyền trước và trong Chiến dịch; 100% xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đồng loạt tổ chức Chiến dịch. Trong Chiến dịch có trên 90% hộ gia đình được vãng gia: kiểm tra lăng quăng trong các vật dụng chứa nước, cấp tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn cách triệt nơi sinh sản của muỗi để phòng bệnh SXH và hướng dẫn vệ sinh khi chăm sóc trẻ em để phòng bệnh TCM; sau Chiến dịch, các chỉ số về côn trùng, số ca bệnh SXH, TCM giảm rõ rệt so với trước Chiến dịch.
   
Chiến dịch được tổ chức làm 02 đợt: đợt I, ngày 18/5, 19/5, 25/5 và 26/5/2013; đợt II: ngày 22/6, 23/6,  29/6 và 30/6/2013. Lấy tuyến xã làm đơn vị triển khai Chiến dịch; lấy thôn/ấp/khu phố (gọi chung là ấp), tổ tự quản/tổ dân phố (gọi chung là tổ) là địa bàn trực tiếp thực hiện Chiến dịch.
   
Lực lượng tham gia Chiến dịch gồm: lãnh đạo UBND cấp xã, Trưởng khu phố, thôn, ấp, lãnh đạo Trạm y tế, cán bộ chuyên trách; các ban ngành đoàn thể tại địa phương; nhân viên y tế thôn ấp và cộng tác viên các Chương trình y tế, các Chương trình xã hội.
  
Các hoạt động chính của Chiến dịch gồm: Tuyên truyền tình hình bệnh SXH, TCM, kế hoạch thực hiện Chiến dịch, kiến thức phổ thông và các khuyến cáo về phòng, chống bệnh SXH, TCM…; tập huấn kiến thức cơ bản về phòng, chống bệnh SXH, TCM và kỹ thuật diệt lăng quăng cho thành viên các Nhóm vãng gia; điều tra côn trùng; tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch; thực hiện Chiến dịch tại các ấp, tổ; tổ chức kiểm tra, giám sát; tổng vệ sinh môi trường nơi công sở, các khu tập trung đông dân cư…
   
Kinh phí sử dụng cho Chiến dịch hơn 1.000 tỷ đồng. 

 Xuân Mai

5/7/2013 8:26 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết968-Chien-dich-tong-ve-sinh-moi-truong-va-truyen-thong-phong-chong-dich-benh-SXH-va-TCM-tren-dia-ban-tinh-nam-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

​Theo đó, công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023 từ ngày 23/4/2024. UBND thị xã Bến Cát có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.

UBND xã Phú An có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Quyết định ​​

4/25/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông nhận, xã, Phú An, thị xã, Bến Cát, đạt chuẩn, nông thôn mới, kiểu mẫu, văn hóa, năm 2023710-cong-nhan-xa-phu-an-thi-xa-ben-cat-dat-chuan-nong-thon-moi-kieu-mau-ve-van-hoa-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
126.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, an toàn và phòng dịch Covid-19.  Tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, an ninh trật tự, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về TTATGT, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh bán vé qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân, công nhân lao động, sinh viên; không để hành khách không thể về quê đón Tết do thiếu phương tiện. Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm Covid-19 tại các đầu mối giao thông như bến xe, bến khách ngang sông... và trên các phương tiện vận tải công cộng.

Song song đó, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân.

Tập trung kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải như tăng giá vé trái quy định; chở quá tải trọng xe, chở quá số người quy định; dừng, đỗ xe trái quy định...

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lòng đường, lề đường, hành lang an toàn giao thông; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đảm bảo giao thông, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên các tuyến đường trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra việc công tác duy tu sữa chữa, thi công các công trình hạ tầng giao thông, yêu cầu các đơn vị khi thi công các công trình trên các tuyến đường đang khai thác cần thực hiện kịp thời, đảm bảo tiến độ, hạn chế thi công vào giờ cao điểm, không để vật liệu, phương tiện thi công cản trở lưu thông, gây ùn tắc cục bộ và mất an toàn cho người tham gia giao thông, đảm bảo hoàn trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 23/01/2022.

Đồng thời, yêu cầu các đơn vị thi công công trình giao thông và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước đường bộ; khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; tổ chức hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

Yêu cầu các đơn vị BOT cầu, đường thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chỉ đạo các trạm thu phí cầu, đường bộ có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài...

Công an tỉnh tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/02/2022, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân... 

Văn bản 

12/28/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, đảm bảo, trật tự, an toàn, giao thông, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Nhâm Dần, Lễ hội Xuân, năm 2022957-tang-cuong-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-tet-duong-lich-tet-nguyen-dan-nham-dan-va-cac-le-hoi-xuan-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
726.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2021-2022.

STTTên sáchTên tác giảNhà xuất bản
1

Tiếng Việt 1

(Tập 1, 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2Toán 1Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
3​Đạo đức 1Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4Tự nhiên và Xã hội 1Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5Hoạt động trải nghiệm 1Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6Âm nhạc 1Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Mĩ thuật 1Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Giáo dục thể chất 1Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
9Tiếng Anh 1Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
10

Tiếng Việt 2

(Tập 1, tập 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương,  Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11

Toán 2

( Tập 1, tập 2)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường,  Bùi Bá Mạnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
12Đạo đức 2Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13Tự nhiên và Xã hội 2Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14Hoạt động trải nghiệm 2Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên); Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên); Nguyễn Hồng Kiên; Nguyễn Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Hà Liên; Vũ Phương Liên; Nguyễn Hà My; Lại Thị Yến Ngọc; Đặng Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Huyền Trang; Trần Thị Quỳnh Trang; Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15Âm nhạc 2Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên); Tạ Hoàng Mai Anh; Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
16Mĩ thuật 2Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
17Giáo dục thể chất 2Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên); Phạm Đông Đức (Chủ biên); Nguyễn Duy Linh; Phạm Tràng Kha Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18Tiếng Anh 2Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19

Toán 6

(Tập 1, tập 2)

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức QuangNhà xuất bản Đại học Sư phạm
20

Ngữ văn 6

(Tập 1, tập 2)

Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc ThúyNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
21Tiếng Anh 6Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên)Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22Giáo dục công dân 6Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23Lịch sử và Địa lí 6Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn TrungNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
24Khoa học tự nhiên 6Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc ThắngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
25Tin học 6Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị MaiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
26Giáo dục thể chất 6Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn ThànhNhà xuất bản Đại học Sư phạm
27

Nghệ thuật

(Âm nhạc 6)

Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
28

Nghệ thuật

(Mĩ thuật 6)

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
29Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình VănNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
30​Công nghệ 6Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn SỹNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam​
Văn bản
5/12/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, sách giáo khoa, lớp 1, lớp 2, lớp 6, sử dụng, cơ sở, giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022873-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-1-lop-2-va-lop-6-su-dung-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong-tu-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,263.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 6/2018 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 6/2018 của UBND tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Thông báovề Chương trình làm việc tháng 6/2018 của UBND tỉnh.

Theo đó, trong tuần thứ II (04-08/6/2018), UBND tỉnh sẽ thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2018 gồm: 11 Tờ trình và dự thảo Nghị quyết, 04 Báo cáo.

Trong tuần thứ III (11-15/6/2018), UBND tỉnh sẽ điều chỉnh Chương trình làm việc 6 tháng cuối năm 2018 của UBND tỉnh; thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2018 gồm: 01 Tờ trình và dự thảo Nghị quyết, 06 Báo cáo; thông qua báo cáo sơ kết 4 Chương trình đột ​phá của Tỉnh ủy.

6/6/2018 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtchương trình làm việc,  UBND tỉnh, tháng 5/2018694-chuong-trinh-lam-viec-thang-6-2018-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
128.00
121,000
0.00
121000
15,488,000
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Phú Giáo, gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã (An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Tân Long, Phước Hòa, Phước Sang, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp, Tam Lập) với tứ cận tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp sông Bé và huyện Bắc Tân Uyên; phía Đông giáp sông Mã Đà và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp huyện Bàu Bàng.

Quy mô lập quy hoạch: Trên tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Giáo 54.443,85 hecta.

Định hướng đến năm 2030 phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, dịch vụ.

Định hướng đến 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp.

Quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;định hình sự phát triển không gian toàn huyện, bao gồm sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng sử dụng đất, các đô thị, các khu chức năng. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý về hoạt động xây dựng trên toàn huyện, nhằm đảm bảo sự phát triển không gian của vùng đúng với các định hướng đã đề ra trong đồ án; đồng bộ quy hoạch xây dựng với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch kinh tế - xã hội; làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, trong giai đoạn 2020-2025, 2025-2030 và 2030-2040; 10/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao và công nhận huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, trong đó có 03 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, bao gồm xã Tân Hiệp, xã Tân Long, xã Vĩnh Hòa.

Dự báo quy mô dân số huyện Phú Giáo đến năm 2030 khoảng 160.000 người, đến năm 2040 khoảng 240.000 người.​

Quyết định ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, xây dựng, vùng, huyện Phú Giáo, năm 204099-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-phu-giao-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
406.00
121,000
0.00
121000
0
Kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017Kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017

TTĐT - Để đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) trên các lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành, địa phương, từ đó có biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả CCHC trong thời gian tiếp theo, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 467/KH-UBND về việc kiểm tra công tác CCHC năm 2017.

Theo đó, đối tượng kiểm tra là các sở, ban, ngành cấp tỉnh và đơn vị trực thuộc, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ và một số sở, ban, ngành có liên quan.

Nội dung kiểm tra là công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt, triển khai nhiệm vụ CCHC; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; công tác thông tin tuyên truyền về CCHC; kết quả triển khai các nhiệm vụ CCHC theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch CCHC năm 2017 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, kiểm tra tình hình triển khai Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; công tác kiểm soát thủ tục hành chính; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; việc triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Kiểm tra công tác CCHC bằng hình thức kiểm tra trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo kế hoạch; kiểm tra qua hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương và kiểm tra đột xuất.

Giao Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của tỉnh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn và tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.

Các cơ quan, đơn vị là thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ thực hiện các nội dung công việc được phân công.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra chuẩn bị báo cáo đầy đủ các nội dung theo thông báo của Đoàn kiểm tra; phối hợp và tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra làm việc trong quá trình kiểm tra.

3/3/2017 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtUBND tỉnh Bình Dương, kế hoạch, kiểm tra, cải cách hành chính, năm 201766-kiem-tra-cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Tổ chức hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2015Tổ chức hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2015
   
TTĐT - Ngày 23-4, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 1244/UBND-VX về việc “Tổ chức hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2015.
 
Theo đó, giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2015 theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 2223/BYT-DP ngày 09/4/2015; tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng tại địa phương nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và an toàn. Tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện về Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) trước ngày 30/5/2015.
 
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền về lợi ích của tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh là an toàn và hiệu quả, các bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nâng cao sức khoẻ nhân dân.
 
Hoài Hương
4/23/2015 4:19 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1237-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình DươngSố liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 (áp dụng bộ công cụ đo lường nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 – 2020).

​Theo đó, số hộ nghèo trên toàn tỉnh là 4.707 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 1,62%). Trong đó, số hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo là 2.818 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 0,97%); số hộ nghèo thuộc chín​h sách bảo trợ xã hội là 1.888 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 0,65%); số hộ cận nghèo là 2.883 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 0,99%).

8/15/2018 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnghèo, cận nghèo, hộ nghèo611-so-lieu-ho-ngheo-ho-can-ngheo-nam-2018-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
155.00
121,000
0.00
121000
18,755,000
/PublishingImages/2018-08/sohongheo.mp3
Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 16/NQ-HĐND về Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2026. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15/7/2022, có hiệu lực kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021.

Theo đó, phê chuẩn Danh mục các lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026:

STTLĩnh vực đầu tư, cho vay
ILĩnh vực giao thông, môi trường, năng lượng
1​Dự án về giao thông
Các dự án đầu tư hệ thống vận tải công cộng
2Dự án về môi trường
Các dự án kết nối đầu tư hệ thống cấp nước sạch, đầu tư dự án xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải
3Dự án về năng lượng
3.1​Các dự án đầu tư lưới điện ở địa bàn có điều kiện đi lại khó khăn
3.2Các dự án di dời lưới điện khi Nhà nước giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
II​Lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ
1Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu mới
3Các dự án chuyển đổi số và chế tạo Robot
IIILĩnh vực nông, lâm và phát triển nông thôn
1Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Dự án đầu tư chế biến, bảo quản sản phẩm từ nông nghiệp
IVLĩnh vực xã hội hóa hạ tầng xã hội
1Dự án nhà ở
1.1Các dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá sinh viên
1.2​Các dự án đầu tư khu tái định cư; chung cư thu nhập thấp
1.3Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà trọ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
2Dự án y tế, y dược
2.1Các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ khám chữa bệnh
2.2Các dự án đầu tư cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
3Dự án Văn hóa, thể thao
3.1Các dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao
3.2Các dự án đầu tư cụm làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, các dự án di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất làng nghề
4​  Dự án giáo dục
Các dự án đầu tư mới, mở rộng, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)
5 ​​Dự án ưu tiên khác
Các dự án di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường

Các dự án về đầu tư, cho vay theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16 /12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021 đã được ký kết trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết cho đến hết hợp đồng.

Nghị quyết 16/NQ-HĐND

12/7/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, lĩnh vực, đầu tư, cho vay, Quỹ Đầu tư, Phát triển, Bình Dương, giai đoạn, 2022-2026386-danh-muc-linh-vuc-dau-tu-cho-vay-cua-quy-dau-tu-phat-trien-tinh-binh-duong-giai-doan-2022-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
714.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2015Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2015
   TTĐT - Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại trong mùa mưa lũ năm 2015, ngày 27-4, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc “Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2015”.
   
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, bổ sung phương hướng năm 2015. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, công trình phòng, chống lụt bão trước, trong và sau mùa lũ; tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó khi có thiên tai.
   
Giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Chủ đầu tư công trình, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Đài phát thanh truyền hình, Báo Bình Dương; Đài khí tượng thủy văn tỉnh (Xem chi tiết).
    
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời.
  
Phương Chi
5/5/2015 12:24 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1859-Tang-cuong-cac-bien-phap-phong-chong-thien-tai-lut-bao-va-tim-kiem-cuu-nan-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Đẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnhĐẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
 TTĐT - Nhằm tăng cường việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1448/UBND-VX thúc đẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
 
Theo Chỉ thị 15/CT-TTg thì các cơ quan nhà nước từ cấp đơn vị trực thuộc các Bộ, từ cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên phải sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi các văn bản trong nội bộ cơ quan như: giấy mời hợp nội bộ, tài liệu phục vụ họp, văn bản để báo cáo, thông báo chung của cơ quan, các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc.
 
Đối với các cơ quan nhà nuớc từ cấp đơn vị trực thuộc các Bộ, từ cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên đã được trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành phải sử dụng hệ thống này để trao đổi các thông tin về: thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; lịch công tác của cơ quan; các chương trình, kế hoạch của cơ quan, công văn...
 
Ngoài ra, sẽ tăng cường sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác thông qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống quản lý văn bản và điều hành để gửi và nhận văn bản hành chính.
 
Tại tỉnh Bình Dương, qua Công văn số 1448 thì UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị và thành phố Thủ Dầu Một tiến hành triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc chuyển đổi từ phương thức làm việc trên giấy sang phương thức làm việc qua môi trường internet.
 
 
Hải Sư
6/11/2012 8:51 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1617-Day-viec-su-dung-van-ban-dien-tu-trong-hoat-dong-tai-cac-co-quan-nha-nuoc-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

Theo đó, trong tuần thứ II (06 – 10/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 03 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết: Quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quy định chính sách trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn.

Trong tuần thứ IV (20 - 24/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5/2024.

Đồng thời, thông qua 05 dự thảo: Quyết định ban hành Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động vận hành hệ thống giám sát các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về chỉnh trang, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; Quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức người lao động trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thông báo 

5/2/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, làm việc, 5/2024, UBND tỉnh120-chuong-trinh-lam-viec-thang-5-2024-cua-ubnd-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
381.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next