Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 23/02/2017, 14:00
Bình Dương hướng đến xây dựng đô thị thông minh bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/02/2017 | Phúc Tường

TTĐT - Trong quá trình xem xét mô hình phát triển kinh tế- xã hội bền vững thích hợp cho khu vực Bình Dương, sau hơn một năm nỗ lực, chuẩn bị với nhiều sự kiện diễn ra nhằm tìm hiểu và đánh giá về các mô hình thành phố thông minh, đô thị thông minh trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp –TNHH Một thành viên Becamex IDC, UBND tỉnh Bình Dương đã chính thức phê duyệt Đề án “Thành phố thông minh BìnhDương”​.

Con đường ra đời Đề án

Eindhoven ở phía Nam Hà Lan được biết đến là khu vực có mô hình phát triển rất thành công được lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Becamex IDC cùng các chuyên gia đặc biệt quan tâm. Vì vậy một Biên bản ghi nhớ giữa Bình Dương với thành phố Eindhoven – Hà Lan về sự hợp tác và triển khai Mô hình phát triển kinh tế - xã hội Hợp tác Ba Nhà (Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp) tại khu vực Bình Dương được ký kết vào ngày 16/01/2015. Biên bản ghi nhớ là sự khởi đầu cho quá trình hợp tác đôi bên, với các đoàn công tác từ Bình Dương đến Eindhoven và ngược lại nhằm xác định các mục tiêu, động lực, nhân tố chính và các bên liên quan trong hệ sinh thái kinh tế Việt Nam được định hình. Các trung tâm nghiên cứu mở, vườn ươm doanh nghiệp, liên kết với các viện, đại học và trung tâm nghiên cứu tại Hà Lan và trên thế giới được thành lập. Trên cơ sở các phát hiện và các ý kiến khuyến nghị của các chuyến công tác, biên bản họp ngày 12/10/2015 đã được phát triển thành kế hoạch đề án như một bước chính thức hóa quan hệ hợp tác giữa Bình Dương, Becamex IDC và Eindhoven, Brainport – EIPO (văn phòng dự án quốc tế Eindhoven). Cũng từ đây, bản thảo đầu tiên về Chương trình công tác cho khu vực Bình Dương được hoàn thành vào ngày 15/10/2015 với nội dung mô tả quá trình triển khai Mô hình Ba Nhà và các khuyến nghị khác. Đề án được chính thức khởi động, quảng bá rộng rãi thông qua Hội thảo "Thành phố Thông minh Bình Dương" ngày 28/03/2016, và được báo cáo tại UBND tỉnh Bình Dương và sự thống nhất chủ trương từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào ngày 22/07/2016.

Vùng thông minh Bình Dương

Theo Đề án, trước năm 2021, Thành phố Mới Bình Dương, một khu vực đã được qui hoạch hiện đại, có thể được xem như là nơi để xây dựng thành một ví dụ điển hình cho những chiến lược và phương pháp mới. Đây sẽ là trung tâm của một vùng được gọi là Vùng Thông minh Bình Dương, được chọn lựa dựa trên các tiêu chí quốc tế của Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) và được sử dụng trong chiến lược xây dựng thương hiệu cấp quốc gia hay quốc tế nhằm thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp, lao động trí thức đến sống, làm việc tại Bình Dương. Vùng Thông minh Bình Dương sẽ là khu vực được tập trung phát triển nhằm giành được danh hiệu Smart21 – trở thành 1 trong 21 khu vực thông minh tiêu biểu trên thế giới trong năm đó, do ICF công nhận. Trên cơ sở đó, Đề án sẽ từng bước xây dựng toàn tỉnh Bình Dương tiến tới thành phố thông minh.


 Vùng Thông minh Bình Dương (khoanh vùng màu đỏ)

 

Bình Dương Navigator 2021

Một chương trình chiến lược đột phá Bình Dương 2021 tầm nhìn 2030 được mang tên Bình Dương Navigator 2021. Đây một Chương trình hướng dẫn cụ thể cho việc triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương, một chương trình tích hợp có xác định và phân công cụ thể từng chương trình hành động cần thiết trong các lĩnh vực: Lực lượng lao động (con người); nghiên cứu và phát triển (công nghệ); doanh nghiệp, quan hệ doanh nghiệp (doanh nghiệp); môi trường, chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng (các yếu tố nền tảng). Trong đó, con người là trọng tâm của Đề án. Đó là lực lượng lao động, năng lực làm việc, khả năng hợp tác, trình độ giáo dục, kỹ năng và sự phù hợp giữa công việc – con người.

Một trong các nhiệm vụ quan trọng để Đề án thành công là hình thành nên "Bộ khung" để chỉ đạo, triển khai Đề án. Đứng đầu bộ khung này sẽ là những người lãnh đạo cao nhất của tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở ý kiến kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ý tưởng thành phố thông minh và theo đề nghị của Becamex IDC, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng Cố vấn, Ban Điều hành, Văn phòng Thành phố thông minh Bình Dương.

Để biến ước mơ và ý tưởng trở thành hiện thực, với mong muốn Bình Dương trở thành vùng kinh tế thông minh, niềm tự hào của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Becamex IDC đã đề nghị ở phần cuối của Đề án: "Với một chiến lược nhất quán, nếu như Bình Dương lần lượt thực hiện các hành động cụ thể đề xuất trong Đề án, cùng chia sẻ những lợi ích và mong muốn giữa các bên, tỉnh hoàn toàn có thể mở ra một trang mới về kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu mới, tất yếu của người dân và doanh nghiệp, tiến lên một nền dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, dần dần hướng tới trở thành đô thị đáng sống, đáng làm việc, từng bước thực hiện mục tiêu lâu dài là "Vùng Kinh thế Thông minh Bình Dương: tự hào của Việt Nam, danh tiếng toàn cầu".


Cơ cấu tổ chức: Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xác định chiến lược và tầm nhìn dài hạn cho toàn dự án, cũng như cho Chương trình chiến lược đột phá Bình Dương Navigator. Ban Chỉ đạo giữ vai trò quyết định nhân sự, chương trình định hướng, và phê duyệt ngân sách cho các dự án. Đứng đầu Ban Chỉ đạo là Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam. Hội đồng Cố vấn Ba Nhà bao gồm các đại diện từ phía (1) nhà nước là chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, (2) nhà doanh nghiệp và (3) nhà khoa học /Viện và Trường. Đứng đầu Hội đồng Cố vấn là ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban Điều hành bao gồm những nhà quản lý (vận hành, thực hiện) của chính quyền Bình Dương, Becamex IDC, EIPO có trách nhiệm khởi động, định hướng và giám sát các dự án. Đứng đầu Ban Điều hành là ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm: “Đề án xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hướng đến Thành phố Thông minh của Bình Dương sẽ kế thừa những định hướng phát triển đã được tỉnh chọn lựa. Đề án nhằm tạo ra những điều kiện mới, thuận lợi để nâng tầm các chương trình hành động của UBND và các sở, ban, ngành trở nên tiên tiến hơn, năng động sáng tạo và qui tụ được thêm nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước hơn.”

 

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Becamex IDC

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Becamex IDC: “Đề án tập trung vào hướng phát triển hệ thống giáo dục nghiên cứu khoa học, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất kỹ thuật cao có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), làm đòn bẩy cho các hạng mục đầu tư đã có trong vùng, tạo ra thêm nhiều địa bàn cư trú và làm việc cho các doanh nghiệp mới cùng công dân và áp dụng những bài học kinh nghiệm tốt nhất từ các nước tiên tiến trên thế giới, bắt đầu từ cơ sở là Eindhoven – Hà Lan.”

Trích ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (10384/VPCP-KGVX):Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã hình thành xu thế phát triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó có đô thị thông minh. Đây là các khái niệm mới, cần được nghiên cứu thấu đáo, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với xu thế phát triển chung và điều kiện của Việt Nam để phát triển bền vững.”

“Thành phố thông minh là một khái niệm rất rộng, có thể được hiểu là nơi có điều kiện đáng sống, đáng làm việc, công nghệ được sáng tạo và ứng dụng để mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những yếu tố như cơ sở hạ tầng khang trang, phương pháp tiếp cận tích hợp, xây dựng hệ thống nhà cửa, dịch vụ, doanh nghiệp, lẫn cả trình độ công nghệ cao, mong muốn và liên kết với các đối tác cả trong và ngoài nước trong các ngành chính là những nguyên liệu đầu vào để xây dựng nên Thành phố thông minh.” (trích Đề án Thành phố thông minh Bình Dương”.

 

Ông Lai Xuân Thành, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Ông Lai Xuân Thành, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: “Theo Focus Group on Smart Sustainable Cities- của Liên minh Viễn thông thế giới- ITU định nghĩa: Thành phố thông minh bền vững là một thành phố đổi mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động và dịch vụ đô thị, có tính cạnh tranh, đồng thời bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại cũng như tương lai, thể hiện trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường".



Lượt người xem:  Views:   3700
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền