Thông tin tuyên truyền
Thứ 7, Ngày 31/12/2016, 15:00
Bình Dương 20 năm phát triển: Kỳ 18 - Quan tâm phát triển du lịch
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/12/2016 | Phương Chi

TTĐT - Thực hiện mục tiêu xây dựng du lịch thành ngành có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, tỉnh Bình Dương đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các sản phẩm du lịch đặc thù.

Nhiều tiềm năng

Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thuộc vùng văn hóa Đông Nam bộ với những đặc điểm kinh tế-xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong định hướng phát triển, tỉnh đã xác định: "Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020 và giai đoạn sau đó, ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, cân đối kinh tế Bình Dương".

Định hướng này dựa trên các thế mạnh về vị trí địa lý, truyền thống lịch sử-văn hóa, các thành tựu kinh tế-xã hội đã có và nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh. Với vị trí địa lý cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km đường bộ, cùng với ba con sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé tạo nên hệ thống chi lưu khá dày đặc nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh bằng những cảnh quan sinh thái sông nước, các vườn cây trái đặc sản hấp dẫn như vườn cây trái Lái Thiêu (thị xã Thuận An), Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên)… Bình Dương có nhiều đồi núi, hồ nước, điển hình như: núi Châu Thới (thị xã Dĩ An), Hồ Dầu Tiếng và Núi Cậu (huyện Dầu Tiếng) có tiềm năng phát triển của loại hình du lịch gần gũi thiên nhiên, du lịch thư giãn.


Du khách tham quan vườn cây ăn trái tại xã An Sơn, thị xã Thuận An

Du lịch Bình Dương còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia như Khu di tích Địa đạo Tam Giác Sắt, Nhà tù Phú Lợi, Chùa Hội Khánh… Tỉnh cũng có gần 30 di tích cấp tỉnh và hơn 500 di tích khác chưa được xếp hạng. Trong số các di tích này, đa số là đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, nhà cổ, mộ cổ, di tích khảo cổ, rất thích hợp để phát triển các tour du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, về nguồn.

Bình Dương còn là nơi hội tụ của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, nổi bật nhất là các làng nghề về gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ. Hiện tỉnh có 32 làng nghề, 9 nghề truyền thống và 55 làng nghề truyền thống.

Cùng với đó, nhiều công trình du lịch của Bình Dương được phát triển theo loại hình xã hội hóa đã trở thành những điểm đến nổi tiếng không chỉ trong nước, mà còn trong khu vực như: Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, Khu du lịch Mắt Xanh, Khu du lịch Phương Nam…


Chùa Bà - một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút đông khách du lịch đến với Bình Dương. Ảnh: Hồng Thuận

Từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có, công tác phát triển du lịch của tỉnh thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, năm 2011, doanh thu du lịch của tỉnh đạt 580 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010 và tổng lượt khách du lịch đạt 3,8 triệu lượt người, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2010. Đến năm 2015, số lượng khách du lịch tăng đáng kể với 4,2 triệu lượt người, doanh thu du lịch đạt trên 1.120 tỷ đồng.

Phát huy thế mạnh

Để phát huy tốt hơn nữa các tiềm năng, thế mạnh du lịch, ngày 15/8/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến ngày 01/8/2013, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Đề án Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Bình Dương giai đoạn 2013-2015 và Đề án phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Các quy hoạch, đề án này đã xác định rõ các thế mạnh, sản phẩm du lịch chính của tỉnh gồm: Du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch thể thao cao cấp…

Triển khai thực hiện cácquy hoạch, đề án, thời gian qua Bình Dương đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy tốt hơn nữa các tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả "Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020", đồng thời phê duyệt các dự án phát triển làng nghề như: Chương trình gắn kết ngành nghề nông thôn với ngành du lịch, xây dựng các tour du lịch với các điểm tham quan làng nghề truyền thống và các điểm du lịch sinh thái, Dự án khôi phục và bảo tồn làng nghề truyền thống đan mây tre lá ở xã Lạc An (huyện Bắc Tân Uyên), Dự án Xây dựng làng nghề mây tre lá mới ở Phú An, An Điền (thị xã Bến Cát), Dự án bảo tồn nghề sản xuất gốm sứ truyền thống ở Hưng Định (thị xã Thuận An), Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài truyền thống ở Tương Bình Hiệp, Tân An (thành phố Thủ Dầu Một)…


Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống. Ảnh: Hoàng Phạm

Tỉnh cũng đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử như: Địa đạo Tam giác sắt, Chiến khu Đ, Nhà tù Phú Lợi; tổ chức tốt hoạt động du lịch tâm linh như chùa Bà Thiên Hậu, chùa núi Châu Thới, núi Cậu, bảo đảm sự hài lòng của du khách.

Về hoạt động du lịch sinh thái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Viện Quy hoạch phát triển đô thị Bình Dương xây dựng phương án quy hoạch, đầu tư, cải tạo, khai thác cảng Bà Lụa thành cảng du lịch theo chủ trương của UBND tỉnh về lập quy hoạch chi tiết cảng Bà Lụa để phục vụ phát triển du lịch; nghiên cứu Dự án trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổ hợp du lịch, phát triển vườn thú hoang dã tại khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu và bán đảo Tha La, huyện Dầu Tiếng.

Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức thành công Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín năm 2013 và 2015. Lễ hội đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách tìm về du lịch miệt vườn thưởng thức trái cây, các món ăn từ đặc sản Lái Thiêu như măng cụt, sầu riêng, bòn bon… Ông Lê Phan Thuần - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, lễ hội nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến với bạn bè trong, ngoài nước; phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn của tỉnh; tạo điều kiện để các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam bộ nói chung và Bình Dương nói riêng có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.


Du khách mua sắm tại Lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín năm 2015"

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh. Trung tâm đã biên soạn, xuất bản Cẩm nang và Bản đồ Du lịch Bình Dương, xây dựng và vận hành website Du lịch Bình Dương; tuyên truyền các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho đoàn viên thanh niên trong tỉnh, tham gia cung cấp thông tin du lịch Bình Dương tại các hội chợ du lịch do Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành tổ chức. Qua đó, đã góp phần quảng bá, xúc tiến và giới thiệu hình ảnh du lịch Bình Dương đến đông đảo người dân cũng như du khách trong và ngoài nước.

Lượt người xem:  Views:   4907
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền