Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 29/12/2016, 10:00
Bình Dương 20 năm phát triển: Kỳ 12 - Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/12/2016 | Phương Chi

TTĐT - Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực

Sau khi tái lập tỉnh, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển đáng kể, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GDĐT) lớn mạnh. Năm 1997, đội ngũ cán bộ, giáo viên Bình Dương có 6.983 người, trong đó trực tiếp giảng dạy là 4.905 người. Toàn ngành có 2.819 phòng học, trong đó chỉ có 258 phòng học lầu, 2.424 phòng học là nhà cấp 4, còn 84 phòng tranh tre tạm thời và 53 phòng tạm mượn. Số lượng học sinh lúc bấy giờ khoảng 160.000 học sinh.

Hết năm học 1997-1998, Bình Dương không còn phòng tranh tre, tạm mượn. Cuối năm 1997 tỉnh Bình Dương được Bộ GDĐT công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học.

Năm học 2009-2010, toàn ngành có 380 đơn vị, trường học gồm: 158 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ và 87 nhóm trẻ mẫu giáo tư thục; 128 trường tiểu học; 54 trường trung học cơ sở; 26 trường trung học phổ thông; 6 trường tư thục; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 6 trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp cấp huyện và thành lập 1 trung tâm ngoại ngữ - tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh. Riêng khối giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh có 26 đơn vị, gồm có 7 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp và 7 trường trung cấp nghề. Với những thành tích nổi bật và nỗ lực, đóng góp trong công tác GDĐT, năm 2010, Sở GDĐT tỉnh Bình Dương vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Đến năm 2004, tỉnh Bình Dương đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và năm 2014 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.


Ông Trần Thanh Liêm (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định của Bộ GDĐT công nhận Bình Dương đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Phát huy những thành quả đã đạt được, ngành GDĐT quyết tâm đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện GDĐT tỉnh theo hướng phát triển số lượng để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng các cấp học. Đến nay, toàn tỉnh có 582 đơn vị trường học, tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 64,8%, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 60,57%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% hàng năm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm 99,74%, trong đó 67,01% đạt trên chuẩn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 16 trường trung cấp và 45 trung tâm và cơ sở dạy nghề, với khả năng đào tạo khoảng 80.000 đến 85.000 học viên/năm, phục vụ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong năm học 2015-2016, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng so với năm học trước; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 94,16%, có 7 trường tỷ lệ đậu đạt 100%. Toàn tỉnh có 5.000 thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng năm 2016, đạt 84,18%.

Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

Đạt được kết quả như trên là nhờ trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và tạo thuận lợi để ngành GDĐT hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cùng với đó là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành GDĐT. Ưu tiên đầu tư cho GDĐT, tỉnh đã dành nguồn thu xổ số kiến thiết và bổ sung nguồn ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hàng năm, tỉnh đã bố trí ngân sách chi thường xuyên cho GDĐT chiếm 20% tổng chi, bằng 70% tổng chi sự nghiệp văn hóa-xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh cũng huy động các nguồn lực tại địa phương, đặc biệt là các chủ trương thông thoáng trong thực hiện xã hội hóa để đầu tư, xây dựng các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Thống kê cho thấy, những năm gần đây, mỗi năm ngành GDĐT tăng thêm gần 30.000 học sinh. Tuy nhiên tỉnh vẫn nỗ lực thực hiện các giải pháp để đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh. Bà Nguyễn Hồng Sáng - Giám đốc Sở GDĐT cho biết, Bình Dương là một trong số ít tỉnh không được Bộ GDĐT cấp vốn chương trình mục tiêu quốc gia về kiên cố hóa trường lớp. Toàn bộ kinh phí xây dựng cơ bản trường học đều do ngân sách địa phương đảm nhiệm. Để nâng cao chất lượng giáo dục, tỉnh và các huyện, thị đã quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các trường như phòng máy vi tính, phòng ngoại ngữ, máy chiếu tương tác, bảng Actiboard… Các đơn vị đã khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã được trang bị, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bền vững về chất lượng giáo dục.


Bình Dương ưu tiên đầu tư xây mới, sửa chữa trường lớp, đảm bảo chỗ học cho học sinh. Ảnh: Quốc Chiến

Đi đôi với xây dựng trường lớp, ngành GDĐT còn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hàng năm ngành GDĐT tuyển dụng hàng trăm giáo viên cho mỗi cấp học để bổ sung vào lực lượng còn thiếu. Ngoài bổ sung số lượng, Sở GDĐT cũng quan tâm đến chất lượng đội ngũ. Số giáo viên của tỉnh đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng nhiều. Theo bà Nguyễn Hồng Sáng - Giám đốc Sở GDĐT, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, ngành tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý ở các ngành học, cấp học; chỉ đạo sát sao công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về nhận thức chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ; công tác lãnh đạo, quản lý, năng lực chỉ đạo chuyên môn cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Điểm nhấn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ là ngành đã thực hiện Đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015". Theo đó, Sở GDĐT đã phối hợp với trường Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Quốc tế miền Đông và các cơ sở giáo dục khác để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực cho ngành. Hàng năm, ngành cử hàng trăm cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp đào tạo dài hạn về quản lý giáo dục, chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học.

Cũng trong giai đoạn 2011-2015, ngành GDĐT còn thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông, giai đoạn 2012-2017 trên địa bàn tỉnh". Đến nay, đã có 570 giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học và trung học cơ sở được tham gia chương trình chuẩn hóa năng lực ngôn ngữ và có hơn 300 giáo viên khác đang tiếp tục theo học, riêng giáo viên dạy tiếng Anh cấp trung học phổ thông đã hoàn thành chương trình học chuẩn hóa năng lực ngôn ngữ.

Ngành GDĐT hiện nay đã có những điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở vật chất, các chế độ chính sách cho nhà giáo được cải thiện, chất lượng giáo dục được nâng lên. Với những thành tích đạt được cùng những kinh nghiệm đã có, chắc chắn chặng đường tiếp theo, ngành GDĐT sẽ có những tiến bộ mới, đáp ứng được sự mong đợi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương.

Kỳ 13 - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Lượt người xem:  Views:   3965
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền