Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 27/12/2016, 14:00
Bình Dương 20 năm phát triển: Kỳ 8 - Tích cực xây dựng nông thôn mới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/12/2016 | Mai Xuân

TTĐT - Thời gian qua, với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần xây dựng, tổ chức cuộc sống của cư dân nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp

Xác định được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, thời gian qua, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tùy theo từng lĩnh vực được phân công đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều hoạt động để tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (NTM). Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp đã triển khai công tác tuyên tuyền với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức hội thi tìm hiểu NTM; tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng thông qua các tiểu phẩm kịch ngắn, bài ca về xây dựng NTM; phổ biến thông qua các cuộc họp chi bộ, các đoàn thể của xã và trên hệ thống loa truyền thanh của xã qua bản tin hàng ngày. Công tác tập huấn được chú trọng thực hiện, thông qua các lớp tập huấn, cán bộ huyện, xã, ấp nhận thức rõ hơn về nội dung xây dựng NTM, xác định được trách nhiệm của mình trong quản lý điều hành, tuyên truyền xây dựng NTM. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được quan tâm với các nghề chủ yếu: trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng, chăm sóc sinh vật cảnh; trồng nấm; nấu ăn; may gia dụng; thiết kế tạo mẫu tóc...

Công tác quy hoạch được các sở, ban, ngành, địa phương triển khai đồng bộ. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp được xây dựng gắn với các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM, quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2020, quy hoạch chi tiết vùng chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến và xử lý môi trường đến năm 2020. Công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM đã được các huyện, xã xây dựng và được phê duyệt 100%. Quy hoạch các cụm công nghiệp chế biến nông sản gồm Cụm công nghiệp Long Tân, huyện Dầu Tiếng và Cụm công nghiệp Tân Hiệp - Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản để giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh và vùng.

 

Đẩy mạnh xã hội hóa việc xây dựng chợ tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh

Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa xây dựng NTM, đặc biệt là kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn nhằm tạo việc làm, xây dựng chợ, khu vui chơi giải trí, văn hóa, trung tâm thể dục thể thao. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng NTM như chỉnh trang nhà ở, sân vườn, trồng cây xanh, giữ gìn môi trường, giữ gìn truyền thống, bản sắc của địa phương. Bên cạnh đó, trong những năm qua, các địa phương đã và đang thực hiện các chương trình, đề án, dự án lồng ghép đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn từ nhiều nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 là 4.874 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách là 3.022,9 tỷ đồng) đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao.

Có huyện nông thôn mới đầu tiên

Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh, hiện nay, tỉnh đã công nhận 32 xã đạt chuẩn NTM. Huyện Dầu Tiếng đã được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh. Dự kiến, đến cuối năm 2016 có thêm 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và TX.Tân Uyên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Bình Dương phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn NTM.

Ông Nguyễn Tấn Bình - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết, các nội dung xây dựng NTM đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết này, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Toàn tỉnh chung tay xây dựng NTM" và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.

Sự đổi thay dễ nhận ra nhất là hiện nay, các xã vùng nông thôn của tỉnh, đặc biệt là các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM, hệ thống trường học, đường sá… được xây mới hoặc kiên cố hóa đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó, việc lồng ghép linh hoạt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với các dự án, chương trình lớn khác đã giúp cho khu vực nông thôn trong tỉnh khởi sắc mạnh mẽ.

Một trong những kết quả nổi bật của Dầu Tiếng trong thời gian qua là phong trào làm đường giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị. Để thay đổi diện mạo NTM, huyện đã tích cực đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông. Kết quả trong hơn 5 năm qua cho thấy, huyện Dầu Tiếng đã đầu tư làm mới, nâng cấp và sửa chữa 396km đường giao thông. Nâng hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện được cứng hóa lên 710 tuyến, tổng chiều dài hơn 979 km, đạt 100% theo yêu cầu kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

Để chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu, huyện Dầu Tiếng đã quan tâm thực hiện lồng ghép các chương trình vào thực hiện tiêu chí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, khuyến nông, phát triển ngành nghề nông thôn. Cụ thể, hằng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho 1.650 lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động có việc làm đạt 93,6%. Số lao động được đào tạo nghề đạt 30.4000 người, chiếm tỷ lệ 68%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 99,8%. Trên 90% cơ sở sản xuất và hộ dân đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. 90% rác thải khu đô thị và 70% rác thải nông thôn được thu gom, xử lý.

 

Huyện Dầu Tiếng được công nhận huyện nông thôn mới năm 2015

Bước vào xây dựng NTM, nhiều xã trong huyện Dầu Tiếng còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp. Sau hơn 5 năm phấn đấu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng NTM, bộ mặt huyện Dầu Tiếng đã có nhiều khởi sắc. Từ những nỗ lực và phấn đấu đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận huyện Dầu Tiếng đạt chuẩn NTM năm 2015.

Đặc biệt, với việc chú trọng nâng cao hiệu quả trong phát triển, thu nhập của người dân trong huyện đã tăng lên đáng kể; đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 35,8 triệu đồng. Đến cuối năm 2015, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh trong toàn huyện còn 280 hộ, chiếm tỷ lệ 0,91%, giảm 0,55% so với năm 2014 và giảm 15% so với năm 2010. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua, huyện Dầu Tiếng đã đầu tư xây dựng 9 trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã. Đến nay, toàn huyện có 10/11 xã có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn; các trung tâm và nhà văn hóa ấp đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cư dân nông thôn. Ông Nguyễn Công Danh - Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo các xã trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trong nhân dân để xây dựng NTM thật sự trở thành phong trào lan tỏa đến từng người dân; để người dân nhận thức đầy đủ, chính xác về vai trò của mình trong xây dựng NTM.

Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM của huyện Dầu Tiếng chỉ là bước đầu. Trong giai đoạn 2016- 2020, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM theo hướng nâng cao các tiêu chí đã đạt được; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kỳ 9 - Tạo bước đột phá trong nông nghiệp

Lượt người xem:  Views:   3714
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền