Thông tin tuyên truyền
Thứ 4, Ngày 23/03/2016, 15:00
Phát triển Bình Dương hướng tới thành phố thông minh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/03/2016 | Mai Xuân

​​​​​TTĐT - Từ ngày 26 đến 28, tại Bình Dương sẽ diễn ra Hội nghị "Thành phố thông minh Bình Dương". Đây là kết quả bước đầu của việc hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Eindhoven, giữa Tổng Công ty Becamex IDC và Tập đoàn Brainport  (Hà Lan). Trong đó, việc xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân, giảm chi phí xã hội và tiêu thụ tài nguyên, đồng thời cải thiện sự giao tiếp và tương tác giữa người dân và chính quyền là mục tiêu mà tỉnh Bình Dương đang hướng tới.​

​​Thành phố thông minh - xu thế phát triển tất yếu

Khái niệm thành phố thông minh được sử dụng gần đây (từ năm 2005) bởi một loạt công ty công nghệ dành cho việc ứng dụng các hệ thống thông tin vào việc vận hành hạ tầng đô thị như các tòa nhà, giao thông, cung cấp điện nước, an toàn xã hội...Thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của 3 yếu tố gồm: hạ tầng hiệu quả, phát triển bền vững và môi trường sống thân thiện. Khi đó, thành phố có nền kinh tế thông minh, đi lại thông minh, cư dân thông minh, môi trường thông minh, quản lý đô thị thông minh và cuộc sống thông minh. Trong đó, cư dân thông minh không chỉ là trình độ học vấn và chất lượng đào tạo mà còn bao gồm các tương tác hướng đến một xã hội mở; quản trị thông minh gồm các khía cạnh của quản lý, dịch vụ cho cư dân cũng như chức năng của các đơn vị hành chính; nền kinh tế thông minh gồm các yếu tố sáng tạo, hợp tác đầu tư, thương hiệu, hiệu quả sản xuất và thị trường lao động linh hoạt gồm cả trong và ngoài nước... 

Ông Peter Portheine – Giám đốc phát triển Tập đoàn Brainport (Hà Lan), đơn vị đã có 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển thành phố thông minh chia sẻ, thành phố thông minh sẽ sử dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng cuộc sống và các tiện ích của người dân; nâng cao sự giao tiếp và tương tác của người dân với các cơ quan nhà nước; sử dụng các giải pháp thông minh để giảm chi phí xã hội và tài nguyên tiêu thụ. Đồng thời, quản lý hiệu quả năng lượng, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh, nâng cao chất lượng dịch vụ; tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư; tạo ra môi trường đầu tư sôi động, hấp dẫn, giúp Bình Dương huy động được nhiều nguồn lực từ bên ngoài.

05-01 Bus 1 _revised.jpg 

Tại một số thành phố thông minh trên thế giới, phương tiện xe buýt thân thiện với môi trường được sử dụng khá phổ biến (Ảnh: Xe buýt Becamex Tokyu) 

Tại các cuộc hội thảo về thành phố thông minh, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, các đô thị Việt Nam cần được xây dựng và phát triển theo hướng trở thành đô thị thông minh để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp môi trường sống ngày càng tốt hơn, người dân được phục vụ tốt hơn và tạo điều kiện cho người dân tham gia quản lý đô thị và giám sát chính quyền. Phát triển thành phố thông minh là một mô hình rất cần thiết và thích hợp với xu thế chung của thế giới cũng như khả năng tiếp cận của Việt Nam trong xu thế hội nhập hướng tới nền kinh tế tri thức.

Khái niệm thành phố thông minh đã được giới thiệu ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số nơi đã có những bước triển khai. Cụ thể, năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên được tập đoàn công nghệ IBM chọn là một trong 33 thành phố trên thế giới xây dựng thành phố thông minh. Khi đó, Đà Nẵng được nhận tài trợ từ chương trình "thành phố thông minh hơn" với tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu đô la Mỹ, đã sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và  giảm thiểu ách tắc giao thông. TP.Hồ Chính Minh và Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể về những khía cạnh khác nhau của thành phố thông minh.

Tại Bình Dương, cách đây hơn một năm, vào ngày 15/01/2015, tỉnh Bình Dương đã ký Biên bản ghi nhớ với thành phố Eindhoven (Vương quốc Hà Lan). Đây là cơ sở cho 02 bên cử đại diện tiến hành các bước nghiên cứu, khảo sát, làm việc với chính quyền, tập đoàn đa quốc gia…nhằm xác định các mục tiêu, yếu tố then chốt và đối tác quan trọng nhằm đưa ra một kế hoạch cụ thể cho tiến trình xây dựng mô hình Kiềng ba chân/ba nhà (Nhà nước-Trường viện – Doanh nghiệp) cho tỉnh Bình Dương mà tiền đề là xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự hợp tác này là ngày 28/3/2016, UBND tỉnh Bình Dương và Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế "Thành phố thông minh – Smart City".

Hop bao 1.jpg 

UBND tỉnh Bình Dương vừa tổ chức họp báo thông tin Hội nghị "Thành phố thông minh Bình Dương"

Ông Trần Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, Hội thảo nhằm giới thiệu các khái niệm, thảo luận giải pháp để xây dựng và phát triển hướng đến một thành phố thông minh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân, giảm chi phí tiêu thụ tài nguyên, đồng thời cải thiện sự giao tiếp và tương tác giữa người dân và chính quyền. Những mục tiêu phát triển đô thị nhằm mục đích làm cho thành phố Bình Dương trở thành thành phố công nghiệp xanh, sạch và đẹp. Mục tiêu cuối cùng của tỉnh là trở thành tỉnh hàng đầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bình Dương hội đủ các yếu tố xây dựng thành phố thông minh

Trong thời gian qua, Bình Dương là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao trong cả nước. Trong quá trình phát triển, Bình Dương luôn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đây là các điều kiện rất cơ bản để Bình Dương xây dựng thành thành phố thông minh. Hiện nay, Bình Dương là một  trong những tỉnh, thành đạt được chỉ số tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp cao nhất tại Việt Nam. Giai đoạn 2011-2015, GDP của tỉnh tăng bình quân 13%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm, phát triển nhanh các khu công nghiệp lớn và thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài. Toàn tỉnh hiện có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.500ha cùng hơn 2.614 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Bình Dương đã đầu tư hệ thống giao thông kết nối một cách đồng bộ với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế  trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên...; hệ thống cảng, kho vận được đầu tư hiện đại góp phần phát triển dịch vụ logistic, tạo điều kiện giảm giá thành chi phí cho nhà đầu tư, làm tăng sản lượng, thu hút được nhiều nhà đầu tư và mang lại nguồn thu ngân sách lớn.

Ngoài ra, Bình Dương đang xây dựng thành phố mới Bình Dương là thành phố hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường.

Đồng thời, Bình Dương tập trung cải cách hành chính toàn diện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bình Dương đã và đang phát triển hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường. Song song đó, Bình Dương đã chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính những kết quả này tạo cơ sở để Bình Dương hội đủ điều kiện tiến tới thành phố thông minh.

IMG_00667ok.jpg 

Hạ tầng giao thông phát triển là yếu tố cơ bản để xây dựng thành phố thông minh (Ảnh: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn)

Theo ông Nguyễn Văn Hùng – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC, tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chênh nhau rất lớn cho nên mục tiêu của tỉnh là làm thế nào để tiếp tục tăng tốc với tốc độ cao trong thời gian tới về vấn đề phát triển dịch vụ, trong đó có phát triển đô thị. Việc xây dựng thành phố thông minh trên cơ sở các yếu tố cơ bản là xu hướng phát triển của tỉnh Bình Dương.

"Đặc biệt với sự hỗ trợ của Tập đoàn Brainport (Hà Lan) đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển thành phố thông minh tại Hà Lan, trong đó có thành phố Eindhoven, tôi cho rằng sự chia sẻ kinh nghiệm rất quan trọng và tin rằng trong quá trình phát triển tiếp theo, Bình Dương sẽ loại bỏ được những hạn chế làm cản trở sự phát triển chung của tỉnh" – ông Hùng nhận định.

Qua các chuyến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Brainport thấy, mặc dù Bình Dương có cơ sơ hạ tầng chỉ mới trong giai đoạn đầu phát triển nhưng có đầy đủ các yếu tố cơ bản làm nền tảng quan trọng để xây dựng thành phố thông minh. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đang tìm giải pháp liên kết giao thông trong các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp đến đầu tư tại Bình Dương, đặc biệt khi Việt Nam tham gia các hiệp định hợp tác đa phương, song phương. Đây là những cơ hội lớn để xây dựng thành phố thông minh Bình Dương dựa vào những yếu tố cốt lõi của thành phố mới.

t8.jpg 

Phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng ít lao động đang là xu hướng thu hút đầu tư của Bình Dương. Ảnh: H.Phạm

Ông Peter Portheine – Giám đốc phát triển Tập đoàn Brainport đánh giá: "Bình Dương là thành phố mới phát triển, tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông cáp quang đã được nối kết. Đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện xây dựng thành phố thông minh. Với kinh nghiệm hơn 20 năm qua, chúng tôi sẽ tận dụng những gì Bình Dương đã có để hỗ trợ chuyển đổi dần dần theo hướng giảm dần những ngành công nghiệp thâm dụng lao động, tăng các ngành sử dụng công nghệ cao, ít thâm dụng lao động cũng như hỗ trợ xây dựng thành thành phố thông minh Bình Dương. Với những điều kiện thuận lợi mà Bình Dương đang có, tôi tin rằng trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiến lên một bước khác rất nhanh và sớm trở thành thành phố thông minh".​

Lượt người xem:  Views:   2297
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền