Thông tin tuyên truyền
Thứ 4, Ngày 29/07/2015, 10:49
Bộ mặt nông thôn đổi mới nhờ chương trình nông thôn mới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/07/2015
  
TTĐT - Thời gian qua, với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã giúp bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nông dân ngày một nâng lên.

Nhiều mô hình sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, đến nay, tất cả các xã thực hiện chương trình đều đã phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM đạt tỷ lệ 100%. Các huyện, thị tổ chức công bố và triển khai thực hiện quy hoạch và đề án xây dựng NTM, niêm yết công khai các văn bản và bản đồ quy hoạch tại trụ sở xã và thông báo tại các văn phòng ấp. Đến nay, có 11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 24 xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm 2015.    

Đặc biệt, với việc tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, lãnh đạo các địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp nông thôn, thương mại dịch vụ và nông nghiệp…cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,…


  
Mô hình trồng lan Mokara tại Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một
Cụ thể, về phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị: mô hình nuôi lươn không bùn quy mô trang trại; mô hình trồng cây Nha Đam trong chậu; mô hình nuôi vịt trời đã phát triển tại xã An Sơn thị xã Thuận An; trồng nấm, trồng lan đang phát triển trên địa bàn tỉnh.
 
Về phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: quy hoạch và triển khai xây dựng 04 khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích là 979,71 ha gồm trại gà công nghệ cao Ba Huân, Khu Nông nghiệp công nghệ cao An Thái, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng, Khu Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Các khu khảo nghiệm rất nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao như: trồng dưa lưới bên trong nhà kính-nhà lưới cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm; chuối già hương cho doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm (đã xuất khẩu sang Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Đông); chăn nuôi gà, bò sữa hàng năm cung cấp 30.450 triệu quả trứng/năm, 2,5 triệu gà con/năm và 110.000 lít sữa bò/năm.
 
Hiện nay, có 1.016 ha đất trồng các loại cây trồng có giá trị như: rau nấm, ăn trái, dược liệu, hoa lan, cây cảnh; loại cây trồng được sản xuất trong nhà lưới (rau thủy canh, nấm, hoa lan,…). Mô hình chăn nuôi tập trung công nghệ cao như chăn nuôi heo thịt và heo giống năng suất cao (59 trang trại và 05 công ty với tổng đàn 138.695 con), chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt (93 trại và 06 công ty đầu tư gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn 6.415.072 con). Ngoài ra, còn có các mô hình nông nghiệp đô thị nuôi thủy đặc sản, chim cảnh với 458 hộ với số lượng khoảng 252.214 con các loại chủ yếu là cá cảnh, cá sấu, ba ba, chim yến, trĩ, nhím, rắn…
 
Tập trung xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh hoạt động sản xuất và thu nhập của người dân ngày càng nâng cao, trong thời gian qua, chương trình xây dựng NTM còn góp phần hoàn thiện hạ tầng cơ sở thiết yếu; cũng như phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường khu vực nông thôn. 


  
Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa bằng bê tông, nhựa nóng
Về hạ tầng cơ sở thiết yếu: đến nay, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 85,5%, trong đó tỷ lệ bê tông, nhựa hóa chiếm 54%. Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,91%... Về y tế, số xã đạt chuẩn về y tế là 97,8%. Đã cấp phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ nghèo và hộ mắc bệnh hiểm nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người phục vụ người khuyết tật đặc biệt nặng, đối tượng gia đình chính sách, thân nhân người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và vận động người dân tham gia mua BHYT.
 
Về giáo dục: cơ sở vật chất trường, lớp được tỉnh quan tâm đầu tư, đến nay toàn tỉnh có 54,83% trường đạt chuẩn quốc gia. Các huyện, thị đều duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đảm bảo 100% trẻ em đến độ tuổi đi học được đến trường. Về văn hóa: hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư, số xã có thiết chế văn hóa, thể thao cấp cơ sở đạt tỷ lệ 28,57%.

Về môi trường: việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được thực hiện có hiệu quả, giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong quá trình sản xuất và công nghiệp hóa như cấp nước sạch; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trong sản xuất; xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Cụ thể, hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%, 33/48 xã có quy hoạch khu nghĩa trang, 48/48 xã có khu xử lý rác thải, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải đạt 76%.


   
Hệ thống trường học đạt chuẩn ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng được đầu tư khang trang, kiên cố
Để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết, trong thời gian tới, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM. Tiếp tục công tác xã hội hóa xây dựng NTM (đặc biệt là kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn) nhằm tạo việc làm mới, xây dựng chợ, khu vui chơi giải trí, văn hóa… Vận động nhân dân đóng góp xây dựng NTM,…
 
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thị chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho chương trình, trong xây dựng kế hoạch vốn cần tập trung vào trọng tâm trọng điểm để tập trung đầu tư. Chú trọng việc bố trí cán bộ làm công tác NTM. Tăng cường việc huy động các nguồn vốn khác như vốn doanh nghiệp, nhân dân… để thực hiện chương trình.
 
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện chương trình xây dựng NTM vừa qua, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã kiến nghị tỉnh nghiên cứu giải pháp tháo gỡ chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Đối với các công trình đầu tư nhỏ, kỹ thuật đơn giản nên giao cho nhân dân tự làm để giảm chi phí. Quan tâm tháo gỡ chính sách vận động người dân tham gia BHYT. Sớm bố trí vốn cho các huyện, thị thực hiện các công trình giao thông, y tế, giáo dục…
 
Theo ông Mai Hùng Dũng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, mục tiêu xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Do đó, trong thời gian tới các sở, ngành, địa phương cần tập trung mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ngoài ra, cần lưu ý, xem xét khảo sát kỹ các công trình, dự án đầu tư xây dựng để mang lại hiệu quả trong sử dụng, tránh tình trạng lãng phí. Đối với nguồn vốn thực hiện trong chương trình xây dựng NTM, tỉnh sớm xem xét cân đối bố trí cho các huyện, thị.  

 

Đình Lý
Lượt người xem:  Views:   3161
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền