Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 2, Ngày 12/01/2009, 02:40
Xóm mứt gừng Bình Nhâm (Thuận An): Nhộn nhịp đón tết
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/01/2009

 Mặc dù bánh kẹo ngày càng phong phú, nhưng mứt gừng Bình Nhâm vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường, vẫn là món quà quý để nhiều người tặng nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Và năm nay, người làm mứt ở Bình Nhâm càng vui hơn khi loại mứt này vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất.

Tết đến sớm ở làng mứt
Quyện trong khí trời se lạnh của những ngày giáp tết là mùi thơm ngát của những nồi mứt gừng, mứt me... đang sục sôi trên những bếp lửa hồng.
Những người ở xóm nghề này cho biết, không biết làng mứt ở ấp Bình Hòa (Bình Nhâm, Thuận An) có từ bao giờ, chỉ biết rằng thế hệ những người nối nghiệp hôm nay đã được truyền đạt kinh nghiệm từ chính truyền thống gia đình họ. Cũng nhờ nghề truyền thống này mà năm nào người dân ở xóm mứt cũng được đón tết vui tươi, đầm ấm.
Ông Huỳnh Văn Tài, phó trưởng ấp Bình Hòa cho biết, bắt đầu từ tháng 9, làng mứt đã rộn ràng. Những xe chở gừng, chở đường từ các nơi đổ về xóm mứt. Đây cũng là lúc tình làng nghĩa xóm đậm đà nhất. Người ta í ới gọi nhau, hỏi thăm tình hình năm nay làm có nhiều hơn không... rồi cùng nhau gọt, phơi gừng... Làm mứt gừng cũng khá công phu, trải qua nhiều công đoạn. Người làm mứt phải gọt sạch vỏ, rồi ngâm với chanh đem phơi nắng cho thật trắng. Sau giai đoạn này người ta đem luộc cho bớt mùi cay nồng của gừng, rồi mới đến giai đoạn ướp đường cho thấm, đến lúc gần bán mới đem sên trên bếp lửa hồng. Tuy chỉ có những bước rập khuôn như thế, nhưng để mứt gừng được dẻo, trắng là cả một bí quyết, kinh nghiệm riêng. Chị Lưu Thị Kim Huệ, người có gần 20 năm trong nghề làm mứt tự hào cho biết: “Mứt làm ra trắng, dẻo được người tiêu dùng ưa chuộng, tôi cảm thấy phấn khởi lắm. Bao nhiêu mồ hôi đổ ra cũng không tiếc”. Tuy nhiên điều làm chị Huệ phấn khởi nhất là bao đời nay, miếng mứt gừng luôn được trân trọng. Theo chị, người mua loại mứt gừng này nhiều nhất là để biếu cha mẹ, người thân. Và người làm mứt gừng ngày càng tăng chứ không giảm, số lượng mỗi năm mỗi tăng dù cho bánh kẹo ngày càng phong phú, đa dạng... “Trước đây người xóm mứt chủ yếu làm thủ công, ai làm trên 100 kg được xem là nhiều lắm, nhưng nay đã có máy móc hỗ trợ, nhà nào cũng làm vài trăm kg, thậm chí cả tấn để bán tết” - chị Huệ cho biết.
Tết này vui hơn
Năm nay nguyên liệu đầu vào tăng cao, đời sống kinh tế khó khăn nhưng những người làm mứt vẫn mạnh dạn làm mứt bán tết. Có thể nói năm nay, người xóm mứt đón tết vui hơn. Ông Tài cho biết, hiện toàn ấp có khoảng 15 hộ làm mứt lớn nhỏ. Xóm mứt làm rất nhiều loại nhưng đặc trưng nhất vẫn là mứt gừng nguyên củ. Theo thống kê sơ bộ, có ít nhất 5 tấn mứt gừng được bán ra thị trường. Tuy nghề làm mứt không thể giải quyết việc làm cho người dân địa phương bởi chỉ làm mùa vụ, nhưng nó đã góp phần đem đến sự sung túc cho bà con nơi đây. Trang điểm cô dâu .
Chị Đỗ Thị Thu Trang, một người chuyên nghề làm mứt cho biết: “Ngoài 500 kg mứt gừng, tôi còn làm thêm mứt mãng cầu, mứt me... Giá cả đầu vào của nguyên liệu tăng cao, tuy nhiên mứt chỉ cao hơn 4.000 đồng/kg so với mọi năm (hiện nay giá sỉ là 38.000 đồng/kg, bán lẻ từ 45.000- 50.000 đồng/kg). Bởi lẽ nếu giá quá cao người tiêu dùng khó chấp nhận, đồng thời với giá này người làm mứt đã có thể lấy công làm lời. Một mùa tết tôi cũng thu được vài triệu đồng, đủ ăn tết”.
Còn chị Nguyễn Thị Rạng phấn khởi cho biết, từ ngày 15 đến 22-12 âm lịch mới là cao điểm của mứt, nhưng dạo này đã có nhiều nơi đặt hàng để bán cho người dân làm quà biếu. Nhìn chung thị trường khá khả quan. Tỏ ra tiếc nuối, chị Lưu Thị Kim Huệ nói: “Năm nay tôi sợ thị trường ế ẩm nên chỉ làm 500 kg mứt gừng (ít hơn năm ngoái 100 kg) nay mới thấy tiếc. Nhu cầu của thị trường khá cao. Mới hôm nay đã có nhiều người đặt hàng. Tuy nhiên, chuyện đắt hay ế thì đến ngày 22-12 âm lịch mới biết được vì khi ấy mới chốt lò”.
Mứt gừng Bình Nhâm ngày càng được nhiều người biết đến bởi hương vị đặc trưng của nó. Tuy nhiên, cũng như nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác, xóm mứt này cũng chưa bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa được tập huấn kiến thức về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như khám sức khỏe định kỳ để làm ra những sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Thu Thảo
(Theo báo Bình Dương)
Lượt người xem:  Views:   1328
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành