Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - Ngày 25/10/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2857/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh do vi rút zika quy mô xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2786/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác Thường trực Tổng điều tra kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2017.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 3885/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 24/CT-UBND về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT -  UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2774/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2017 của tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung tổ chức Ngày pháp luật 9/11/2016 của tỉnh tại Kế hoạch số 3098/KH-UBND ngày 26/8/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện Ngày hội Công nhân với pháp luật tỉnh Bình Dương năm 2016.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2686/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương (BCĐ). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương năm 2016.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Rằm tháng Giêng 2019Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Rằm tháng Giêng 2019

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông  (TTATGT) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Rằm tháng Giêng 2019.

​Theo đó, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành chức năng, Ban An toàn giao thông tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra ATGT, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải như: Chèn ép, sang nhượng hành khách, tăng giá vé trái quy định…; yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, Hợp tác xã vận tải tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện; đẩy mạnh thực hiện bán vé qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân đi lại, không để hành khách không có điều kiện về ​quê đón xuân, vui Tết do thiếu phương tiện đi lại; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm lòng đường, lề đường, hành lang ATGT; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, tổ chức giao thông, đảm bảo ATGT và bảo vệ môi trường trên các công trình đang thi công; xây dựng phương án tổ chức, phân luồng giao thông phù hợp trên các tuyến đường giao thông trọng điểm có lưu lượng phương tiện lớn, đặc biệt trên các tuyến Quốc lộ 13, Quốc lộ 1K, ĐT.743, đường Mỹ Phước - Tân Vạn... để phòng, ngừa ùn tắc giao thông, đảm bảo giao thông được thông suốt…​

Văn bản​ 

12/27/2018 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếttrật tự, an toàn, giao thông,Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Kỷ Hợi, Lễ hội, Rằm tháng Giêng376-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-dip-tet-duong-lich-tet-nguyen-dan-ky-hoi-va-le-hoi-ram-thang-gieng-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
303.00
121,000
0.00
121000
36,663,000
/PublishingImages/2018-12/Tin 6.ngay 28.12.18.mp3
Không để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháyKhông để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới.

 

​Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và Kế hoạch số 1210/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương phải coi trọng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, xác định đây là nhiệm vụ chính phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; nhân rộng các mô hình, cách làm hay, điển hình về PCCC hoạt động hiệu quả; các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh dành thời lượng phù hợp, ưu tiên khung giờ nhiều người theo dõi để tuyên truyền công tác PCCC và cứunạn, cứu hộ (CNCH).

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng nhất là hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ nhiều căn hộ có nhiều tầng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định pháp luật về PCCC, chây ỳ, không kịp thời khắc phục vi phạm; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc cấp phép hoạt động đối với dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, rà soát nhiệm vụ xây dựng Đề án Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương và thống nhất, đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ về bảo đảm giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, CNCH trên địa bàn.

Kế hoạch ​​

4/4/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxảy ra, tình trạng, công trình, xây dựng, cơ sở, tuân thủ, quy định, phòng cháy, chữa cháy792-khong-de-xay-ra-tinh-trang-cac-cong-trinh-xay-dung-co-so-khong-tuan-thu-quy-dinh-ve-phong-chay-chua-chaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
471.00
121,000
0.00
121000
0
Đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụĐào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Theo đó, tổng chỉ tiêu dự kiến đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên là 180 người. Tùy theo nhu cầu đào tạo thực tế của học viên, cơ quan đặt hàng có thể linh động chuyển đổi nghề đào tạo để đặt hàng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhưng không vượt quá nguồn kinh phí theo kế hoạch.

Sở Lao động - Lao động và Xã hội thực hiện nhiệm vụ đặt hàng đào tạo.

Đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trình độ sơ cấp: Các  trường  cao  đẳng,  trung  cấp;  các  Trung  tâm  giáo  dục  nghề nghiệp; các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo khác đủ điều kiện đào tạo trình độ sơ cấp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Đối tượng được hỗ trợ đào tạo là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện: Có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề và thẻ còn giá trị sử dụng trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cấp thẻ; chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; thẻ chỉ được hỗ trợ học nghề 01 lần.

Thanh niên tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong một năm kể từ ngày cấp. Các mức hỗ trợ gồm: Mức hỗ trợ chi phí đào tạo; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo từng nghề đào tạo được thực hiện. Cụ thể: Đối với các nghề đã được UBND tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Quyết định số 37/2020/QĐ-UBND ngày 31/12/2020, thì thực hiện theo Quyết định số 2764/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND tỉnh ban hành bảng đơn giá dịch vụ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên của tỉnh Bình Dương. Đối với các nghề đào tạo mà thanh niên có nhu cầu nhưng chưa được UBND tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoặc chưa ban hành giá dịch vụ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham mưu xây dựng, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại với mức 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của thẻ thì ngân sách Nhà nước quyết toán số chi thực tế.

Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.​

Quyết định  ​​

7/13/2022 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐào tạo nghề, trình độ, sơ cấp, thanh niên, hoàn thành, nghĩa vụ, Quân sự, Công an,  tình nguyện, nhiệm vụ377-dao-tao-nghe-trinh-do-so-cap-cho-thanh-nien-hoan-thanh-nghia-vu-quan-su-nghia-vu-cong-an-thanh-nien-tinh-nguyen-hoan-thanh-nhiem-vThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
844.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

TTĐT - ​​UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp có trách nhiệm lãnh đạo, quyết tâm giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt đổi mới sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp chủ yếu.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện hiệu quả NQ số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các NQ, chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Tổng kết các Kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng các Kế hoạch 05 năm giai đoạn 2026 - 2030.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, kết hợp với ngoại lực là quan trọng, cần thiết, đột phá, thường xuyên.

Tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các chính sách. Nâng cao năng lực dự báo tình hình, bám sát thực tiễn, linh hoạt trong quản lý và điều hành, nhất là đối với những vấn đề cấp bách phát sinh, đồng thời thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số của tỉnh. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phát triển văn hóa, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh. Thực hiện tốt các chính sách người có công, đối tượng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự xã hội; củng cố, tăng cường quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tuyển, gọi thanh niên nhập ngũ.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề án được giao.​

Kế hoạch​

2/15/2024 8:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết343-nhiem-vu-va-giai-phap-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh: Khám và điều trị cho trên 8.500 lượt bệnh nhânBan Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh: Khám và điều trị cho trên 8.500 lượt bệnh nhân
Hiện ban đang quản lý trên 4.700 hồ sơ. Trong năm 2008, tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã khám và điều trị cho trên 6.000 lượt bệnh nhân; tuyến huyện, thị đã khám cho trên 2.500 lượt và khám sức khỏe định kỳ cho gần 1.800 lượt cán bộ.
Các bệnh chiếm tỷ lệ cao là rối loạn lipid máu, dư cân, bệnh lý về tai họng cấp và mãn tính, tăng huyết áp, bệnh về tim... Ngoài ra, ban còn làm tốt công tác chính sách như thăm hỏi ốm đau, khám và cấp thuốc đầy đủ cho đối tượng chính sách.
Trong năm 2009, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh dự kiến chỉ tiêu khám cho 14.000 lượt cán bộ; tổ chức nói chuyện chuyên đề phòng bệnh cho người lớn tuổi...
 Thu Thảo
(Theo báo Bình Dương)
1/14/2009 10:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1412-Ban-Bao-ve-cham-soc-suc-khoe-can-bo-tinh-Kham-va-dieu-tri-cho-tren-8500-luot-benh-nhanThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủTriển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 598/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các sở, ban ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của đơn vị nhằm tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Qua đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện và kế hoạch chi tiết sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành. Chủ động tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu xếp hạng; tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả. Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên website của sở, ngành và Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Đồng thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn rà soát, đề xuất qui trình và nội dung dữ liệu nhận qua mạng cho phù hợp với thực tế.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định về giải trình và giải quyết các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua mạng hoặc dịch vụ bưu điện. Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng cuối quý) và báo cáo năm trước ngày 10 tháng 12, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện quý và cả năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ theo quy định.

Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia phản biện, góp ý và mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân.

3/21/2017 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtUBND tỉnh Bình Dương, kế hoạch, Nghị quyết của Chính phủ, nhiệm vụ, giải pháp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia201-trien-khai-thuc-hien-nghi-quyet-so-19-2017-nq-cp-ngay-06-02-2017-cua-chinh-phThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.45
121000
54,450
Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh: Khám và điều trị cho trên 8.500 lượt bệnh nhânBan Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh: Khám và điều trị cho trên 8.500 lượt bệnh nhân

Hiện ban đang quản lý trên 4.700 hồ sơ. Trong năm 2008, tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã khám và điều trị cho trên 6.000 lượt bệnh nhân; tuyến huyện, thị đã khám cho trên 2.500 lượt và khám sức khỏe định kỳ cho gần 1.800 lượt cán bộ.

Các bệnh chiếm tỷ lệ cao là rối loạn lipid máu, dư cân, bệnh lý về tai họng cấp và mãn tính, tăng huyết áp, bệnh về tim... Ngoài ra, ban còn làm tốt công tác chính sách như thăm hỏi ốm đau, khám và cấp thuốc đầy đủ cho đối tượng chính sách.
Trong năm 2009, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh dự kiến chỉ tiêu khám cho 14.000 lượt cán bộ; tổ chức nói chuyện chuyên đề phòng bệnh cho người lớn tuổi...
 Thu Thảo
(Theo báo Bình Dương)
1/14/2009 10:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết689-Ban-Bao-ve-cham-soc-suc-khoe-can-bo-tinh-Kham-va-dieu-tri-cho-tren-8500-luot-benh-nhanThông tin chỉ đạo, điều hành
Quy trình giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuy trình giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành quy trình giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

Theo đó, đối với chuyên gia nhập cảnh vào làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mời đón chuyên gia phải có văn bản xin cho chuyên gia nước ngoài vào làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Trong văn bản cần nêu rõ mục đích, lý do xây dựng phương án, lịch trình làm việc, cửa khẩu nhập cảnh, địa điểm lưu trú, phương tiện đưa đón, cách ly cụ thể cho các chuyên gia; phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình làm việc của chuyên gia và những người tiêp xúc. UBND tỉnh Bình Dương chỉ xem xét, phê duyệt chấp thuận cho phép chuyên gia nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) khi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mời đón đăng ký cho chuyên gia làm thủ tục nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế: Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) và Hoa Lư (tỉnh Bình Phước).

Chuyên gia khi làm thủ tục nhập cảnh cần phải có những giấy tờ sau: (1) Giấy xác nhận không dương tính với Covid-19 (với kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật Real Time - PCR) do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp từ 3 ngày trước ngày nhập cảnh Việt Nam; (2) Xuất trình Bảo hiểm y tế quốc tế theo quy định; (3) Thị thực hợp lệ được cấp bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc xác nhận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh-Bộ Công an về việc sẽ cấp thị thưc tại cửa khẩu nhập cảnh.

Yêu cầu chuyên gia nhập cảnh Việt Nam trước thời điểm đăng ký làm việc 01 ngày để thực hiện các thủ tục về khai báo y tế, xét nghiệm.

Tại cửa khẩu nhập cảnh, chuyên gia sẽ được các cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện: khai báo y tế, kiểm tra y tế và xét nghiệm nhanh Covid-19 ngay tại thời điểm nhập cảnh và yêu cầu chuyên gia sử dụng ứng dụng giám sát y tế điện tử Bluezone khi lưu trú và làm việc tại Việt Nam.

Ngay sau khi chuyên gia hoàn tất các thủ tục nhập cảnh, kiểm tra y tế và xét nghiệm nhanh Covid-19, xe y tế chuyên dụng của tỉnh hoặc xe của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mời đón (có giám sát y tế) sẽ tiếp nhận và đưa chuyên gia về địa điếm lưu trú đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Y tế chịu trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm gửi viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi chuyên gia được đưa về địa điểm lưu trú và đảm bảo thực hiện xét nghiệm 2 ngày/lần. Chuyên gia sẽ được bố trí tiếp xúc, làm việc theo lịch trình đã thông báo trước sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 lần thứ 2; hạn chế tối đa việc tiếp xúc; ưu tiên bố trí gặp gỡ, làm việc ngay tại địa điểm lưu trú. Trường hợp thực sự cần thiết phải làm việc bên ngoài, cần thực hiện theo phương án do cơ quan, doanh nghiệp mời đón đã thống nhất với Sở Y tế và các sở, ngành chức năng của tỉnh (bố trí phương tiện đi lại, khử khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, giãn cách 2m, rửa tay thường xuyên...).

Tất cả những người tiếp xúc với chuyên gia phải được cơ quan y tế ghi nhận thông tin, thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách, theo dõi sức khoẻ 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng. Khuyến cáo tất cả những người này hạn chế tiếp xúc với cộng đồng trong vòng 14 ngày.

Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mời đón chuyên gia vào làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) phải có kế hoạch, lịch trình thu xếp cho chuyên gia rời khỏi Việt Nam sau khi kết thúc chương trình làm việc. Trong trường hợp chuyên gia chưa hoàn tất công việc và có nhu cầu thực sự cần thiết phải ở lại để tiếp tục hoàn thành công việc thì UBND tỉnh sẽ xem xét gia hạn đối với từng trường hợp cụ thể. Một ngày trước khi xuất cảnh Việt Nam, các chuyên gia phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Đối với chuyên gia là khách mời của tỉnh nhập cảnh với mục đích kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế, cơ bản tương tự như các yêu cầu nêu trên, tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy xác nhận không dương tính với Covid-19 và không bắt buộc sử dụng ứng dụng Bluezone đối với khách VIP từ cấp Phó Tỉnh trưởng/Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên.     

Để hạn chế tối đa việc tiếp xúc, ưu tiên tổ chức các cuộc gặp, làm việc tại địa điểm lưu trú đã được phê duyệt. Quy trình làm việc, lưu trú được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4674/BYT-MT ngày 31/8/2020 của Bộ Y tế.          ​

Quyết định ​

10/16/2020 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy trình, giải quyết, người nước ngoài, nhập cảnh 623-quy-trinh-giai-quyet-cho-nguoi-nuoc-ngoai-nhap-canh-vao-lam-viec-ngan-ngay-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
918.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua Bưu điện giai đoạn 2017-2020Kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua Bưu điện giai đoạn 2017-2020

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạchTriển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua Bưu điện giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, lộ trình triển khai thực hiện được chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn I (đến 31/12/2017) sẽ triển khai tiếp nhận 90 thủ tục và trả 975 thủ tục qua Bưu điện. Giai đoạn II (từ 01/01/2018 đến 31/12/2018) sẽ triển khai tiếp nhận bổ sung 200 thủ tục. Giai đoạn III (từ 01/01/2019 đến 31/12/2019) sẽ triển khai tiếp nhận bổ sung 300 thủ tục. Giai đoạn IV (từ 01/01/2020 đến 21/12/2020) sẽ triển khai tiếp nhận 385 thủ tục. Tất cả các giai đoạn đều thực hiện 50% thủ tục hành chính có hồ sơ phát sinh và không quá 10% hồ sơ phải bổ sung thành phần.

Thời gian giao nhận giữa Bưu điện và cơ quan có thẩm quyền tối đa 2 lần/ngày với thời gian buổi sáng từ 09 giờ 00 – l0 giờ 00 và buổi chiều từ 14 giờ 30 – 15 giờ 00, không bao gồm ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết.

Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận và trả hồ sơ qua Bưu điện trước ngày 30/06/2017; thực hiện hướng dẫn, tập huấn cho nhân viên bưu điện, cung cấp các thành phần hồ sơ và biểu mẫu để hướng dẫn khách hàng trước ngày 10/07/2017.

Cước dịch vụ chuyển phát hồ sơ như sau:

Dịch vụNội tỉnhLiên tỉnh
Nội huyện/thị xã/thành phốLiên huyện/thị xã/thành phố
Tiếp nhận hoặc trả kết quả qua bưu điện (1 chiều)25.000 đồng35.000 đồng45.000 đồng
Tiếp nhận hoặc trả kết quả qua bưu điện (2 chiều)40.000 đồng50.000 đồng-

Cước thu hộ lệ phí như sau:                                                                           

Chi phí giá cướcCước/lượt
Lệ phí < 500.000 đồngMiễn phí
500.000 đồng =< Lệ phí =< 2.000.000 đồng5.000 đồng
Lệ phí > 2.000.000 đồngÁp dụng theo cước dịch vụ chuyển tiền tương ứng của bưu điện​
6/29/2017 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThủ tục hành chính, Bưu điện , 2017-2020357-ke-hoach-trien-khai-dich-vu-tiep-nhan-ho-so-va-tra-ket-qua-giai-quyet-tthc-qua-buu-dien-giai-doan-2017-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao độngThu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động thực hiện mô hình 15 trên địa bàn tỉnh.


Theo đó, việc thu thập, cập nhật thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác theo quy định để nắm bắt thông tin cụ thể về người lao động, người có nhu cầu tìm kiếm việc làm để phục vụ công tác quản lý nhà nước hỗ trợ giao dịch kết nối việc làm. Đồng thời tạo điều kiện trợ giúp khi cần thiết cho người lao động và người có nhu cầu tìm kiếm việc làm ở các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Đối tượng là người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên (nam đến 62 tuổi, nữ đến 60 tuổi) đang cư trú tại địa bàn tỉnh. Tổng số dự kiến 2.064.190 người (thường trú 1.026.655 người, tạm trú 1.037.535 người).

Các thông tin cơ bản của người lao động, trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động…

Đối với người có việc làm: Thu thập thông tin vị thế việc làm, công việc cụ thể đang làm (tham gia Bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, nơi làm việc).

Đối với người thất nghiệp: Tình trạng thất nghiệp, thời gian thất nghiệp.

Đối với người không tham gia hoạt động kinh tế: Lý do không tham gia.

Thông tin cập nhật, điều chỉnh: Kết qu​ả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động; đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chính xác; các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có sự thay đổi.

Thời gian thực hiện: Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin từ ngày 01/4/2024 đến thời điểm hoàn thành. 

Thời gian thu thập thông tin: Thu thập lần đầu trong vòng 150 ngày.

Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp phường, xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) chỉ đạo cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với lực lượng Đoàn Thanh niên, các Tổ, Đội nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn và các thành viên trong tổ tiến hành triển khai đến các tổ dân phố, thôn tổ chức thu thập thông tin; đồng thời chuyển phiếu thông tin về người lao động cho Công an cấp xã thực hiện triển khai nhập vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.​

Kế hoạch ​

4/9/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThu thập, cập nhật, tổng hợp, thông tin, người lao động103-thu-thap-cap-nhat-tong-hop-thong-tin-ve-nguoi-lao-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
537.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2009
Kinh tế-xã hội nước ta tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2009 tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa lạm phát, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội. Kết quả bước đầu đã có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tốc độ phát triển toàn nền kinh tế diễn ra còn chậm, tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực như sau:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Nông nghiệp
Trọng tâm sản xuất nông nghiệp tháng Hai là tiếp tục gieo cấy lúa đông xuân ở phía Bắc, thu hoạch lúa đông xuân sớm ở phía Nam và gieo trồng cây màu vụ xuân trên cả nước. Tính đến trung tuần tháng 02/2009, cả nước đã gieo cấy được 2604 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 116,7% cùng kỳ, bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 723,7 nghìn ha, bằng 170,6%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1880,3 nghìn ha, bằng 104%. Sau tết Nguyên đán, thời tiết nắng ấm thuận lợi cho gieo mạ nên các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, bảo đảm đúng thời vụ. Một số địa phương phía Bắc đã mở rộng diện tích áp dụng phương pháp gieo sạ (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên). Phương pháp gieo cấy này có ưu điểm là cho năng suất cao, tiết kiệm được chi phí lao động và giống. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng gieo cấy được 267,1 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước; các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã cơ bản kết thúc gieo cấy, đạt 321,2 nghìn ha, bằng 118,7%.
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 1541 nghìn ha, bằng 102,3% cùng kỳ năm 2008. Giá lúa ở mức cao đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích các cây trồng không hiệu quả sang trồng lúa, một số địa phương có diện tích gieo cấy tăng cao là: Long An tăng 5 nghìn ha; Kiên Giang tăng 7 nghìn ha; Trà Vinh tăng 2,3 nghìn ha. Cùng với gieo cấy lúa đông xuân, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được 286,5 nghìn ha lúa đông xuân sớm, chiếm 17% diện tích xuống giống và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng đến trung tuần tháng 02/2009, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 223,5 nghìn ha ngô, bằng 79,4% cùng kỳ năm trước; khoai lang 72,4 nghìn ha, bằng 78,7%; sắn 52,7 nghìn ha, bằng 121,5%; lạc 117,9 nghìn ha, bằng 125%; đỗ tương 63,6 nghìn ha, bằng 89,1% và rau đậu 326,4 nghìn ha, bằng 111,1% cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tháng này tập trung chủ yếu vào đầu tư để tái đàn do số lượng đầu con giảm mạnh sau dịp Tết nguyên đán. Tuy nhiên, do tâm lý lo sợ dịch bệnh nên tốc độ phát triển chậm. Tính đến 22/02/2009, dịch cúm gia cầm vẫn còn xuất hiện ở 10 tỉnh là: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hoà, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; dịch lở mồm long móng còn ở 7 tỉnh là: Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam và Kon Tum; dịch tai xanh chưa qua 21 ngày ở2 tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam.

Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung tháng 02/2009 ước tính đạt 16,5 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 25,7 triệu cây, tăng 0,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 182 nghìn m3, tăng 0,5%. Tính chung 02 tháng đầu năm 2009, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 24,8 nghìn ha, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 40,6 triệu cây, tăng 0,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 374,2 nghìn m3, tăng 0,7%. Trong tháng 02/2009, cả nước xảy ra 13 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 13,3 ha, trong đó Thái Nguyên 6,4 ha; Cao Bằng 4,8 ha.

Thủy sản
Sản lượng thuỷ sản tháng 02/2009 ước tính đạt 334,1 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 261,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 24,4 nghìn tấn, tăng 3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 02/2009 ước tính đạt 129,1 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 102 nghìn tấn, giảm 2,9% do diện tích nuôi có xu hướng giảm; tôm đạt 14,1 nghìn tấn, tăng 0,7%. Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 02/2009 ước tính đạt 205 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 190,8 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lượng khai thác tăng chủ yếu do thời tiết thuận lợi, giá nhiên liệu ổn định nên sau tết Nguyên đán nhiều tàu, thuyền đã khẩn trương ra khơi đánh bắt. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 669,7 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm sản lượng nuôi trồng đạt 273,6 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng khai thác đạt 396,1 nghìn tấn, tăng 2,5%.

Sản xuất công nghiệp
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2009 tăng chậm do tiếp tục gặp khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá trị sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm nay theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước giảm 4,4% (Trung ương quản lý giảm 4,2%, địa phương quản lý giảm 5%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,3% (dầu mỏ và khí đốt tăng 14,8%, các ngành khác tăng 2,2%).
Một số sản phẩm công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng sản lượng so với cùng kỳ năm trước là: Dầu thô khai thác ước tính đạt 2,98 triệu tấn, tăng 14,2%, chủ yếu do 5 mỏ dầu mới được đưa vào khai thác từ tháng 7, 8 năm 2008; xi măng tăng 10%; đường kính tăng 6,6%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 6,5%; sữa bột tăng 5,4%.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng thấp hoặc giảm so với 2 tháng đầu năm 2008 như: Điện sản xuất tăng 0,7%; phân hoá học tăng 1%; điều hòa nhiệt độ giảm 64,1%; kính thủy tinh giảm 50,5%; vải dệt từ sợi bông giảm 29,6%; gạch lát ceramic giảm 20,2%; máy giặt giảm 19%; bình đun nước nóng giảm 16,3%; khí hóa lỏng giảm 12,9%; xe máy giảm 12,7%; dầu thực vật tinh luyện giảm 12,3%; ti vi giảm 11,7%; thép tròn giảm 9%; thủy hải sản chế biến giảm 8,2%; ô tô giảm 6,1%; than sạch khai thác giảm 6%; tủ lạnh, tủ đá giảm 5,2%; khí đốt thiên nhiên giảm 5,1%; gạch xây giảm 4,1%.
Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng khá so với 2 tháng đầu năm 2008 là: Thanh Hóa tăng 18,4%; Hải Phòng tăng 10,4 %; Cần Thơ tăng 10,3%; Đồng Nai tăng 9,9%; Hà Nội tăng 8,5%; Bình Dương tăng 8,3%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,8%. Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng thấp ở mức 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tốc độ giảm như: Phú Thọ giảm 29,8%; Vĩnh Phúc giảm 17,5%; Hải Dương giảm 10,9%; Đà Nẵng giảm 8,1%
Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, bằng 10,8% kế hoạch năm, bao gồm vốn trung ương đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, bằng 10,2%; vốn địa phương đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, bằng 11,1%.
Trong 2 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện của Bộ Xây dựng đạt 68 tỷ đồng, bằng 16% kế hoạch năm; Bộ Công thương 33,7 tỷ đồng, bằng 14,2%; Bộ Giao thông Vận tải 710 tỷ đồng, bằng 11,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 86,8 tỷ đồng, bằng 11,3%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 327,5 tỷ đồng, bằng 11,1%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch 60 tỷ đồng, bằng 11,1%; Bộ Y tế 96,8 tỷ đồng, bằng 9,6%. Một số địa phương có tiến độ vốn đầu tư thực hiện nhanh là: Bắc Ninh 189 tỷ đồng, bằng 23,7% kế hoạch năm; Hòa Bình 195,5 tỷ đồng, bằng 20,2%; Hà Tĩnh 180,2 tỷ đồng, bằng 17,2%; Quảng Trị 121 tỷ đồng, bằng 16,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/02/2009 đạt 1,5 tỷ USD vốn đăng ký với 67 dự án mới được cấp giấy phép. So với cùng kỳ năm trước, số dự án giảm 65%, tổng số vốn đăng ký giảm 69%. Nếu tính thêm 3,8 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 10 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến 20/02/2009 đạt 5,3 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2008.

Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 179,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó kinh doanh thương nghiệp đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2%; khách sạn, nhà hàng đạt 20,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1%; dịch vụ đạt 16,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8%. Riêng hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 63,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,3% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước và tăng 18,5% so với 2 tháng đầu năm 2008.

Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 tăng 1,17% so với tháng trước. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng trên 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,67% (lương thực tăng 0,82%; thực phẩm tăng 1,72%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,59%. Nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng dưới 1% gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,8%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,7%; dược phẩm, y tế tăng 0,36%; giáo dục tăng 0,04%.

Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số giá giảm: Văn hoá, thể thao, giải trí giảm 0,07%; phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,05%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 tăng 14,78%; so với tháng 12/2008, chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 tăng 1,49%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm 2009 tăng 16,13% so với cùng kỳ năm 2008.
Chỉ số giá vàng tháng 02/2009 tăng 5,74% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 9,59% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2009 tăng 0,91% so với tháng trước, tăng 9,28% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,4% so với tháng 12 năm trước. 

Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,1% so với số liệu đã ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,8 tỷ USD, giảm 23,4%.
Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Giá thế giới giảm, một số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2008; dầu thô đạt 958 triệu USD, giảm 42,4% (tăng 26,7% về lượng); giày dép đạt 658 triệu USD, giảm 7,3%; thủy sản đạt 461 triệu USD, giảm 5,8%; cà phê đạt 440 triệu USD, giảm 9,6% (tăng 10,8% về lượng); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 327 triệu USD, giảm 26,3%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 307 triệu USD, giảm 13,7%. Riêng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng cao cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó lượng đạt 919 nghìn tấn, tăng 103,6%; kim ngạch đạt 399 triệu USD, tăng 113,2%. Nếu 8 mặt hàng  (Hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, than đá, dầu thô, cao su) được tính theo giá bình quân 2 tháng đầu năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 đạt 3,3 tỷ USD, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 18,8% so với số liệu đã ước tính do giảm nhập khẩu một số mặt hàng liên quan đến đầu tư và sả n xuất hàng công nghiệp như: Máy móc thiết bị; hàng điện tử, máy tính và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép; thức ăn gia súc... Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 32,1% so với tháng trước và giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóanhập khẩu  ước tính đạt 7,7 tỷ USD, giảm 43,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 4,9 tỷ USD, giảm 48,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,8%.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm nay đều giảm về lượng, bên cạnh đó giá thế giới giảm mạnh dẫn đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,8 tỷ USD, giảm 24%; xăng dầu đạt 753 triệu USD, giảm 60% (giảm 26,2% về lượng và giá giảm 46%); vải đạt 494 triệu USD, giảm 4,4%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 420 triệu USD, giảm 30,1%; sắt thép đạt 412 triệu USD, giảm 74,2% (giảm 69,7% về lượng và giá giảm 20%); chất dẻo đạt 312 triệu USD, giảm 34,4%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 219 triệu USD, giảm 27,1%; hóa chất đạt 174 triệu USD, giảm 41,6%; phân bón đạt 169 triệu USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 33,7% về kim ngạch; số lượng ô tô nguyên chiếc giảm 75,3%. Nếu các mặt hàng chủ yếu được tính theo giá bình quân 2 tháng đầu năm 2008 thì kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2009 chỉ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 01/2009 là tháng đầu tiên xuất siêu kể từ tháng 01/2006 với mức xuất siêu đạt 390 triệu USD, tháng 02/2009 nhập siêu ước tính 100 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2009, xuất siêu 290 triệu USD, bằng 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 688,8 nghìn lượt người, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 403,4 nghìn lượt người, giảm 14,6%; đến vì công việc 107,7 nghìn lượt người, giảm 20,1%; thăm thân nhân đạt 129,3 nghìn lượt người, tăng 2,4%.

Trong 2 tháng đầu năm, lượng khách từ Hoa Kỳ đến nước ta ước tính đạt 89,5 nghìn lượt người, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước; khách đến từ Ôx-trây-li-a đạt 49,5 nghìn lượt người, tăng 14,4%; khách đến từ Pháp 31,2 nghìn lượt người, tăng 12,4%; khách đến từ Ca-na-đa 22,5 nghìn lượt người, tăng 29,8%. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tuy có lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc 72,1 nghìn lượt người, giảm 12,9%; Hàn Quốc 70,2 nghìn lượt người, giảm 22,4%; Nhật Bản 67,3 nghìn lượt người, giảm 8,3%; Đài Loan 49,4 nghìn lượt người, giảm 6,2%, Ma-lai-xi-a 26,1 nghìn lượt người, giảm 8,9%.

Vận tải
Vận chuyển hành khách 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 320,2 triệu lượt khách, tăng 7,4% và 13,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hành khách ở hầu hết các ngành vận tải đều tăng, trong đó đường bộ đạt 288,3 triệu lượt khách, tăng 7,8% và 9,7 tỷ lượt khách.km, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2008; đường sông đạt 27,2 triệu lượt khách, tăng 2,3% và 0,5 tỷ lượt khách.km, tăng 1,8%; đường hàng không đạt 1,7 triệu lượt khách, tăng 0,8% và 2,9 tỷ lượt khách.km, tăng 3,2%.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 105,6 triệu tấn, giảm 0,4% và 26,7 tỷ tấn.km, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó vận tải đường bộ đạt 74,5 triệu tấn, tăng 2,3% và 4,1 tỷ tấn.km, giảm 2,2%; đường sông đạt 21,6 triệu tấn, giảm 2,9% và 3,5 tỷ tấn.km, giảm 6,2%; đường biển đạt 8,6 triệu tấn, giảm 11,5% và 18,6 tỷ tấn.km, giảm 8,5% do lượng xuất khẩu qua cảng biển của một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Bưu chính viễn thông
Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, nhiều loại dịch vụ khuyến mại và chăm sóc khách hàng được cung cấp để kích cầu tiêu dùng. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 4,5 triệu thuê bao, tăng 83,6% so với cùng kỳ năm 2008, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên cả nước tính đến cuối tháng 02/2009 lên 83,9 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 51,2 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 02/2009 ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao. Tổng doanh thu thuần bưu chính viễn thông 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 13,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 35,2%.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
3/23/2009 9:16 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2011-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-2-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5NewBảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

​Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... Cương quyết ngăn chặn tụ tập điều khiển xe chạy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biện pháp trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải ứng trực thường xuyên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt gắn chặt với hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, sẵn sàng giải tỏa, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng, phương tiện và tai nạn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. 

Đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước; rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công xây dựng. Các trạm thu phí cầu, đường bộ (B.O.T) phải có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí...

Văn bản ​

4/23/2024 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, nghỉ lễ, 30/4, 01/5468-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-30-4-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
557.00
121,000
0.00
121000
0
Tái thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình DươngTái thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013 bầu ra Ban Chấp hành chính thức, thông qua điều lệ hoạt động, quy chế làm việc.
Theo đó, hội sẽ kiện toàn tổ chức, xây dựng và phát triển hội; thành lập các ban cho từng lĩnh vực hoạt động, xây dựng từng bộ môn chuyên sâu như kiểng cổ, bon sai, mai vàng, hoa lan, đá cảnh, cây khô mỹ thuật, tiểu cảnh, non bộ, cá cảnh, chim cảnh; hàng năm có bình xét và phong tặng danh hiệu nghệ nhân các loại hình sinh vật cảnh cho những cá nhân hội viên theo tiêu chuẩn của hội; tổ chức học tập, huấn luyện, sản xuất - kinh doanh sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh, hướng tới thị trường xuất khẩu.cách làm bánh xèo
Được biết, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương đã ra đời hơn 10 năm, với số hội viên khoảng trên 800 người. Tuy nhiên, do tổ chức không chặt chẽ và bài bản nên hội dần suy yếu dẫn đến việc giải thể hội vào giữa tháng 7-2008. Sau đó, những người có tâm huyết với phong trào sinh vật cảnh của tỉnh đã cùng ký tên xin tái thành lập hội và đã được UBND tỉnh đã ký Quyết định số 3636/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Sinh vật cảnh Bình Dương ngày 17-11-2008.
 
Ngọc Trinh
(Theo báo Bình Dương)
1/9/2009 3:41 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1852-Tai-thanh-lap-Hoi-Sinh-vat-canh-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Triệt xóa kịp thời các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niênTriệt xóa kịp thời các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.​

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm kiềm chế tỷ lệ gia tăng; tiến tới giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy so với năm trước; bảo đảm quản lý chặt chẽ số thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy theo quy định. 

Đến năm 2025 trên 80% và năm 2030 trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp và thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.

Hàng năm, giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy so với năm trước; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.

Các tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy xây dựng mô hình phòng, chống ma túy; trong đó mỗi năm giúp đỡ, hỗ trợ để cảm hóa được ít nhất 01 thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy hoặc thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định.

Ít nhất 70% cơ sở giáo dục bậc trung học cơ sở trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. 

Đến năm 2025 có trên 80% và năm 2030 có 100% cán bộ, giáo viên, giảng viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy để có đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.

Kế hoạch ​​

4/17/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriệt xóa, kịp thời, tụ điểm, phức tạp, ma túy, liên quan, thanh, thiếu niên373-triet-xoa-kip-thoi-cac-diem-tu-diem-phuc-tap-ve-ma-tuy-lien-quan-den-thanh-thieu-nieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
428.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9Tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn​ bản về việc tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9.

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là đơn vị) bố trí nghỉ lễ hợp lý; phân công trực trong những ngày nghỉ, thường xuyên nắm tình hình, chủ động xử lý các vấn đề phát sinh; kịp thời báo cáo các vấn đề nổi cộm, đột xuất thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý về lãnh đạo UBND tỉnh.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải và Ban An toàn Giao thông tỉnh báo cáo nhanh tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; trật tự an toàn giao thô​ng; phòng chống cháy, nổ và các vấn đề cần quan tâm khác thuộc ngành, lĩnh vực quản lý từng ngày (từ ngày 01/9 đến hết ngày 03/9/2018), gửi hỏa tốc về UBND tỉnh trước 14 giờ hàng ngày qua Email: tonghopvpub@binhduong.gov.vn và fax: (0274) 3822174.

Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ theo quy định.

 Văn bản ​

8/29/2018 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếttrực, Lễ Quốc khánh, 02/9, 2/9599-to-chuc-truc-va-bao-cao-tinh-hinh-trong-dip-nghi-le-quoc-khanh-02-Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
228.00
121,000
0.00
121000
27,588,000
Tái thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình DươngTái thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013 bầu ra Ban Chấp hành chính thức, thông qua điều lệ hoạt động, quy chế làm việc.

Theo đó, hội sẽ kiện toàn tổ chức, xây dựng và phát triển hội; thành lập các ban cho từng lĩnh vực hoạt động, xây dựng từng bộ môn chuyên sâu như kiểng cổ, bon sai, mai vàng, hoa lan, đá cảnh, cây khô mỹ thuật, tiểu cảnh, non bộ, cá cảnh, chim cảnh; hàng năm có bình xét và phong tặng danh hiệu nghệ nhân các loại hình sinh vật cảnh cho những cá nhân hội viên theo tiêu chuẩn của hội; tổ chức học tập, huấn luyện, sản xuất - kinh doanh sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh, hướng tới thị trường xuất khẩu.cách làm bánh xèo
Được biết, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương đã ra đời hơn 10 năm, với số hội viên khoảng trên 800 người. Tuy nhiên, do tổ chức không chặt chẽ và bài bản nên hội dần suy yếu dẫn đến việc giải thể hội vào giữa tháng 7-2008. Sau đó, những người có tâm huyết với phong trào sinh vật cảnh của tỉnh đã cùng ký tên xin tái thành lập hội và đã được UBND tỉnh đã ký Quyết định số 3636/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Sinh vật cảnh Bình Dương ngày 17-11-2008.
 
Ngọc Trinh
(Theo báo Bình Dương)
1/9/2009 3:41 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết686-Tai-thanh-lap-Hoi-Sinh-vat-canh-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống hiệu quả dịch bệnh mùa hèTriển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống hiệu quả dịch bệnh mùa hè

TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022.​

Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể khẩn trương chỉ đạo chính quyền các cấp, đơn vị trực thuộc, huy động các ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội tại địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não,… đặc biệt là SXH; triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy.

Sở Y tế chủ động xây dựng và ban hành các kế hoạch để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mùa hè kịp thời, hiệu quả không để bùng dịch, dịch chồng dịch trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống SXH lần thứ 12 (15/6/2022) và triển khai các hoạt động thiết thực nhằm truyền thông phòng, chống SXH trước mùa dịch. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức việc thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh trình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời.

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, lồng ghép với truyền thông phòng, chống Covid-19 và các hoạt động khác đề người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi lăng quăng, bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt…​

Văn bản ​

5/17/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, quyết liệt, đồng bộ, giải pháp, hiệu quả, dịch bệnh, mùa hè399-trien-khai-quyet-liet-dong-bo-cac-giai-phap-phong-chong-hieu-qua-dich-benh-mua-hThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
408.00
121,000
0.00
121000
0
Khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việcKhắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Công văn số 4536/BNV-TCBC ngày 14/9/2022 của Bộ Nội vụ về việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc.

Theo đó, thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 4536/BNV-TCBC ngày 14/9/2022 của Bộ Nội vụ. Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý; có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; quan tâm cải thiện môi trường làm việc, tạo cơ hội phát triển, gắn bó, ổn định trong khu vực Nhà nước.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đổi mới lề lối làm việc, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Văn bản ​​

10/6/2022 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKhắc phục, tình trạng, cán bộ, công chức, viên chức, nghỉ việc, thôi việc535-khac-phuc-tinh-trang-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nghi-viec-thoi-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
304.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dânNewPhòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

​ 

​Theo đó, các, sở, ban, ngành phối hợp tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện nội dung Công văn số 1545/BXD-HTKT ngày 10/04/2024 của Bộ Xây dựng về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, chủ động theo dõi diễn biến, dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn liên quan trực tiếp đến nguồn nước, chất lượng nước; việc vận hành đập, hồ thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước và ưu tiên nguồn phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân.

Song song đó, bố trí nguồn lực, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp cấp nước cần thiết, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm đảm bảo chất lượng, lưu lượng nước sinh hoạt tối thiểu cung cấp cho đời sống của người dân trong thời kỳ cao điểm mùa khô, xâm nhập mặn, nắng nóng. Tập trung triển khai các dự án cấp nước vùng, các dự án cấp nước có nguồn nước bền vững theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kịp thời báo cáo, đề xuất hướng giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Tăng cường kết nối hệ thống cấp nước sinh hoạt với nguồn nước bền vững từ hồ chứa nước ngọt, công trình thủy lợi; nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước, tăng cường kết nối giữa các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước; bố trí quỹ đất cho công trình trữnước trên hệ thống cấp nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm đảm bảo nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh lập, thực hiện kế hoạch bảo đảmcấp nước an toàn, quản lý rủi ro; xây dựng quy trình và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố hạn hán, xâm nhập mặn và mất an ninh, an toàn cấp nước; tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn.

Văn bản ​​

 

4/23/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhòng, chống, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập, mặn, đảm bảo, cấp nước, sinh hoạt, người dân925-phong-chong-nang-nong-han-han-xam-nhap-man-dam-bao-cap-nuoc-sinh-hoat-cho-nguoi-daThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
466.00
121,000
0.00
121000
0
Đội hình tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính Đội hình tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Đội hình tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024 – 2025.

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm tạo môi trường cho tuổi trẻ Bình Dương mà đối tượng chính là học sinh, sinh viên các trường THPT, trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh và đoàn viên thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức trẻ phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì một nền hành chính năng động, hiện đại, thân thiện.

Tình nguyện viên sẽ trực tiếp hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã; hướng dẫn người dân thực hiện TTHC và nộp hồ sơ trực tuyến tại nhà, ấp, khu phố, nơi làm việc, các công ty, doanh nghiệp, nơi học tập...

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện TTHC, trọng tâm là việc hướng dẫn đăng ký, đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an (VNeID) cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; hỗ trợ scan hồ sơ, tài liệu; nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt,…; tạo thói quen và sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC trực tiếp tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh và trực tuyến tại nhà hoặc nơi làm việc, nơi học tập,…

Song song đó, tuyên truyền những lợi ích, tiện lợi mang lại cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện DVCTT, đồng thời tăng cường sự kết nối giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp nhằm gia tăng sự tương tác, thông tin, tạo thuận lợi trong thực hiện TTHC; bước đầu xây dựng công dân số, chính quyền số hướng đến phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách TTHC gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, trọng tâm là thực hiện DVCTT toàn trình, DVCTT một phần, DVCTT đủ điều kiện không nhận hồ sơ giấy nhằm giảm thời gian, chi phí hành chính, cải thiện chất lượng cung cấp DVCTT, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần "Hành chính phục vụ" với phương châm "lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ" để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng số lượng người dân đăng ký tài khoản DVCTT hướng đến người dân trên địa bàn tỉnh đều có tài khoản và nắm được cách thức nộp hồ sơ trực tuyến.

Kế hoạch ​​

4/17/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐội hình, tình nguyện viên, hướng dẫn, hỗ trợ, người dân, doanh nghiệp, thực hiện, thủ tục hành chính 530-doi-hinh-tinh-nguyen-vien-huong-dan-ho-tro-nguoi-dan-doanh-nghiep-thuc-hien-thu-tuc-hanh-chinhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
549.00
121,000
0.00
121000
0
Công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023Công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định lập, công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023.

​Theo đó, danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 202gồm 141 cá nhân (115 giám định viên tư pháp và 26 người giám định tư pháp theo vụ việc), 02 tổ chức giám định tư pháp công lập và 01 tổ chức giám định tư ph​áp theo vụ việc.

Quyết định​

4/22/2024 8:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông bố, danh sách, cá nhân, tổ chức, giám định, tư pháp, địa bàn tỉnh, năm 2023155-cong-bo-danh-sach-ca-nhan-to-chuc-giam-dinh-tu-phap-tren-dia-ban-tinh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, phấn đấu đến giai đoạn trước năm 2020 sẽ xây dựng hệ thống cảng, bến thuỷ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với khối lượng vận chuyển hơn 8 triệu tấn hàng hoá và hơn 3 triệu hành khách vào năm 2020; giai đoạn 2021-2025, tiếp tục xây dựng hệ thống cảng, bến thuỷ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với khối lượng vận chuyển hơn 20 triệu tấn hàng hoá và gần 6 triệu hành khách vào năm 2025; giai đoạn sau 2025, hoàn thiện hệ thống cảng, bến thuỷ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với khối lượng vận chuyển hơn 40 triệu tấn hàng hoá và hơn 8 triệu hành khách vào năm 2030, khối lượng vận chuyển bằng đường thủy chiế​m khoảng 15% tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cả tỉnh.

Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quy hoạch cảng thủy nội địa gồm 10 cảng hàng hoá, 01 cảng hành khách và 07 cảng chuyên dùng; xoá bỏ và mở mới một số bến hàng hóa; nâng cấp và mở mới một số bến hành khách; đình chỉ hoạt động các bến khách ngang sông không đảm bảo yêu cầu theo quy định và mở mới một số bến khách ngang sông.

7/5/2018 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtbến cảng, bến thủy nội địa, bến hành khách, bến hàng hóa, hệ thống cảng335-quy-hoach-chi-tiet-he-thong-cang-ben-thuy-noi-dia-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-den-nam-2020-va-tam-nhin-den-nam-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
292.00
121,000
0.00
121000
35,332,000
Chương trình làm việc tháng 11/2018 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 11/2018 của UBND tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo về chương trình làm việc tháng 11/2018 của UBND tỉnh.

Theo đó, trong tuần thứ II (05-09/11/2018), UBND tỉnh sẽ thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2018 gồm có 06 báo cáo; 08 tờ trình và dự thảo Nghị quyết.

Trong tuần thứ III (12-16/11/2018), UBND tỉnh sẽ tiếp tục thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2018 gồm có 06 báo cáo; 04 tờ trình và 05 dự thảo Nghị quyết.​

Thông báo​​​​

11/6/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, tháng 11/2018, UBND tỉnh134-chuong-trinh-lam-viec-thang-11-2018-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
105.00
121,000
0.00
121000
12,705,000
Thông báo viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamThông báo viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
  
TTĐT - Ngày 22/01, UBND tỉnh Bình Dương có Thông báo số 07/TB-UBND về việc "Viếng nghĩa trang liệt sĩ, treo quốc kỳ, họp mặt nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015) và nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015".
 
Theo đó, vào ngày thứ ba 03/02/2015 (nhằm ngày 15 tháng chạp âm lịch), sẽ tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 06 giờ 30; Họp mặt kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết Ất Mùi năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, vào lúc 08 giờ 30.
  
Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 thực hiện theo Thông báo số 4724/TB-BLĐTBXH ngày 11/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc "Hoán đổi ngày nghỉ, ngày đi làm bù các dịp nghỉ lễ, Tết năm 2015".
   
Hoài Hương
1/27/2015 12:23 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1137-Thong-bao-vieng-nghia-trang-liet-si-nhan-ky-niem-85-nam-ngay-thanh-lap-Dang-Cong-san-Viet-NamThông tin chỉ đạo, điều hành
Thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng VươngThông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo về việc nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương​.

​Theo đó, các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 01 ngày: Thứ Năm, ngày 18/4/2024.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ lễ trong 01 ngày: Thứ năm, ngày 18/4/2024.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau ngày lễ, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước ngày lễ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân tổng vệ sinh ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức treo cờ tại trụ sở làm việc đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về lễ Giổ Tổ Hùng Vương.​

Thông báo​

 

4/16/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nghỉ, 1 ngày, Giỗ Tổ, Hùng Vương846-thong-bao-nghi-le-gio-to-hung-vuonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 Điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 .

​Theo đó, điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh và Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông như sau:

  ​Danh mụcKế hoạch vốn năm 2024 đã bố tríKế hoạch vốn năm 2024 điều chỉnhTăngGiảm
 TỔNG CỘNG6.493.6216.475.6214.2054.205
 Vốn tỉnh tập trung6.493.6216.475.6214.2054.205
 Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông6.192.1216.174.1212.1002.100
1Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại Bình Dương5982.6982.1000
2Dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn6.191.523​6.171.42302.100
 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh301.500301.5002.1052.105
3Xây dựng hoàn chỉnh Khu vực văn hóa tưởng niệm Khu di tích lịch sử Chiến khu Long Nguyên1.5003.6052.1050
4Xây dựng Trường Chính trị chuẩn tỉnh Bình Dương300.000297.89502.105

 Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh. 

Quyết định​

4/22/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, nội bộ, kế hoạch, đầu tư, vốn, ngân sách, nhà nước, năm 2024 334-dieu-chinh-noi-bo-ke-hoach-dau-tu-von-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2024Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoàiNâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).

Qua đó nhằm triển khai đồng bộ các biện pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho NVNONN; đưa công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Đồng thời, tăng cường công tác vận động người Bình Dương ở nước ngoài ổn định và phát triển cuộc sống; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, hòa nhập vào cộng đồng ở nước sở tại.

Phát huy vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác PBGDPL liên quan đến NVNONN; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa Sở Ngoại vụ với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Sở Ngoại vụ phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ triển khai các văn bản có nội dung liên quan đến công tác NVNONN; tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin tài liệu pháp luật; thường xuyên tổ chức đối thoại chính sách pháp luật, giải đáp pháp luật và các vướng mắc phổ biến trong áp dụng pháp luật đối với NVNONN.

Bên cạnh đó, xây dựng, nâng cao chất lượng các tin, bài viết, chương trình, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng những quy định của pháp luật liên quan đến công tác NVNONN.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trên thiết bị di động để PBGDPL toàn diện, rộng khắp đến mọi đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; biên soạn, in, cấp phát, đăng tải các tài liệu PBGDPL bằng các ngôn ngữ khác nhau, bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn.

Kế hoạch 

5/20/2022 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNâng cao, nhận thức, ý thức, tuân thủ, chấp hành, pháp luật, Việt Nam, nước ngoài335-nang-cao-nhan-thuc-va-y-thuc-tuan-thu-chap-hanh-phap-luat-cho-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
438.00
121,000
0.00
121000
0
Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 nghiêm túc, hiệu quảChuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 nghiêm túc, hiệu quả

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 (gọi tắt là Kỳ thi) tại tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Quy chế thi và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kỳ thi phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND  huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và những nội dung được sửa đổi, bổ sung của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đến học sinh và cha mẹ học sinh được biết. Đồng thời phổ biến, quán triệt cho toàn thể giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 được rõ Quy chế thi tốt nghiệp, Quy chế tuyển sinh đại học năm 2024 và các quy định khác liên quan đến Kỳ thi. Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức ôn tập cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi; hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng; giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến Kỳ thi.

Song song đó, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, bảo đảm thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và ôn tập cho học sinh trong các trường phổ thông thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng phương án huy động đội ngũ, cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo; tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cho cán bộ, giáo viên tham gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả; bố trí các nguồn lực thực hiện các khâu của Kỳ thi theo đúng quy chế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức Kỳ thi, bố trí các điểm thi bảo đảm thuận lợi cho thí sinh, cán bộ, giáo viên làm công tác thi; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, trật tự; bảo đảm việc đi lại, ăn nghỉ, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi tại các điểm thi…

Chỉ thị ​

4/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChuẩn bị, điều kiện, đảm bảo, tổ chức, Kỳ thi, tốt nghiệp, trung học phổ thông, năm 2024, nghiêm túc, hiệu quả304-chuan-bi-tot-cac-dieu-kien-dam-bao-to-chuc-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2024-nghiem-tuc-hieu-quThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
535.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next