Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị tuyên truyền nâng cao cảnh giác, phòng chống việc mạo danh, giả danh quân nhân, cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

 
 

TTĐT - ​Sau thành công của Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 06/7/2021, 70 đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương khóa X chính thức thực hiện trách nhiệm của mình với cử tri và nhân dân tỉnh nhà. Trải qua nửa nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, nỗ lực thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xứng đáng với niềm tin của cử tri.

 
 

TTĐT - ​Sáng 26-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Hội Bảo trợ người khuyết tật (NKT), trẻ mồ côi (TMC) và bệnh nhân nghèo (BNN) tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội (9/1993 – 9/2023).

 
 

TTĐT - ​​Sáng 26-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

 
 

TTĐT - Sáng 26-9, tại TP.Thủ Dầu Một, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã chủ trì Hội thảo khoa học góp ý "Đề án phát triển nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030".​

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh lấy ý kiến nhân dân để hoàn thiện hồ sơ trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết (NQ) quy định nội dung, định mức hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2023 – 2025. 

 
 

TTĐT - ​Sáng 25-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác của UBND tỉnh Bắc Giang do ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực.

 
 

TTĐT - ​Chiều 25-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

 
 

TTĐT - Sáng 25-9, tại thành phố Dĩ An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Liên đoàn Thể thao dưới nước tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khai giảng Lớp tập huấn chuyên môn cho hướng dẫn viên dạy bơi và Lớp tập huấn chuyên môn cho nhân viên cứu hộ môn bơi tỉnh Bình Dương năm 2023.​​

 
 

TTĐT - ​Chiều 24-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ bế mạc Giải Bóng đá Thành phố mới Bình Dương - Cúp Becamex IDC lần thứ XVI, năm 2023.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Triển khai quy định mới trong hoạt động inTriển khai quy định mới trong hoạt động in

TTĐT - ​Sáng 08-6, tại Bình Dương, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương tổ chức Hội thảo triển khai Nghị định số 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in. 

Đến dự có ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cùng 200 đại biểu đại diện cho Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, đại diện Tổng cục Hải quan, một số Cục Hải quan, Hiệp hội in Việt Nam, Hội in tỉnh Bình Dương, chi hội in khu vực phía Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thiết bị ngành in.

hoinghiin1.jpg

hoinghiin3.jpg

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Nghị định số 72/2022/NĐ-CP ban hành trên cơ sở kế thừa những ưu điểm từ các quy định hiện hành, đồng thời bãi bỏ, sửa đổi nhiều quy định không còn phù hợp, bổ sung và hoàn thiện các quy định mới về hoạt động in trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý Nhà nước thời gian qua. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Tại Hội thảo, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành đã giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 72/2022/NĐ-CP về sản phẩm in; mô hình và điều kiện hoạt động; thủ tục cấp phép, đăng ký hoạt động in; quản lý thiết bị in và các trách nhiệm của các cơ sở in.

hoinghiin4.jpg

Đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày những điểm mới của Nghị định số 72/2022/NĐ-CP

Cụ thể, quy định cấp giấy phép hoạt động in, đăng ký hoạt động in cho chi nhánh của cơ sở in đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác ngoài tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính thì UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh thực hiện cấp giấy phép hoạt động in, xác nhận đăng ký hoạt động in.

Quy định thủ tục và tuổi cho các thiết bị khi nhập khẩu: Các thiết bị chế bản, tạo khuôn in, tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm; các thiết bị in công nghiệp và thiết bị gia công sau in tuổi thiết bị không vượt quá 20 năm và các máy photocopy đa màu, máy in có chức năng photocopy đa màu, tuổi thiết bị không vượt quá 03 năm và chuyển thủ tục cấp phép nhập khẩu sang thủ tục khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia…

hoinghiin2.jpg

Ông Phạm Tuấn Vũ - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành phát biểu tại Hội thảo​

Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, giải đáp về những vấn đề mới quy định tại Nghị định số 72/2022/NĐ-CP và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, cũng như công tác quản lý Nhà nước về hoạt động in. Bên cạnh đó, các đại biểu giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những cách làm hay, phương án kinh doanh mang lại hiệu quả, bày tỏ những băn khoăn, mong muốn, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

hoinghiin6.jpg

Đại diện Hội in Bình Dương trao đổi tại Hội thảo

hoinghiin5.jpg

Đại diện doanh nghiệp lĩnh vực in trao đổi tại Hội thảo

Hội thảo nhằm cập nhật các quy định pháp luật mới về lĩnh vực in, đồng thời mang tính truyền thông chính sách để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về của tổ chức, cá nhân, cũng như đảm bảo cho việc thực thi Nghị định số 72/2022/NĐ-CP được triển khai đồng bộ, đều khắp và thống nhất cách tiếp cận để áp dụng hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp in tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư, góp phần cho sự phát triển ngành in Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau nói riêng.

6/8/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếttriển khai, quy định mới, hoạt động in150-trien-khai-quy-dinh-moi-trong-hoat-dong-iTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.666667
3
Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Giáo nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp NewĐại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Giáo nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

TTĐT - ​Sáng 26-3, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện Phú Giáo, khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bước vào phiên làm việc thứ hai.

Đến dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng lãnh đạo Tỉnh Đoàn và huyện Phú Giáo.

Đại hội đã báo cáo kết quả phiên làm việc thứ nhất và ra mắt 33 đại biểu ưu tú, tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, năng lực tham gia Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện khóa VI và Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Dương lần VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 16 đại biểu (trong đó 14 đại biểu chính thức; 02 đại biểu dự khuyết).

z5286920963581_c178c3acb13e7f7e5399a2be648d170f.jpg

Toàn cảnh Đại hội

Hội nghị Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo lần thứ I nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã hiệp thương chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo khóa VI. Theo đó, bà Nguyễn Thị Minh Hằng – Bí thư Huyện Đoàn được Đại hội hiệp thương chức danh Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo, bà Hoàng Thúy Vui tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo, bà Nguyễn Thị Kim Hồng – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Phước Sang được bầu làm Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo.

z5286920947187_cc2c3b65dd1a789301f6c3118d9647b2.jpg

z5286920976152_d1361a3214b9359a9d840d19047c2b0c.jpg

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Hội LHTN VIệt Nam tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội

z5286920979719_7edfee08cffad76e1d5dcf4769185b7e.jpg 

Lãnh đạo huyện Phú Giáo tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội​


Phát biểu tại Đại hội, bà Nguyễn Thị Minh Hằng – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo đại diện cho Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện khóa VI bày tỏ quyết tâm sẽ đoàn kết, nỗ lực hết mình, phấn đấu đưa công tác Hội và phong trào thanh niên huyện nhà tiếp tục phát triển, thực hiện thắng lợi Nghị quyết và chỉ tiêu Đại hội Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo khóa VI và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân huyện tin tưởng giao phó.

z5286921074869_6b0e7c870b1ba1f78a697278363e5318.jpg

Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo khóa VI ra mắt Đại hội

Dịp này, Hội LHTN tỉnh đã khen thưởng 07 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên tỉnh Bình Dương, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Đồng thời, UBND huyện đã tặng Giấy khen cho 17 tập thể và 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong ​công tác Hội và phong trào thanh niên huyện Phú Giáo, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" của Trung ương Đoàn cho 18 cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam, cho tổ chức, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

3/26/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết513-dai-hoi-dai-bieu-hoi-lien-hiep-thanh-nien-viet-nam-huyen-phu-giao-nhiem-ky-2024-2029-thanh-cong-tot-depTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Thu hút đầu tư FDI khả quan Bình Dương: Thu hút đầu tư FDI khả quan

TTĐT - Trong 2 tháng đầu năm 2016, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bình Dương có những chuyển biến tích cực. ​

Thu hút FDI đạt khá

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 8/3/2016, tỉnh đã thu hút được 481,2 triệu đô la Mỹ gồm cấp mới 38 dự án với tổng vốn đầu tư 356 triệu đô la Mỹ và 22 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 25,2 triệu đô la Mỹ. Trong đó, đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đầu tư 421,9 triệu đô la Mỹ, chiếm 87,6% số vốn FDI trên toàn tỉnh với 27 dự án cấp mới và 16 dự án điều chỉnh tăng vốn. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 34 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm 469,3 triệu đô la Mỹ, chiếm đến 97,5% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực dịch vụ thu hút được 4 dự án với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm 11,9 triệu đô la Mỹ, chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm, tỉnh đã thu hút được các dự án lớn phù hợp định hướng thu hút đầu tư của tỉnh và quy hoạch phát triển công nghiệp như: Nhà máy sản xuất, chế biến cà phê của Công ty TNHH HCM Coffee với vốn đầu tư 88 triệu đô la Mỹ, Công ty TNHH UR Coffee với vốn đầu tư 65,8 triệu đô la Mỹ và Nhà máy sản xuất đèn LED các loại của Công ty TNHH Lumens Vina với vốn đầu tư 30 triệu đô la Mỹ…


  Ông Trần Thanh Liêm (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp đợt 1 - năm 2016

Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đều được bố trí vào các KCN hoặc cụm quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp theo đúng quy hoạch. Môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện ngày càng tốt hơn và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, dược phẩm, hóa chất, thương mại dịch vụ…được nhiều nhà đầu tư quan tâm, số lượt đoàn nhà đầu tư nước ngoài đến tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng nhiều so với các năm trước.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư  

Nhằm thu hút mạnh nguồn vốn FDI vào tỉnh, trong thời gian tới, tỉnh tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Sửa đổi, cập nhật các quy định mới trong bộ thủ tục hành chính (TTHC) về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư và công bố trên Trang thông tin điện tử của tỉnh. Tập trung cải cách TTHC, trong đó thực hiện đúng các quy định của Trung ương về quản lý đầu tư nước ngoài một cách linh hoạt. Thực hiện tốt các chương trình, đề án cải cách TTHC nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC, giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch, công khai và khả năng tiếp cận thông tin cho doanh nghiệp như: về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành và thông tin về các chủ trương, mục tiêu định hướng mời gọi đầu tư của tỉnh. Tiếp tục triển khai các giải pháp để cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm hành chính công gắn với cải cách TTHC. 


  Thời gian qua, Bình Dương luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong vận động thu hút đầu tư, hạn chế thu hút mới các dự án công nghiệp gia công, sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu, tiêu hao nhiều năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Tập trung thu hút mạnh các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nhắm tới các nhà đầu tư cụ thể của các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tập trung chỉ đạo đồng bộ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đặc biệt là công nhân lao động tại các KCN. 


  Thời gian tới, Bình Dương tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trương đầu tư 

Tại Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 - năm 2016, ông Trần Thanh Liêm-Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp gặt hái thành công. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành sẵn sàng chia sẻ những ý kiến đóng góp và tâm tư, nguyện vọng của các nhà đầu tư để có những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Song song đó, tỉnh sẽ tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh cải cách TTHC. Thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xây dựng tỉnh Bình Dương luôn là điểm đến hấp dẫn đối với tất cả các nhà đầu tư trong thời gian tới. ​

3/22/2016 11:00 AMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnBài viếtXem chi tiếtthu hút đầu tư, thu hút FDI, đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, Bình Dương8921-Binh-Duong-Thu-hut-dau-tu-FDI-kha-quanTrue
Bình Dương: Họp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân Giáp Thìn năm 2024Bình Dương: Họp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân Giáp Thìn năm 2024

TTĐT - ​Sáng 14-3, tại TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân Giáp​ Thìn năm 2024.

Tham dự có ông Lê Song Tùng - Trưởng đại diện khu vực phía Nam Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam; nhạc sĩ Trầm Tích - Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam Hội Nhạc sĩ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Trương Thị Bích Hạnh - –Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng với gần 200 văn nghệ sĩ tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận.



Đại biểu tham dự buổi họp mặt

Họp mặt văn nghệ sĩ vào đầu năm mới đã trở thành nét sinh hoạt truyền thống của tỉnh, nhằm thông báo đến các văn nghệ sĩ những thành tựu về kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được trong năm qua. Đây cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt tình cảm giữa lãnh đạo tỉnh với các văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh, góp phần đẩy mạnh các hoạt động VHNT trong thời gian tới.

Tại buổi họp mặt, nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã báo cáo một số thành tựu về hoạt động VHNT ở Bình Dương đạt được trong năm 2023.

 

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi họp mặt


Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những đóng góp tích cực của Hội VHNT và đội ngũ văn nghệ sĩ trong thời gian qua. Để VHNT Bình Dương tiếp tục tạo ra những bước tiến mới, đóng góp tích cực hiệu quả trên mặt trận tư tưởng – văn hóa và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ông đề nghị Hội VHNT tỉnh tiếp tục đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động để tập hợp, xây dựng và phát triển Hội ngày càng vững mạnh. Khích lệ văn nghệ sĩ trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng, sáng tác những tác phẩm giá trị, có tính định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về tình yêu quê hương, đất nước và các giá trị chân - thiện - mỹ, trở thành các vũ khí chiến đấu trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, góp phần và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Lãnh đạo tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để văn nghệ sĩ yên tâm sáng tác và cống hiến.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho Nhà Điêu khắc Châu Trâm Anh và Nhạc sĩ Phạm Minh Thuận vì có những cống hiến to lớn quá trình cống hiến lớn cho sự nghiệp VHNT tỉnh trong năm 2023. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh đã tặng hoa chúc mừng cho Biên đạo múa Đoàn Quốc Linh và cố Biên đạo múa Trần Tấn Thông vì đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào ngày 06/3/2024 vừa qua; trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp VHNT văn học nghệ thuật Việt Nam" của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho 06  hội viên có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển VHNT tỉnh.​

 

Bà Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng cho Biên đạo múa Đoàn Quốc Linh và đại diện gia đình cố Biên đạo múa Trần Tấn Thông vì đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào ngày 06/3/2024 vừa qua


 

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh cho 02 cá nhân có quá trình cống hiến lớn cho sự nghiệp VHNT tỉnh trong năm 2023


 

Ông Lê Song Tùng  - Trưởng đại diện khu vực phía Nam Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam và nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT tỉnh trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam" của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho 06  hội viên có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển VHNT tỉnh

3/14/2024 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết953-binh-duong-hop-mat-van-nghe-si-dau-xuan-giap-thin-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
2
Bình Dương: Tập trung 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hộiNewBình Dương: Tập trung 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

TTĐT - ​Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 33 - khóa XI (mở rộng) diễn ra vào sáng 27-3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tham dự hội nghị có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Thúc đẩy tiến độ Quy hoạch tỉnh, giải ngân đầu tư công

Hội nghị đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị quý I; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

hnbch331.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Theo đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, tác động tiêu cực trực tiếp đến tăng trưởng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, giải thể, phá sản ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, việc làm, thu nhập của người lao động, nhưng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, cùng sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã thực hiện đạt mức cao nhất các nhiệm vụ đề ra trong quý. Trong đó đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm với tinh thần "không để ai không có Tết".

Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, các đại biểu đã thảo luận về kết quả cụ thể tại từng sở, ban ngành, địa phương và phương hướng, giải pháp triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. ​

Thông tin về tiến độ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Quy hoạch tỉnh đã đi tới gần cuối chặng đường. Ngày 11/3/2024, Hội đồng thẩm định Trung ương đã đánh giá cao bản Quy hoạch tỉnh, nhất trí thông qua hồ sơ Quy hoạch tỉnh có chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Nhìn chung, Hội đồng đánh giá Quy hoạch tỉnh Bình Dương cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường.

hnbch337.jpg

Ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ tiếp tục triển khai các công việc cần thực hiện trong thời gian tới để Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch. Dự kiến hoàn thành các công việc trong tháng 6/2024 và tổ chức công bố Quy hoạch.

Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng điểm trong năm 2024, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn. Nổi bật trong quý I/2024, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức 02 hội nghị lớn về đầu tư công nhằm thúc đẩy triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh là 22.000 tỷ đồng, trong đó vốn tỉnh huy động bổ sung tăng so với số vốn Trung ương giao là 8.071 tỷ đồng. Giải ngân quý I/2024 là 1.542 tỷ đồng, đạt 7% kế hoạch vốn tỉnh giao (cùng kỳ đạt 5%) và đạt 11,1% kế hoạch vốn Trung ương giao.

Về việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm trên địa bàn, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, thành phố đang tập trung ráo riết công tác giải phóng mặt bằng để thi công các công trình: Đường Vành đai 3, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13. Dự kiến trung tuần tháng 5/2024 sẽ tiến hành di dời lưới điện trên Quốc lộ 13; cuối tháng 5 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đoạn từ cầu Ông Bố đến Vĩnh Phú. Hiện còn một số vướng mắc trong đền bù đối với một số doanh nghiệp và triển khai Khu tái định cư An Thạnh, Chủ tịch UBND TP.Thuận An đề nghị các sở ngành hỗ trợ tháo gỡ, đảm bảo tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư triển khai các dự án.

hnbch336.jpg

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An báo cáo công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, sớm hoàn thành kế hoạch vốn được giao, ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư trong năm 2024 và năm 2025. Kịp thời bổ sung nguồn vốn từ Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn năm 2024-2025 và định hướng đến năm 2030 để cân đối, bố trí cho các công trình trọng điểm. Thực hiện cắt giảm dự toán chi thường xuyên để dành cho đầu tư, trước mắt là cắt giảm 5% dự toán chi năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, cắt giảm, giãn hoãn tiến độ các dự án chưa cấp thiết để điều chuyển vốn cho các công trình trọng điểm. Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về thủ tục, mặt bằng, vật liệu, nhân công,… nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi triển khai thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất, không để dồn vào cuối năm.

Đảm bảo công khai, chặt chẽ và minh bạch trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, uy tín, phù hợp với đặc thù của từng dự án.

Tạo đột phá về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo đánh giá, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tập trung chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Bí thư yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất về thể chế, chính sách, nhất là các nhóm chính sách tác động vào kinh tế như chính sách di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp từ phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía Bắc; xây dựng tiêu chí phát triển công nghiệp sinh thái, công nghệ cao.

Thứ hai về hạ tầng, đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng giao thông liên vùng, nội vùng và hạ tầng giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ.

Thứ ba về nguồn nhân lực: Có chính sách thu hút nguồn nhân lực; xã hội hóa; tăng cường hợp tác ba nhà trong liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Bí thư yêu cầu, ba khâu đột phá này phải được triển khai quyết liệt, có sự chuyển biến thực sự trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2024.

UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Trung ương, nhanh chóng hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

hnbch338.jpg

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Bên cạnh đó, tổ chức gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tháo gỡ khó khăn về thẩm định giá đất để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và giao đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Thực hiện Đề án "Cây xanh đô thị".

Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024. Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm: Vành đai 3; Vành đai 4; cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, quyết tâm hoàn thành trong năm 2024; đường kết nối ven sông Sài Gòn; Trường Chính trị chuẩn; Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch; Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc…

Song song đó, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tập trung cho hộ nghèo, người yếu thế và công nhân lao động. Xây dựng các chính sách thu hút giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo; Thể dục thể thao; triển khai Kế hoạch sắp xếp, di dời cụm cơ sở Y tế trên đường Yersin, TP.Thủ Dầu Một và Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào nơi làm việc mới.

Tiếp tục chú trọng công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và thành phố thông minh. Bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo tiến độ Đề án camera giám sát an ninh giao thông; tiến tới xây dựng Trung tâm chỉ huy, xử lý tình huống tại Công an tỉnh.

Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chuẩn bị công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, nhất là công tác lựa chọn nhân sự, cán bộ cho nhiệm kỳ mới.

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn HĐND, UBND tỉnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tăng cường phối hợp, xử lý công việc rõ người, rõ việc, rõ thời gian, tăng cường thanh tra công vụ. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động, phong trào, hướng mạnh về cơ sở. Từng cấp, từng ngành phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, nắm chắc tình hình, không buông lỏng lãnh đạo, quản lý.

Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, Bình Dương sẽ tiếp tục tăng tốc, bứt phá, vững vàng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

hnbch332.jpg

hnbch333.jpg

hnbch334.jpg

hnbch335.jpg

Các đại biểu tham dự hội nghị

Cũng tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua Tờ trình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án khu đô thị Bắc An Tây (Bến Cát) và Tờ trình về việc thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng quý I/2024

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,87% so với cùng kỳ 2023 (quý I/2023 tăng 3,27%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 81.177 tỷ đồng, tăng 12,52% so với cùng kỳ 2023 (quý I/2023 tăng 11,5%).

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa có tín hiệu khả quan, đơn hàng mới tăng ở các ngành chế biến gỗ, máy móc thiết bị, giày dép, dệt may. Kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ 994 triệu đô la Mỹ, tăng 16,2% so với cùng kỳ (quý I/2023 giảm 23,0%). Kim ngạch nhập khẩu đạt 5 tỷ 404 triệu đô la Mỹ, tăng 6,3% so với cùng kỳ (quý I/2023 giảm 14,3%).

Ước thu ngân sách 18.825 tỷ đồng, đạt 29% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 26% dự toán HĐND tỉnh, bằng 99% cùng kỳ.

Thu hút 158,3 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng, bằng 36% so với cùng kỳ và 14.063 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (tăng 30,4% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 67.299 doanh nghiệp có vốn trong nước với tổng vốn 741.000 tỷ đồng và 4.255 dự án với tổng vốn là 40 tỷ 541 triệu đô la Mỹ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 31.426 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ (quý I/2023 tăng 7,1%).

An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hoàn thành công tác giao quân năm 2024 đảm bảo số lượng, chất lượng được giao.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ hiện tại và nhiệm kỳ tới. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng được quan tâm thực hiện. Đã kết nạp 300 đảng viên mới, đạt 14% so với Nghị quyết năm 2024.


3/27/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, đột phá chiến lược, phát triển kinh tế xã hội722-binh-duong-tap-trung-3-dot-pha-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Công ty Mercuria (Thái Lan) tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình DươngNewCông ty Mercuria (Thái Lan) tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 27-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp ông Minoru Monota –Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mercuria (Thái Lan) đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Bình Dương.

Tại buổi tiếp, ông Minoru Monota cho biết, Công ty TNHH Mercuria được thành lập vào năm 2018. Kể từ khi thành lập, doanh nghiệp luôn phát triển ổn định; tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp người Thái tại địa phương, cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho các công ty Nhật Bản hoạt động tại Thái Lan. Mercuria tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tư vấn cho các công ty Nhật Bản tại Đông Nam Á. Vì vậy, Mercuria đã thành lập một công ty con tại Việt Nam với mục đích cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về quỹ đầu tư và bất động sản tại Việt Nam, nơi có nền kinh tế phát triển vượt bậc.

mercuria.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp ông Minoru Monota –Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mercuria (Thái Lan)

Ông Minoru Monota đánh giá cao sự phát triển năng động và môi trường đầu tư đầy tiềm năng tại tỉnh Bình Dương. Ông mong muốn thời gian tới, Công ty Mercuria sẽ có cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh trong lĩnh vực bất động sản như chung cư, kho bãi và siêu thị.

mercuria 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Minoru Monota

Trao đổi với lãnh đạo Công ty Mercuria, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, lũy kế đến ngày 15/3/2024, tỉnh Bình Dương có 4.255 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 40,5 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, Thái Lan có 39 dự án và tổng số vốn đầu tư 682 triệu đô la Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy, thực phẩm, nước giải khát, nhựa bao bì…

Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn Mercuria đã tin tưởng chọn Bình Dương làm điểm đến đầu tư; đồng thời hoan nghênh ý tưởng của Công ty và mong muốn sẽ có cơ hội hợp tác phát triển trong thời gian tới. 

mercuria 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​

3/27/2024 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtCông ty, Mercuria, Thái Lan, tìm hiểu, cơ hội, đầu tư, Bình Dương201-cong-ty-mercuria-thai-lan-tim-hieu-co-hoi-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

TTĐT - ​Sáng 05-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp nghe Sở Ngoại vụ báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024.

​​Tham dự có đại diện các sở, ngành, Tổng công ty Becamex IDC.

 

Toàn cảnh cuộc họp


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 được tổ chức tại Bình Dương, nhằm tạo cơ hội thuận lợi để các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp (DN) Bình Dương giao lưu và kết nối với mạng lưới lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là những nhà sáng lập, Chủ tịch, Tổng Giám đốc của các công ty hàng đầu châu Á, cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp toàn cầu. Qua đó, nâng cao khả năng tìm​ kiếm cơ hội và đối tác mới; cùng phát triển năng lực quản trị, trình độ khoa học công nghệ, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới. Đồng thời, tạo nền tảng quan trọng, tiếp tục góp phần vào chương trình đột phá phát triển kinh tế - xã hội và "Đề án Thành phố thông minh Bình Dương".

 

Bà Hà Thanh – Giám đốc Sở Ngoại vụ báo cáo Kế hoạch tổ chức Diễn đàn Hợp tác Horasis Trung Quốc 2024​​


Dự kiến, Diễn đàn diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/4/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương với sự tham gia của khoảng 700 đại biểu là lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương của Việt Nam; chuyên gia và mạng lưới các nhà lãnh đạo cấp cao thuộc cộng đồng Horasis; Tổng Lãnh sự quán các nước tại TP.Hồ Chí Minh và các Hiệp hội, Chi hội DN nước ngoài; lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; cộng đồng DN, viện, trường tại Bình Dương và Việt Nam.

Diễn đàn sẽ có 06 phiên họp toàn thể cùng 21 phiên đối thoại theo từng chuyên đề với sự tham luận và phát biểu của các diễn giả hàng đầu thế giới.

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào lúc 9 giờ ngày 15/4/2024.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cơ bản thống nhất v​ới nội dung kế hoạch. Với những nội dung thảo luận tại cuộc họp, ông yêu cầu Sở Ngoại vụ bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch để trình lãnh đạo tỉnh xem xét và thông qua để các đơn vị sớm triển khai thực hiện theo sự phân công.

3/5/2024 4:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiết423-binh-duong-dang-cai-to-chuc-dien-dan-hop-tac-kinh-te-horasis-trung-quoc-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.063379
71
Bế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương tranh Cúp Becamex IJC – Number 1 lần thứ X năm 2022Bế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương tranh Cúp Becamex IJC – Number 1 lần thứ X năm 2022

TTĐT - Chiều 18-9, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ bế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương tranh Cúp Becamex IJC – Number 1 lần thứ X năm 2022. ​

Đến dự có ông Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,Chủ tịch Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Giải thu hút 3 cơ thủ quốc tế và 61 cơ thủ hàng đầu Việt Nam tranh tài. Các cơ thủ đấu theo thể thức loại trực tiếp 2 lần thua, 30 điểm đồng lượt cơ ở vòng sơ loại, vào vòng đấu loại trực tiếp là 40 điểm đồng lượt cơ.


 Trao thưởng cho các tay cơ đạt thành tích cao tại giải

Sau 4 ngày tranh tài, tay cơ Mã Xuân Cường của TP.Hồ Chí Minh đạt hạng nhất sau khi giành chiến thắng trước tay cơ Trịnh Đức Minh của Đồng Nai. Tay cơ Bao Phương Vinh của Bình Dương giành hạng ba chung cuộc đồng thời nhận thêm danh hiệu "Cơ thủ Bình Dương xuất sắc nhất".

44941dd9df1a1b44420b.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng(thứ hai từ trái qua)​ - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh  chụp hình lưu niệm cùng Ban Tổ chức giải và tay cơ Bao Phương Vinh của Bình Dương

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ X năm 2022 Cúp Becamex IJC - Number 1 là cơ hội để các cơ thủ Bình Dương cọ xát, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó tạo nền tảng đưa phong trào Billiard & Snooker của tỉnh ngày một phát triển.

9/18/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế, Bình Dương, thứ X, năm 2022911-be-mac-giai-billiards-carom-3-bang-quoc-te-binh-duong-tranh-cup-becamexFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020

TTĐT - Sáng 02-7, tại trường THCS Trịnh Hoài Đức (TP.Thuận An), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Bình Dương, Bưu điện tỉnh tổ chức Lễ trao giải thưởng Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020. ​

Tham dự buổi lễ có bà Phạm Thụy Ngọc Hà - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; bà Nguyễn Thị Diễm Trinh - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn; ông Huỳnh Văn Lư – Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh; bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Chủ tịch UBND TP.Thuận An cùng đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Thuận An.

Sau 4 tháng phát động Cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được gần 600.000 bức thư dự thi của các em học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc tham gia, trong đó có 34 tỉnh, thành phố có bài dự thi lọt vào vòng chung khảo Quốc gia. Trải qua 5 vòng chấm thi, Ban Giám khảo Quốc gia đã chọn 100 bài vào vòng chung khảo. Kết quả có 01 giải nhất, 03 giải nhì, 05 giải ba, 30 giải khuyến khích, 61 giải Cây bút triển vọng cùng 05 giải đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị.

Em Nguyễn Loan Thư, học sinh lớp 7A1, trường THCS Trịnh Hoài Đức, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương đạt giải "Cây bút triển vọng". Đây là lần thứ hai Bình Dương có học sinh đạt giải trong Cuộc thi viết thư quốc tế UPU.

t4.jpg

Các đại biểu chụp hình lưu niệm với em Nguyễn Loan Thư học sinh lớp 7A1, trường THCS Trịnh Hoài Đức, TP.Thuận An đạt giải "Cây bút triển vọng"

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020. Năm 2020 là năm thứ 33 Cuộc thi viết thư quốc tế UPU được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống". Đây là dịp để các em thiếu nhi được bày tỏ suy nghĩ, đề xuất ý kiến của mình theo hướng mở và kích thích tính sáng tạo của các em. Nội dung thông điệp, các câu chuyện được thể hiện trong các bức thư lần này khá đa dạng, phong phú: Đại dịch COVID-19; những suy tư về hạnh phúc; con người và việc làm tử tế, nhân văn trong xã hội hiện đại; bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa; giá trị của tình yêu thương; mối quan hệ gia đình, bạn bè; ước mơ về một thế giới tươi đẹp hơn.

​​ 

7/2/2020 10:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrao giải, Cuộc thi, viết thư quốc tế,  thứ 49 121-trao-giai-cuoc-thi-viet-thu-quoc-te-upu-lan-thu-49-nam-202False121000
0.30
121,000
0.80
0
False
5
1
Biwase kỷ niệm 45 năm thành lập và công bố nhận diện thương hiệu mớiBiwase kỷ niệm 45 năm thành lập và công bố nhận diện thương hiệu mới

TTĐT - ​C​hiều 27-9, tại TP.Thủ Dầu Một, Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập và công bố nhận diện thương hiệu mới của Biwase. 

Đến dự lễ có ông Nguyễn Minh Triết -  nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư và lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương.

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban ngành.  

45nambiwase1.jpg

Đại biểu tham dự buổi lễ

Phát biểu ôn lại 45 năm thành lập và phát triển của Biwase, ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Biwase chia sẻ, với "Bản lĩnh vững vàng, khẳng định vị thế", Biwase đã bền bỉ, kiên trì vượt qua khó khăn vì mục tiêu xây dựng đơn vị vững mạnh để được phụng sự nhiều hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương. 

45nambiwase2.jpg

Ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Biwase phát biểu tại buổi lễ

Năm 1994, Công ty đã bỏ hẳn hệ thống nước ngầm phân tán nhỏ lẻ, chuyển sang nhà máy nước mặt tập trung, công suất ban đầu 7.500m3/ngày đêm. Năm 1997, Biwase hoàn thiện nhà máy nước Thủ Dầu Một với công suất 15.000m3/ngày đêm, đưa tuyến ống dẫn hơn 12 km D400 về cấp nước cho Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tiên, đây là bước chuyển mình quan trọng, làm thay đổi tư duy về dịch vụ cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp. 

Bên cạnh đó, với nguồn vốn ODA đầu tiên trị giá 350.000 đô la Mỹ từ tổ chức OECF của Chính phủ Nhật, Công ty mua được 10km ống gang Kubota và quyết tâm thay thế  toàn bộ ống cũ, hư. Sự quyết tâm đó đã mang lại kết quả, đến nay công suất cấp nước của Công ty đã tăng 100 lần với 760.000 m3/ngày đêm; 04 nhà máy nước thải công suất gần 90.000 m3/ngày đêm với hệ thống thu gom hoàn toàn riêng biệt; công suất xử lý rác thải 2.400 tấn/ngày hoàn toàn tái chế làm phân và đốt phát điện. Các hố chôn, ủ rác tạm đóng cửa 100%, toàn bộ công nghệ xử lý, tái chế rác thải đang được Biwase tiếp tục hoàn thiện để cùng tỉnh thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Tổng doanh thu của Công ty năm 2022 đạt hơn 3.900 tỷ đồng, đến nay vốn hóa của Biwase đạt 9.434 tỷ đồng.

45nambiwase3.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chúc mừng những kết quả mà Biwase đã đạt được trong 45 năm qua. Ông tin tưởng, thời gian tới, Biwase sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, nhất là đồng hành cùng tỉnh trong công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, bảo đảm cung cấp nước sạch phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Tại buổi lễ, Biwase đã công bố bộ nhận diện mới của Công ty.

45nambiwase4.jpg

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Biwase

Từ ngày 28-30/9 tại Bình Dương sẽ diễn ra Tuần lễ Nước Việt Nam năm 2023. Đây là sự kiện thường niên của Hội Cấp thoát nước Việt Nam và là một trong những sự kiện tiêu biểu, lớn nhất của ngành nước Việt Nam, với sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và sự ủng hộ của các cơ quan Chính phủ, Bộ ngành liên quan.

Tại sự kiện này sẽ diễn ra các hoạt động như: Hội thảo quốc tế về dự thảo Luật Cấp thoát nước nhằm ghi nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế và các doanh nghiệp để hoàn thiện hành lang pháp lý cao nhất thúc đẩy sự phát triển của ngành cấp thoát nước. Các hội thảo quốc tế sẽ thảo luận về các vấn đề nóng của ngành nước: Thoát nước phòng, chống ngập úng; thu gom và xử lý nước thải; giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Cuộc họp của Mạng lưới các doanh nghiệp ngành nước Đông Nam Á…

Triển lãm quốc tế ngành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường với gần 250 gian hàng sẽ trưng bày các vật tư thiết bị và công nghệ tiên tiến từ 15 quốc gia có ngành nước phát triển như Úc, Phần Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…


9/27/2023 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtBiwase, kỷ niệm, 45 năm, công bố nhận diện thương hiệu mới546-biwase-ky-niem-45-nam-thanh-lap-va-cong-bo-nhan-dien-thuong-hieu-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyếnĐiện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến

TTĐT - ​​​Nhằm chung tay cùng cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của khách hàng sử dụng điện có nhu cầu về điện, Công ty Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến để được phục vụ kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch.

Theo đó, khách hàng có thể chọn các kênh giao dịch trực tuyến sau đây:

Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH): 19001006 và 19009000.

Website CSKH: http://cskh.evnspc.vn; http://pcbinhduong.evnspc.vn.

Email CSKH: cskh@evnspc.vn.

Ứng dụng CSKH trên điện thoại di động qua App Store (EVNSPC CSKH).

Ứng dụng CSKH trên Zalo qua trang (Page/Offical Account): Tổng Công ty  Điện lực miền Nam EVNSPC.

Chuyên mục DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương: https://www.binhduong.gov.vn.

Cổng dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn.​

6/4/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtĐiện lực Bình Dương, khuyến khích, khách hàng, kênh giao dịch trực tuyến12315-Dien-luc-Binh-Duong-khuyen-khich-khach-hang-su-dung-cac-kenh-giao-dich-truc-tuyenFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1.684211
19
Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Khơi thông nguồn lực, tạo động lực phát triển thời kỳ mớiQuy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Khơi thông nguồn lực, tạo động lực phát triển thời kỳ mới

TTĐT - ​Sáng 15-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng (VIUP) tổ chức Hội thảo giữa kỳ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC, thành viên Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh; cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc Ban chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố; đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh.

Gỡ "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển

Tại Hội thảo, đơn vị tư vấn đã báo cáo: Định hướng Khung chiến lược tích hợp quy hoạch tỉnh Bình Dương; định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng; định hướng quy hoạch phát triển không gian và hệ thống cơ sở hạ tầng.

Cơ sở của chiến lược tích hợp này là vị trí lợi thế và liên kết vùng để Bình Dương trở thành tỉnh thu nhập cao đầu tiên của Việt Nam vào năm 2030, đầu mối giao thương quốc tế và trung tâm vùng Đông Nam bộ. Báo cáo đầu kỳ đã chỉ rõ vị thế đặc biệt của tỉnh Bình Dương – đóng vai trò là vị trí trung chuyển quan trọng giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và TP.Hồ Chí Minh, mắt xích quan trọng của hành lang kinh tế Đông Nam bộ. Bình Dương đóng vai trò hậu phương phía Bắc của TP.Hồ Chí Minh, cũng là hậu phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất do kết nối với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Campuchia.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định rõ tỉnh Bình Dương thuộc hai tiểu vùng kinh tế phía Bắc và trung tâm. Trong đó tiểu vùng phía Bắc gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực phía Bắc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương là khu phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng; tiểu vùng trung tâm gồm TP.Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương và Tây Nam tỉnh Đồng Nai là trung tâm phát triển của toàn vùng, nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, dịch vụ chất lượng cao, giáo dục – đào tạo, y tế và đầu mối giao thương quốc tế.


ThS.KTS Nguyễn Xuân Anh – đại diện Viện VIUP báo cáo tóm tắt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Qua hơn 25 năm phát triển, Bình Dương đã tích lũy một nền tảng lớn về hạ tầng, đây là thành quả quý báu của quá trình lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, theo PGS.TS.KTS Hoàng Vĩnh Hưng - Phó Viện trưởng VIUP, Bình Dương đang đối mặt với một số điểm nghẽn, thách thức cần có giải pháp tháo gỡ để khơi thông nguồn lực, tạo động lực tổng thể đưa Bình Dương tiếp tục phát triển trong thời kỳ mới. Cụ thể, kết nối vùng bị tắc nghẽn, nhất là hạ tầng giao thông kết nối phía Nam của tỉnh bị quá tải. Mô hình tăng trưởng kinh tế đối mặt với nhiều thách thức như bẫy thu nhập trung bình, cơ cấu kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; sản xuất còn thâm dụng lao động và đất đai. Cùng với đó là các thách thức về mô hình không gian lãnh thổ và phát triển hạ tầng thiếu tầm nhìn dài hạn; giá trị tài nguyên văn hoá, sinh thái đang bị lãng quên và dịch vụ hạn chế; môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro; cạnh tranh nội vùng và trong nước ngày một gay gắt, biến động quốc tế khó lường…

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Bình Dương đi tiên phong trong chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ chất lượng cao dựa trên hạt nhân là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 15.700 đô la Mỹ (412 triệu đồng); tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2031-2050 khoảng 5,5 – 6%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 31.300 đô la Mỹ, trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình cao; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50% GRDP.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại Hội thảo

Thảo luận tại Hội thảo cho thấy, để đạt được mục tiêu đề ra và vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" không chỉ là bài toán kinh tế mà đó còn là bài kiểm tra về năng lực quản trị của địa phương. Theo ThS.KTS Nguyễn Xuân Anh - Viện VIUP, để Bình Dương trở thành trung tâm, đầu mối dựa trên liên kết vùng và phát triển mở, tỉnh cần tiếp tục kết hợp với các chương trình quốc gia và hợp tác với các địa phương lân cận để thúc đẩy hoàn thiện các kết nối bằng đường bộ, đường sắt, đường sông với trung tâm TP.Hồ Chí Minh. Tỉnh cũng tiếp tục phát triển theo mô hình đổi mới sáng tạo dựa trên mở rộng không gian phát triển các khu công nghiệp, đô thị hiện hữu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý, dịch vụ xã hội góp phần tạo nên hệ sinh thái kiểu mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó 06 trụ cột thúc đẩy phát triển của tỉnh giai đoạn tới bao gồm: Phát triển có tính kế thừa, phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, phát triển có tính phối hợp chuyên ngành, phát triển dựa trên tính bền vững, phát triển mở đa phương và phát triển chung bao trùm mọi tầng lớp xã hội.

Tại Hội thảo, đại diện các sở, ban ngành, địa phương cũng đã góp ý các nội dung liên quan đến quy hoạch từng ngành, lĩnh vực cụ thể.



Đại diện các sở, ngành, đơn vị góp ý tại Hội thảo

Động lực cho thời kỳ phát triển mới

Luật Quy hoạch 2017 đã đặt ra yêu cầu cao hơn trong tích hợp mục tiêu và cách tiếp cận liên ngành trong lập quy hoạch tỉnh trên cùng một không gian lãnh thổ phát triển trong mối liên kết vùng. Việc tích hợp yêu cầu phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các bên liên quan hướng đến giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài, đảm bảo quy hoạch tỉnh có tầm nhìn dài hạn.

Bình Dương xác định tầm quan trọng và vai trò của quy hoạch tỉnh, làm kim chỉ nam cho thời kỳ phát triển mới và xa hơn nữa nhằm mục tiêu phát triển bức phá thành tỉnh có thu nhập cao dựa trên 03 triết lý: Xây dựng môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả; xã hội hài hoà, nhân văn và bền vững; chính quyền địa phương năng động và kiến tạo. Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là công cụ vô cùng quan trọng để tỉnh định hướng, điều hành và quản lý nhằm tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá, bản dự thảo lần này có bước hoàn thiện hơn rõ hơn về nội dung và chiều sâu đối với các yêu cầu của Quy hoạch, đặc biệt đã tiếp thu khá tốt các ý kiến tại phiên Hội thảo đầu kỳ. Nội hàm của từng nội dung dự thảo Quy hoạch đã cơ bản bám sát các yêu cầu phát triển của tỉnh và Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Bí thư nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm để các chuyên gia, nhà khoa học, các sở ngành tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Đề án quy hoạch để trình Hội thảo cuối kỳ, trong đó cần bám sát Nghị quyết số 24 và điều kiện tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của Bình Dương để đặt ra kịch bản phát triển tối ưu nhất, phù hợp và khả thi.

Cụ thể, về định hướng không gian phát triển của Bình Dương, nghiên cứu không gian phát triển thành các vùng: Khu vực phía Nam gồm Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên là trung tâm cửa ngõ của Bình Dương đi TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và cảng biển, đầu mối kết nối giao thông trong vùng. Đô thị hiện đại đáng sống với hạ tầng nhà ở, dịch vụ chất lượng cao, hệ thống y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc tế, giao thông công cộng tiện lợi kết nối TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và trung tâm Thành phố mới Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Bàu Bàng là "thỏi nam châm" để thu hút người dân về sinh sống, là công cụ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, vật lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực trung tâm và các địa bàn phía Bắc của tỉnh.

Khu vực trung tâm Bình Dương (Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên) với hạt nhân là "trung tâm Thành phố mới Bình Dương" phải tiếp tục quy hoạch để trở thành vùng đổi mới sáng tạo, vùng lõi của một đô thị thông minh Bình Dương.

Các địa phương phía Bắc (Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên) còn dư địa khá lớn về đất đai, phối hợp quy hoạch để chuẩn bị bất động sản công nghiệp hình thành, tạo lập vành đai công nghiệp; là trung tâm kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng sông do các tuyến đường vành đai tạo ra. Khu vực này cần trở thành một cực phát triển mới hình thành Khu liên hợp Văn hóa - Thể dục - Thể thao - Y tế - Giáo dục tầm cỡ khu vực để hỗ trợ cho các cực phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ.

Về các lĩnh vực cụ thể, mục tiêu đặt ra cho tỉnh giai đoạn 2022-2030 phải tập trung phát triển được 10.000ha công nghiệp tạo thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng, trên địa bàn các huyện, thị phía Bắc, vừa tiếp tục phát triển công nghiệp vừa là nơi dịch chuyển các doanh nghiệp phía Nam (khoảng 2.888 doanh nghiệp cần phải di dời lên phía Bắc) hoặc tái cấu trúc lại và dư ra khoảng 2.000ha để phát triển đô thị, dịch vụ của Thuận An và Dĩ An trở thành trung tâm đô thị tầm cỡ khu vực. Phấn đấu đến năm 2025 phải di dời được 30% - 40% các doanh nghiệp sản xuất ở phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc thuộc Đề án di dời của tỉnh. Từ đó hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0. Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 30% doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất sang tự động hóa.

Đồng thời, cần phân bổ không gian định hình phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe tầm cỡ khu vực và thế giới, các dịch vụ khác.


Toàn cảnh Hội thảo

Về phát triển đô thị, cần chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư, chỉnh trang, nâng tầm chất lượng đô thị hướng đến đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, nơi đáng sống, không để hình thành "ổ chuột" trong lòng đô thị. Đến năm 2025 phải xóa đi các ngõ, hẻm đường đất, sỏi đỏ chưa được liên thông và các dân cư chưa đáp ứng các điều kiện hạ tầng, đáp ứng đủ chỉ tiêu phát triển nhà ở (diện tích nhà ở đô thị, nông thôn, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội) theo dự báo quy mô dân số của tỉnh theo từng giai đoạn.

Quy hoạch phải giải quyết được bài toán đặt ra khi các mô hình phát triển chuyển mình theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất để thu hút thế hệ công nghiệp mới, công nghiệp xanh, công nghiệp bền vững, công nghiệp không thâm dụng lao động đất đai và năng lượng. Bên cạnh đó, cần chuyển đổi 4.0 ở các doanh nghiệp, cải tiến dây chuyền công nghệ. Nhà nước xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Phải tạo ra hệ sinh thái mới để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo phục vụ phát triển đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu. Xác định cụ thể các giải pháp huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế để triển khai các nhiệm vụ theo quy hoạch, trong đó có đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị trọng tâm là hạ tầng giao thông kết nối vùng.

Bí thư yêu cầu, đến cuối tháng 4/2023 cơ bản hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch tỉnh kỳ cuối và lấy ý kiến nhân dân để tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch. Cùng với xác định nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, đơn vị tư vấn và các ngành cần nghiên cứu đề xuất các kiến nghị cụ thể về mặt thể chế, chính sách đối với Trung ương để tạo nguồn lực, động lực cho Bình Dương phát triển theo đúng bản Quy hoạch được duyệt.

3/15/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtQuy hoạch, Bình Dương, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn, 2050, khơi thông, nguồn lực, động lực, phát triển, thời kỳ mới309-quy-hoach-tinh-binh-duong-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-khoi-thong-nguon-luc-tao-dong-luc-phat-trien-thoi-ky-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
8
Bình Dương: Bảo hiểm y tế hộ gia đình đạt trên 98% kế hoạchBình Dương: Bảo hiểm y tế hộ gia đình đạt trên 98% kế hoạch

TTĐT - Chiều 28-11, tại TP. Thủ Dầu Một, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chủ trì họp Ban chỉ đạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh 10 tháng năm 2023.​​

Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các trường học trên địa bàn tỉnh. 

Năm 2023, trong tình hình khó khăn chung, ngành BHXH đã tập trung, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu, thu nợ, phát triển người tham gia BHXH, BHYT được giao. Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 991.902 người, đạt 89,99% kế hoạch năm, giảm 47.633 người (4,58%) so với tháng 12/2022; 9.439 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 54,35% kế hoạch năm, giảm 1.406 người (12,96%) so với tháng 12/2022. BHTN có 972.401 người tham gia, đạt 89,78% kế hoạch năm, giảm 48.025 người (4,71%) so với tháng 12/2022.

IMG_tcch6638.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Riêng BHYT có 2.435.729 người tham gia, đạt 94,06% kế hoạch năm, giảm 12.993 người (0,53%) so với tháng 12/2022, trong đó BHYT hộ gia đình 412.970 người, đạt 98,58% kế hoạch. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đạt khoảng 90,21% dân số.


IMG_banml6640.jpg

IMG_sgd6657.jpg

IMG_ldld6655.jpg

Đại biểu thảo luận tại cuộc họp​

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, trong năm 2023 tình hình khó khăn của kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, làm tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp, giảm số người tham gia BHXH, BHTN, BHYT tại một số doanh nghiệp trên địa bàn; thu nhập của người người dân giảm sút,… nên công tác vận động, phát triển người tham gia BHXH, BHTN cũng bị hạn chế, nhiều tổ chức dịch vụ thu chưa phát triển người tham gia đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Tại cuộc họp, đại biểu đã phân tích các nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHTN, BHYT.

IMG_ôngnlh6663.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của các đơn vị, địa bàn được giao phụ trách. Phối hợp chặt chẽ với các Ssở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN theo nhiệm vụ phân công. Sở Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định. UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo để thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch đảm bảo thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đạt kết quả cao trên địa bàn quản lý...​​

11/28/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, Bảo hiểm y tế hộ gia đình, đạt trên 98% kế hoạch24-binh-duong-bao-hiem-y-te-ho-gia-dinh-dat-tren-98-ke-hoacTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương thành lập Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnhBình Dương thành lập Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh

TTĐT - ​​Sáng 18-11, tại TP.Thủ Dầu Một, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức Lễ ra mắt Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh. 

Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh được thành lập từ tháng 01/2020 với 97 đồng chí, được trang bị vũ khí quân dụng, vật chất, công cụ hỗ trợ. Đây là lực lượng phản ứng nhanh, phối hợp cùng các lực lượng chức năng trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời là lực lượng cơ động xử lý ban đầu các vấn đề về trật tự xã hội, bảo đảm cho địa phương thực hiện tốt theo phương châm 4 tại chỗ. 

b2462.jpg

Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh nhận Quyết định bổ nhiệm cán bộ​

11/19/2020 3:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, thành lập, Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh217-binh-duong-thanh-lap-dai-doi-dan-quan-thuong-truc-cap-tinFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Đại hội thành viên Liên minh Hợp tác xã tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025 Đại hội thành viên Liên minh Hợp tác xã tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025

TTĐT - ​Sáng 29-10, tại TP.Thủ Dầu Một, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. 

Tham dự có ông Huỳnh Lam Phương - Trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam Liên minh HTX Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố và gần 200 đại biểu chính thức dự Đại hội.

Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động của Liên minh HTX tỉnh ngày càng có hiệu lực và hiệu quả, thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 187 HTX (tăng 102 HTX so với đầu nhiệm kỳ, với tỷ lệ tăng thêm 120,1%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2016-2020), với 30.380 thành viên, vốn điều lệ 801 tỷ 286 triệu đồng (tăng 24,9% so với đầu nhiệm kỳ). Trong đó, hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực như: Vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ, môi trường và Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lợi nhuận bình quân của HTX đạt 726 triệu đồng/năm/HTX. Thu nhập bình quân của người lao động từ 6 triệu đến 6,5 triệu đồng/lao động/tháng đối với HTX và 14,5 triệu đồng/lao động/tháng đối với QTDND (đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2016-2020).

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, với phương châm "Hợp tác - Đổi mới - Phát triển - Hiệu quả", góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, phát triển cộng đồng, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động phát triển mới HTX tăng 10% - 12%/năm so với số HTX hiện có đến cuối năm 2020. Phấn đấu đến cuối năm 2025 có từ 230 - 250 HTX, thành lập 01 Liên hiệp HTX hoạt động có hiệu quả và đúng Luật HTX năm 2012. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực HTX đạt 16% năm trở lên, có đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh. Thu nhập bình quân đến cuối năm 2025 trong khu vực HTX đạt 95 triệu đồng/người/năm và khu vực QTDND đạt 230 triệu đồng/người/năm. Số HTX làm ăn khá, tốt đạt 65%, không còn HTX yếu kém. Xây dựng các mô hình HTX liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Xây dựng, phát triển các HTX nông nghiệp, đạt ít nhất 20% HTX nông nghiệp có xây dựng mô hình điển hình tiên tiến gắn với chuỗi giá trị sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.

Tại Đại hội, ông Nguyễn Tiến Dũng được bầu làm Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025.

20201029_103425.jpg 

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Liên minh HTX tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025​

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và người lao động Liên minh HTX tỉnh đã phấn đấu đạt được trong thời gian qua. Để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Thanh Trúc đề nghị Liên minh HTX tỉnh nhiệm kỳ VI cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm: Phải nhận thức sâu sắc về bản chất, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là HTX đúng với tinh thần Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị; đổi mới và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập huấn về KTTT, HTX để toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh thấy rõ vị trí, vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; khuyến khích các mô hình HTX kiểu mới liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên…

Dịp này, Liên minh HTX Việt Nam tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển HTX" cho 06 cá nhân đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển HTX; tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân và UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2016-2020.​

20201029_104731.jpg

Ông Huỳnh Lam Phương (giữa)- Trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam Liên minh HTX Việt Nam tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2016-2020​

20201029_104916.jpg

Ông Nguyễn Thanh Trúc (thứ 4 từ trái sang) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2016-2020​

10/29/2020 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtĐại hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025 477-dai-hoi-thanh-vien-lien-minh-hop-tac-xa-tinh-khoa-vi-nhiem-ky-2020-2025True121000
0.90
121,000
0.80
0
False
4.5
1
Bình Dương: Xem xét điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025Bình Dương: Xem xét điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

TTĐT - ​Sáng 01-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe Sở Xây dựng báo cáo Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và việc điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021–2025.

Cuộc họp đã nghe đơn vị tư vấn báo cáo điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, giai đoạn 2021-2025, hoàn thành việc xây dựng thêm khoảng 25.277.583m2 sàn tương đương khoảng 10.966 căn nhà (Kế hoạch phát triển nhà ở kèm theo Quyết định số 265/QĐ-UBND khi chưa điều chỉnh là 25.320.000 m2). Trong đó nhà ở thương mại hơn 16,4 triệu m2 (tăng  6,7 triệu m2); nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư khoảng 2,8 triệu m2 (giảm gần 1,3 triệu m2); nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây 6 triệu m2 tương ứng khoảng 40.000 căn nhà (giảm 5,52 triệu m2) so với Quyết định số 265/QĐ-UBND.

Phấn đấu bình quân đầu người đạt 33,5m2 sàn/người; trong đó khu vực đô thị đạt 34m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29,6m2 sàn/người. Nâng chất lượng nhà ở kiên cố đạt 99,9% (trong đó khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 99,8%), không có nhà ở đơn sơ.

​​IMG_ongVHN9707.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Thực hiện hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu như: Người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, hộ nghèo, cận nghèo; các hộ có nhà ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu bão, lũ, sạt lở đất…

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 dự kiến đầu tư khoảng 172.735 căn NOXH với tổng diện tích đất khoảng 613 hecta, diện tích sàn xây dựng đạt hơn 9,5 triệu m2 đáp ứng cho 636.796 dân số, tổng mức đầu tư khoảng 87.236 tỷ đồng, cao gấp 2 lần chỉ tiêu được Chính phủ giao.

IMG_tcchnoxh9703.jpg

Đơn vị tư vấn báo cáo điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 

Giai đoạn 2021-2025, dự kiến bố trí 159 hecta diện tích đất đầu tư hoàn thành khoảng 42.514 căn NOXH đáp ứng cho khoảng 138.188 dân số. Giai đoạn 2026-2030 dự kiến bố trí khoảng 454 hecta diện tích đất, đầu tư hoàn thành khoảng 130.221 căn NOXH cho khoảng 498.608 dân số.

Kết luận cuộc họp, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, chủ trương của tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư do đó dự kiến nhu cầu nhà ở thương mại tăng, chính vì vậy cần có sự điều chỉnh kế hoạch xây dựng nhà ở cho phù hợp. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, 3 đô thị trung tâm có dân số đông (TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An, TP. Thuận An) cần rà soát tính toán cho hợp lý, phân chỉ tiêu nhà ở theo đơn vị hành chính; chú trọng vị trí quy hoạch, rà soát xem xét bổ sung để trình UBND tỉnh, đảm bảo các tiêu chí hạ tầng, vị trí ưu tiên.

IMG_CTUBNDVVM9712.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp

Đối với Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, toàn tỉnh có trên 53% dân số là người lao động ngoài  tỉnh, việc xây dựng NOXH là một trong những chính sách an sinh xã hội của tỉnh, có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho người lao động an cư lạc nghiệp, vừa là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đề án đã được xây dựng cụ thể với 07 nhóm giải pháp tương ứng với 07 loại đất. Tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NOXH.

Trên cơ sở các nội dung đã thống nhất tại cuộc họp, trong tuần sau, các địa phương phối hợp Sở Xây dựng khảo sát rà soát lại các địa điểm phát sinh, nắm thông tin dữ liệu đưa lên danh sách các địa điểm đất chuyển đổi công năng làm dự án NOXH sớm trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời thành lập Tổ chỉ đạo xem xét từng dự án NOXH đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, ra cơ chế. Đối với các huyện phía Bắc còn nhiều quỹ đất, khi quy hoạch khu, cụm công nghiệp phải xác định địa điểm xây NOXH cho người lao động an cư, không để tình trạng "khu công nghiệp xây đến đâu nhà trọ mọc đến đó".

3/1/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết điều chỉnh, Kế hoạch, phát triển nhà ở, giai đoạn 2021 – 2025 628-binh-duong-xem-xet-dieu-chinh-ke-hoach-phat-trien-nha-o-giai-doan-2021-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam bộỨng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam bộ

TTĐT - ​Sáng 17-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đông Nam bộ lần thứ XVI và triển khai Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045.

Tham dự hội nghị có ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; đại diện Sở KH&CN của 07 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ; các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản.

 

Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa trái) - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng hội nghị cho ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN


KHCN hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội

Theo báo cáo, năm 2022, vùng Đông Nam bộ đóng góp 30,8% GDP của cả nước. GDP bình quân đầu người toàn vùng đạt 6.900 đô la Mỹ, cao hơn mức bình quân của cả nước (4.110 đô la Mỹ), trong đó Bình Dương đạt 7.139 đô la Mỹ, TP.Hồ Chí Minh đạt 6.770 đô la Mỹ.

Cơ cấu kinh tế của Vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh, tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ đã chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của Vùng và từng địa phương. Ngoài quan tâm tới việc đặt hàng nhiệm vụ xuất phát từ nhu cầu và tính ứng dụng trong thực tế, các địa phương đã chú trọng nghiên cứu để nâng cao giá trị sản phẩm, năng suất, chất lượng hàng hóa là thế mạnh, sản phẩm chủ lực của từng địa phương ở quy mô lớn. Các địa phương đã tập trung phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao như cơ khí chính xác, công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử - tin học, sản xuất các thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế, năng lượng, sản xuất vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, dầu khí, công nghiệp phần mềm.


 

Toàn cảnh hội nghị

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà, thời gian qua, Bình Dương đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN). Bên cạnh đó, chú trọng thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST); hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương... Qua đó, ngành KH&CN đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, việc gia tăng ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới, ứng dụng công nghệ trong xây dựng, y tế và các ngành dịch vụ… đã giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ổn định.

Cần nhiều hơn cơ chế chính sách cho KHCN

Tại hội nghị, ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định, mặc dù KHCN đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, tuy nhiên, trình độ công nghệ của các địa phương trong Vùng còn thấp, hoạt động đổi mới công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những kết quả đạt được trong hoạt động KHCN thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của Vùng, chưa thực sự trở thành động lực để duy trì, phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần có những cơ chế chính sách cho KHCN.


Ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN thảo luận tại hội nghị

Thảo luận về các giải pháp trong tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cũng như những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động KHCN và ĐMST ở các địa phương thời gian qua, nhiều đề tài tham luận đã được các đại biểu trình bày tại hội nghị như: Chỉ số ĐMST cấp địa phương năm 2023; ĐMST Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh vùng Đông Nam bộ; ứng dụng các thành tự khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao và đưa sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn; doanh nghiệp gỗ Bình Dương trong tiến trình phát triển của công nghiệp gỗ Việt Nam và trong bối cảnh thay đổi xu hướng tiêu dùng và thương mại gỗ toàn cầu.


Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương trình bày tham luận với chủ đề “Doanh nghiệp gỗ Bình Dương trong tiến trình phát triển của  công nghiệp gỗ Việt Nam và trong bối cảnh thay đổi xu hướng tiêu dùng và thương mại gỗ toàn cầu”

 

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh thảo luận tại hội nghị

Trong thực tế triển khai các hoạt động KHCN và ĐMST còn những vướng mắc, bất cập. Theo ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh, việc ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KHCN và ĐMST của thành phố ngày càng đi vào chiều sâu và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố. Thông qua đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi ĐMST của thành phố ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện TP. Hồ Chí Minh đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong các cơ chế thực hiện các chính sách như: Chính sách miễn thuế; chính sách miễn thuế chuyển nhượng cho nhà đầu tư; chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền công đối với các chức danh lãnh đạo trong tổ chức KHCN công lập và thù lao thực hiện nhiệm vụ KHCN,…

Bước sang giai đoạn mới, Bình Dương xác định KHCN là phương tiện cấp thiết để hỗ trợ tỉnh vượt qua "bẫy thu nhập trung bình". Do đó, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ KHCN, ĐMST, tạo động lực để tỉnh phát triển, hướng đến thành phố thông minh, kinh tế số, kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu mới của người dân và doanh nghiệp. Ông Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương chia sẻ, hiện lĩnh vực KHCN rất cần sự hỗ trợ nguồn nhân lực, biên chế trong điều kiện cơ chế tài chính khá phức tạp của ngành. Cơ chế của KHCN là cơ chế rất trừu tượng. Do đó, rất cần Nhà nước ban hành những chính sách thật cụ thể và xác thực với thực tế để chính sách thật sự mang lại những giá trị cần thiết cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. 

 

Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các địa phương


Các ý kiến cũng như những đề xuất của các địa phương đã được đại diện các cơ quan liên quan giải đáp tại hội nghị. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định đề nghị lãnh đạo các đơn vị chủ động phối hợp với các địa phương để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Bộ các phương án hỗ trợ, xử lý. Bên cạnh đó, các địa phương cần có những ý kiến đóng góp thật chi tiết, cụ thể, đồng thời có những đề xuất giải pháp để Bộ KH&CN có cơ sở những nghiên cứu, đề xuất sửa đổi chính sách phù hợp thực tiễn nhất.

 

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị


Riêng đối với Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ huy động, tập trung trí tuệ, tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan trong ứng dụng KHCN, ĐMST để tạo bước đột phá tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh, bền vững. "Bình Dương mong muốn thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác, liên kết nội Vùng nói riêng và cả nước nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là lĩnh vực KHCN nhằm đưa lĩnh vực này trở thành một trong những động lực thúc đẩy tích cực cho tăng trưởng kinh tế Vùng" – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Tại hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở KH&CN vùng Đông Nam bộ trong liên kết, chia sẻ dữ liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ.

 

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở KH&CN Vùng Đông Nam bộ trong liên kết, chia sẻ dữ liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ


Theo kế hoạch, Hội nghị lần thứ XVII năm 2025 sẽ do Sở KH&CN tỉnh Bình Phước đăng cai tổ chức​. Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương đã bàn giao vai trò chủ nhà đăng cai hội nghị cho bà Bùi Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước.

 

Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương bàn giao vai trò chủ nhà đăng cai hội nghị năm 2025 cho bà Bùi Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước


11/17/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết695-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-tao-dot-pha-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-nam-bTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam khánh thành nhà máy thứ 4 tại Bình DươngCông ty TNHH Uchiyama Việt Nam khánh thành nhà máy thứ 4 tại Bình Dương

TTĐT - Sáng 15-4, tại Khu công nghiệp Đại Đăng (TP.Thủ Dầu Một), Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam đã khánh thành nhà máy thứ 4 tại Bình Dương. ​

Nhà máy có diện tích 24.000m2, vốn đầu tư khoảng hơn 800 tỷ đồng.

Được biết, Công ty Uchiyama Việt Nam thành lập vào tháng 5/2000 tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (KCN VSIP I). Uchiyama Việt Nam là công ty 100% vốn Nhật Bản, chuyên sản xuất miếng đệm và ron bạc đạn dành cho xe hơi. Với 3 nhà máy được đặt tại KCN VSIP I được áp dụng kỹ thuật cao để tăng năng suất và giảm thiểu chất độc hại ra môi trường, công ty đã sản xuất những sản phẩm chất lượng và xuất khẩu ra các thị trường các nước Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.


4/16/2016 11:00 AMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtCông ty TNHH Uchiyama Việt Nam, khánh thành nhà máy, Bình Dương8990-Cong-ty-TNHH-Uchiyama-Viet-Nam-khanh-thanh-nha-may-thu-4-tai-Binh-DuongFalse
2.055556
36
Đoàn công tác Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Tân UyênĐoàn công tác Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Tân Uyên

TTĐT - Sáng 28-8, Đoàn công tác Tỉnh ủy do ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Tân Uyên về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. 

Theo đánh giá, 6 tháng đầu năm 2019, TX.Tân Uyên duy trì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 12.300 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 50% so với Nghị quyết HĐND). Giá trị thương mại và dịch vụ ước đạt 5.300 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 50% so với Nghị quyết HĐND). Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản ước thực hiện đạt 280 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 46% so với Nghị quyết HĐND). Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.750 tỷ đồng (đạt 76% dự toán HĐND thông qua); trong đó thu mới ngân sách đạt 1.000 tỷ đồng (đạt 56% dự toán HĐND thông qua). Giới thiệu được 10.593 lượt lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã (đạt 264% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND).


Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Văn Nam nhất trí với các nội dung trao đổi của lãnh đạo các sở ngành, UBND tỉnh và đề nghị Thị ủy, UBND TX.Tân Uyên tiếp thu đầy đủ và thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới. Ông cũng đề nghị, Thị ủy, UBND thị xã thống kê, rà soát tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và đề ra các giải pháp để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Đặc biệt cần làm tốt công tác đền bù, giải tỏa để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đô thị. Song song đó, quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho người dân nhập cư. Đối với giáo dục phải bảo đảm yêu cầu dạy và học, trên cơ sở tương đồng với sự phát triển của tỉnh. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân...

8/28/2019 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTin/CMSImageNew/2019-09/Tin 4 - Lam viec vs Tan Uyen.mp3Xem chi tiếtđoàn công tác Tỉnh ủy, tân uyên586-doan-cong-tac-tinh-uy-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-thi-uy-tan-uyeTrue121000
0.60
121,000
0.60
145,200
False
0
1
Tình hình đầu tư hệ thống thoát nước ngoài hàng rào các KCN phía Bắc của tỉnhTình hình đầu tư hệ thống thoát nước ngoài hàng rào các KCN phía Bắc của tỉnh

TTĐT - Thời gian qua, tỉnh đã cân đối bố trí nguồn vốn khá lớn để đầu tư các hệ thống thoát nước, kiểm soát nước thải bên ngoài khu công nghiệp (KCN) nhằm từng bước cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Quan tâm đầu tư xây dựng

Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, Tân Uyên, huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên hiện đã lập, phê duyệt quy hoạch 20 KCN và 04 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 8.231,3ha. Từ năm 2010 đến nay, UBND tỉnh đã có chủ trương cải tạo, đầu tư mở rộng 36 dự án, hạng mục thoát nước liên quan đến môi trường với tổng mức đầu tư khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh đã hoãn, giãn tiến độ triển khai 16/36 dự án, công trình thoát nước liên quan đến môi trường. Mặc dù thực hiện việc hoãn, giãn tiến độ một số dự án thoát nước nhưng với những dự án đang triển khai, tỉnh chủ trương thi công quyết liệt sớm đưa vào vận hành các công trình. Trong đó đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 03 dự án thoát nước ngoài hàng rào các KCN, CCN ở phía Bắc gồm: dự án nạo vét suối Chợ phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên), hệ thống thoát nước bên ngoài các KCN An Tây, Mai Trung và Việt Hương 2, đấu nối thoát nước cho KCN An Tây; triển khai sửa chữa, nâng cấp các hạng mục của Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước cho đập Từ Vân 1, 2 nhằm đảm bảo thoát nước cho khu công nghiệp - đô thị Bàu Bàng.  


Dau tu hang rao KCN 1.jpg

   

Nước thải bên trong hàng rào các KCN, CCN được thải ra bên ngoài chủ yếu qua hệ thống kênh dẫn nước, hồ điều tiết, suối, rạch tự nhiên (Ảnh: Hệ thống thoát nước CCN Phú Chánh, xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên)


Đối với các huyện, thị, thành phố, mặc dù nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng các địa phương đã quan tâm bố trí vốn và thực hiện việc nạo vét, cải tạo, gia cố bờ bao các tuyến kênh, rạch theo địa giới hành chính.

Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước bên trong hàng rào các KCN, CCN đã được chủ đầu tư thực hiện đúng với dự án được cấp phép. Nước thải bên trong hàng rào các KCN, CCN được thải ra bên ngoài chủ yếu qua hệ thống kênh dẫn nước, hồ điều tiết, suối, rạch tự nhiên đổ ra các sông chính như sông Bé, Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính.

Cần quy hoạch đồng bộ

Qua khảo sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cho thấy, hệ thống các suối, kênh, rạch hiện hữu chưa đảm bảo thoát nước cho các KCN, CCN ở phía Bắc của tỉnh. Khi trời mưa lớn thường gây ngập lụt, sạt lở, ảnh hưởng đến nhà cửa, hoa màu của người dân trên địa bàn. Cụ thể như suối bến Ván, cầu Đôi (huyện Bàu Bàng), suối Bà Lăng, ngã ba Rạch Bắp (thị xã Bến Cát), cầu Tân Hiệp, suối ông Đông (thị xã Tân Uyên), suối Sâu (huyện Bắc Tân Uyên)… Trong thời gian tới khi các KCN, CCN được lấp đầy, kết hợp với việc mở rộng, tăng thêm một số KCN trên địa bàn tỉnh cùng với quá trình đô thị hóa nhanh sẽ gây quá tải đối với hệ thống thoát nước của sông, suối trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, việc thoát nước của Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ đô thị Becamex - Bình Phước với diện tích 4.633ha sẽ xả thải về tỉnh Bình Dương qua các suối Bà Lăng, suối ông Thanh, suối bà Và (Dầu Tiếng) chảy vào sông Thị Tính và suối Thôn (An Long-Phú Giáo) chảy ra sông Bé.


Dau tu hang rao KCN 2.jpg

  

 Qua khảo sát của Ban Kinh tế-Ngân sách cho thấy, hệ thống các suối, kênh, rạch hiện hữu chưa đảm bảo thoát nước cho các KCN, CCN ở phía Bắc của tỉnh (Ảnh: Hệ thống thoát nước tại suối Cái)


Việc duy tu, bảo dưỡng một số công trình thoát nước đã được đầu tư chưa được các cấp, các ngành thực hiện thường xuyên. Một số địa phương có quan tâm nạo vét, cải tạo, nâng cấp một số đoạn, tuyến suối, kênh rạch nhưng chỉ mang tính ứng phó khi có ngập úng xảy ra. Việc nạo vét thượng nguồn các suối để khắc phục ngập úng đã dẫn đến tình trạng ngập úng nặng hơn cho khu vực hạ du. Bên cạnh đó, một số công trình của doanh nghiệp, hộ dân thi công xây dựng ven các suối đã làm rửa trôi đất, cát gây bồi lấp lòng suối. Việc thỏa thuận đấu nối thoát nước giữa các đơn vị trong và ngoài tỉnh còn nhiều khó khăn do việc đầu tư các công trình, dự án không đồng bộ về quy mô, nguồn vốn và thời gian triển khai thực hiện, nhất là chưa có quy chế đấu nối của các đơn vị đầu tư các tuyến đường BOT trên địa bàn tỉnh. Nhiều suối, kênh, rạch chưa được nạo vét, khơi thông dòng chảy và có tình trạng lấp, lấn chiếm, xả rác che lấp các miệng hố thu nước đã làm tắc nghẽn dòng chảy của các suối, kênh, rạch tự nhiên.

Trước thực trạng trên, theo đề xuất của các ngành, địa phương, để hệ thống thoát nước ngoài hàng rào các KCN đảm bảo thoát nước cho các KCN, CCN phía Bắc của tỉnh, các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn cần chủ động bố trí nguồn vốn hàng năm kết hợp vận động quần chúng, Đoàn thanh niên trong việc tôn tạo, cơi nới, gia cố bờ bao, nạo vét khai thông kênh rạch, hố ga thu nước trên địa bàn. Chủ đầu tư các tuyến đường BOT thực hiện nghiêm việc nạo vét, khai thông cống thoát nước các tuyến đường. Các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN báo cáo số liệu thoát nước, chống ngập nước đầy đủ, chính xác, kịp thời và định kỳ để UBND tỉnh có giải pháp xử lý hiệu quả. Tăng cường phối hợp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý đô thị, quản lý thoát nước.

Các sở chuyên ngành kết hợp cùng địa phương xem xét, báo cáo UBND tỉnh cho khởi động lại các dự án thoát nước đã được phê duyệt nhưng tạm hoãn đối với các huyện, thị phía Bắc. Đẩy nhanh công tác lập và phê duyệt Đồ án quy hoạch thoát nước và cao độ nền tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở triển khai các quy hoạch thoát nước chi tiết, các dự án đầu tư hạ tầng khác. UBND tỉnh xem xét điều chỉnh Quy hoạch tổng thể thủy lợi và cấp thoát nước tỉnh Bình Dương tại Quyết định số 78/2005/QĐ-UBND cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo ngành chức năng xem xét điều chỉnh hạ quy định lưu lượng nước thải phải lắp đặt thiết bị đo lưu lượng tự động từ 1.000m3/ngày đêm xuống còn 500m3/ngày đêm cho phù hợp với tình hình hiện nay nhằm tiến tới 100% KCN trên địa bàn tỉnh có hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động.


   

  


12/28/2015 2:05 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtDau tu he thong thoat nuoc 8693-Tinh-hinh-dau-tu-he-thong-thoat-nuoc-ngoai-hang-rao-cac-KCN-phia-Bac-cua-tinh
Điều phối xây dựng vùng Đông Nam bộ trở thành trung tâm phát triển năng độngĐiều phối xây dựng vùng Đông Nam bộ trở thành trung tâm phát triển năng động

TTĐT - Sáng 1​8-7, tạ​i TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam bộ. Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam bộ chủ trì hội nghị.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương; lãnh đạo Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh, thành Đông Nam bộ; các chuyên gia, nhà khoa học.​

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt tay lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự hội nghị

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Nhiều thách thức đặt ra

Theo báo cáo tại hội nghị, Đông Nam bộ có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và năng động, với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước (281.100 doanh nghiệp), chiếm 41% số doanh nghiệp cả nước; thu hút 5,4 triệu lao động, chiếm 36,6% tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp. Đây còn là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, với khoảng 23.000 doanh nghiệp FDI từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư, chiếm 41,1 % tổng vốn FDI cả nước, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo với trên 5.300 dự án, chiếm khoảng 60% tổng vốn FDI của vùng.

Chỉ riêng trong năm 2022, Đông Nam bộ có hơn 60.000 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký gần 646.000 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 có hơn 31.500 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký hơn 287.000 tỷ đồng.

 

Toàn cảnh hội nghị

Mặc dù đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nhưng theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát triển vùng Đông Nam bộ đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Mạng lưới kết cấu hạ tầng nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ, chênh lệch về phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa được rút ngắn; liên kết trong vùng vẫn còn hạn chế, chưa thực chất và hiệu quả. Xây dựng không gian kinh tế thống nhất chưa hiệu quả, nguồn lực bị phân tán; lợi ích kinh tế của từng địa phương bó buộc theo địa giới hành chính, thậm chí còn cạnh tranh nhau, làm triệt tiêu lợi thế chung của toàn vùng. Các vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ngập úng ​cục bộ tại TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương trong vùng chưa được giải quyết.

Chính vì vậy, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ việc cần đổi mới cách thức hoạt động, điều phối và phương thức liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng, đồng thời phát huy hiệu quả hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn vùng Đông Nam bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quan điểm phát triển vùng Đông Nam bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác.

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham luận tại hội nghị

Phát triển vùng theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao. Huy động tối đa nguồn nội lực cho phát triển, kết hợp hài hoà với ngoại lực để phát triển nhanh, bền vững, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Xây dựng Đông Nam bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Nâng cao sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng. Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, tinh thần tự lực, tự cường của "Miền Đông gian lao mà anh dũng" trong xây dựng và phát triển vùng. 

Tổ chức không gian phát triển vùng gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn. Tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông. 

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với đại biểu bên lề hội nghị

Tăng cường đổi mới liên kết vùng trên cơ sở xây dựng cơ chế liên kết và điều phối vùng hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng Đông Nam bộ với các vùng khác; tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Phát triển nhanh, bền vững, hài hoà giữa các tiểu vùng, các địa phương trong vùng. 

Tổ chức không gian phát triển vùng phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm. Chú trọng việc kết nối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Phát triển kinh tế - xã hội vùng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Giải quyết các vấn đề lớn của vùng

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia đã trình bày nhiều tham luận liên quan các vấn đề như: Giải pháp phối hợp và thu hút nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông vùng Đông Nam bộ đồng bộ, hiện đại; giải pháp điều phối, xây dựng và phát triển các đô thị lớn trong vùng trở thành các thành phố hiện đại mang tầm cỡ khu vực; giải pháp hình thành và đẩy mạnh phát triển trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai; giải pháp xử lý các vấn đề về môi trường, ngập úng thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn; lập quy hoạch TP.Hồ Chí Minh với vai trò trung tâm vùng gắn với định hướng kết nối đô thị, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy liên kết nội vùng và liên vùng; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù Đông Nam bộ nhằm phát triển hạ tầng giao thông, đô thị xanh, trung tâm tài chính…

 

TS.Trần Du Lịch  - Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất cơ chế, chính sách cho vùng Đông Nam bộ

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết của các Bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động của Hội đồng trong 6 tháng cuối năm 2023 và các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.

Thủ tướng nhấn mạnh, Hội đồng cần hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính, phải tạo ra của cải vật chất; tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược, đồng thời tập trung xử lý 03 vấn đề lớn trong những năm tới của vùng: Ách tắc giao thông, vấn đề môi trường, vấn đề nhà ở.

Về điều phối, các thành viên Hội đồng cần tích cực đóng góp ý kiến, phát huy vai trò điều phối của Hội đồng vùng trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia. Các địa phương sớm hoàn thiện Quy hoạch tỉnh. Thủ tướng nêu rõ, quy hoạch phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn; phải chỉ ra và phát huy được các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hạn chế, hóa giải các khó khăn, tồn tại, thách thức.

Hội đồng cần chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, để đề xuất các chính sách đột phá, phù hợp với vị trí, vai trò quan trọng của vùng. Cơ chế đột phá, đặc thù cần đi liền chính sách ưu tiên, trên tinh thần nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị

Bên cạnh đó, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng. Đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng điều phối vùng nhằm phát hiện kịp thời các vướng mắc có tính chất liên tỉnh, thành phố. Đặc biệt là các địa phương phải đoàn kết, đồng lòng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố, không thực hiện manh mún, cạnh tranh và hạn chế lẫn nhau.

Về điều phối trong lĩnh vực đô thị, logistics, dịch vụ chất lượng cao (trung tâm tài chính, trung tâm logistics vùng), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ, đây là nhiệm vụ đặc trưng nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh của vùng, khác biệt so với các vùng khác. Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để có nguồn vốn bố trí riêng cho các lĩnh vực liên kết, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động liên kết. Thủ tướng lưu ý, đầu tư công cần đúng, trúng, có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư tư. Huy động đa dạng các nguồn vốn như vay các quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu…

Với khí thế mới, cách tổ chức mới, Thủ tướng tin tưởng rằng, bằng sự quyết tâm, đoàn kết, chung sức đồng lòng và nỗ lực cao của các Bộ, ngành, các địa phương; sự góp sức của các chuyên gia, nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các đối tác liên quan; phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, tinh thần tự lực, tự cường của "Miền Đông gian lao mà anh dũng", Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ sẽ hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, đưa vùng phát triển thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

7/18/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếXem chi tiếtvùng đông nam bộ, điều phối, trung tâm425-dieu-phoi-xay-dung-vung-dong-nam-bo-tro-thanh-trung-tam-phat-trien-nang-donTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tập đoàn Cicor (Thụy Sĩ) khánh thành thêm một nhà máy tại Bình DươngTập đoàn Cicor (Thụy Sĩ) khánh thành thêm một nhà máy tại Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 26-6, tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (TP.Thuận An), Tập đoàn Cicor (Thụy Sĩ) long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Cicor Việt Nam thứ 4 tại Bình Dương. 

Tham dự có Ngài Werner Bardill - Tổng Lãnh sự Thụy Sĩ, ông Alexander Hagemann - Tổng giám đốc Tập đoàn Cicor. Về phía tỉnh Bình Dương, có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường Trực UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng côn​g ty Be​cam​ex IDC, cùng lãnh đạo sở ban ngành, địa phương.

z4464682864773_9c89338267e53c70fc754d38ed498a92.jpg

Lễ khánh thành Nhà máy Cicor thứ 4 tại Bình Dương

Nhà máy chuyên sản xuất và gia công sản xuất các sản phẩm, bán thành phẩm điện tử, cơ điện để xuất khẩu, các sản phẩm nhựa để xuất khẩu với vốn đầu tư 5 triệu đô la Mỹ, nâng tổng vốn đầu tư của Cicor tại Bình Dương lên 15 triệu đô la Mỹ.

Cicor là một trong những công ty dịch vụ sản xuất điện tử lớn tại châu Âu và chuyên sâu vào các thị trường công nghệ cao như thiết bị y tế. Việc đầu tư nhà máy thứ 4 lần này không chỉ tăng gấp đôi khả năng sản xuất của Tập đoàn tại Việt Nam, mà còn phát triển thêm khả năng kỹ thuật. Đến nay, Nhà máy Cicor Việt Nam đạt đến mức độ sản xuất tầm thế giới, ngang tầm các nhà máy sản xuất tại Thụy Sĩ, Đức và Hoa Kỳ. Cicor Việt Nam cung cấp sản phẩm cho nhiều công ty danh giá tại châu Âu và Hoa Kỳ.

z4464682415922_ffb1e1865e59c47ff6d097251b7ecab2.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng bày tỏ rất trân trọng những nỗ lực phát triển sản xuất và đóng góp của Cicor Việt Nam tại Bình Dương. Việc khai trương nhà máy thứ 4 tại Bình Dương cùng những cam kết về phát triển theo hướng thông minh, hiện đại rất phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Tỉnh sẽ tục đồng hành cùng sự phát triển của Circo trong thời gian tới, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp tại Bình Dương hoạt động thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật. 

6/26/2023 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtTập đoàn Cicor (Thụy Sĩ) khánh thành, nhà máy thứ 4, Bình Dương13-tap-doan-cicor-thuy-si-khanh-thanh-nha-may-thu-4-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
3
Bình Dương triển khai các giải pháp lâu dài chống ngập úng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thôngBình Dương triển khai các giải pháp lâu dài chống ngập úng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông

TTĐT - ​Đó là vấn đề được trao đổi tại buổi Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2022 do UBND tỉnh tổ chức vào sáng 06-5 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh. Ông Nguyễn Tầm Dương – Chánh Văn phòng UBND tỉnh và ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì buổi họp báo.

Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi về những vấn đề "nóng" đang được dư luận quan tâm như: Giải pháp chống ngập úng trong mùa mưa; giải pháp hạn chế, kéo giảm tai nạn giao thông; khắc phục hệ thống đèn chiếu sáng trên đường ĐT.741; việc triển khai ​chính sách hỗ trợ cho người ở trọ đảm bảo đúng và không bỏ sót đối tượng. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến ngành Y tế như việc tổ chức, sắp xếp lại Trạm y tế lưu động, mua sắm, bảo quản trang thiết bị y tế; việc phát hiện thuốc giả Molnupiravir sản xuất tại Bình Dương… cũng được quan tâm trao đổi.


Đại diện Báo Lao động đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Nhìn nhận vấn đề ngập úng trong mùa mưa gây ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân, đại diện Sở Giao thông vận tải cho biết nguyên nhân do hệ thống thoát nước mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, một số hố ga bị bít lại (người dân tự bít để chặn mùi hôi) kết hợp với triều cường làm hạn chế khả năng thoát nước khi có mưa lớn. Để giải quyết tình trạng này, theo ông Nguyễn Thanh Thuận – Trưởng Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, giải pháp căn cơ chủ yếu là giải pháp công trình. Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp tham mưu UBND tỉnh đầu tư hệ thống thoát nước liên kết trục, vùng, khu vực nâng cao khả năng thoát nước. Ông cũng cho biết, việc duy tu, bảo trì, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường được xem là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục góp phần kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông. 


​Ông Nguyễn Thanh Thuận - Trưởng Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông trả lời câu hỏi của báo chí

Ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh trao đổi thêm, với đặc điểm phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa cao của tỉnh dẫn đến một số bất cập như tình trạng ùn tắc giao thông, ngập lụt khi có mưa lớn. Bình Dương đang triển khai các giải pháp công trình về lâu dài để khắc phục tình trạng này. Trước mắt triển khai các giải pháp phi công trình như phân luồng giao thông theo giờ, bố trí lực lượng điều tiết giao thông…

Về việc triển khai Quyết định số 08 về chính sách hỗ trợ người ở trọ, ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu về danh sách người được hưởng chính sách sẽ được đối chiếu với dữ liệu của ngành Công an để đảm bảo đúng đối tượng, tránh trục lợi. 


Ông Huỳnh Minh Chín - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại buổi họp báo

Đối với các vấn đề thuộc ngành Y tế, ông Huỳnh Minh Chín - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngành Y tế đã chuẩn bị phương án tạm ngưng hoạt động Trạm y tế lưu động và thành lập Trạm y tế cố định theo quy mô 15.000 dân/1 Trạm theo chỉ đạo của UBND tỉnh để phù hợp với tình hình mới. Việc thành lập và tạm ngưng hoạt động Trạm y tế lưu động được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền lợi, sắp xếp bố trí công việc cho người làm việc trong các Trạm y tế lưu động. Ngành cũng tính đến phương án tăng biên chế cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Về vấn đề thuốc giả Molnupiravir, ông cho biết Sở Y tế đã tổ chức Đoàn kiểm tra và sẽ thông tin cụ thể hơn sau khi có kết quả kiểm tra.

Các vấn đề khác cũng được đại diện các sở ngành giải đáp tại buổi họp báo.

Theo thông tin tại buổi họp báo, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong tháng 4/2022 đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2022 ước tăng 7,3% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 4 tháng, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2021 của tỉnh đạt 69,61 điểm, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục là địa phương đứng đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng và đứng đầu khu vực Đông Nam bộ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ; lũy kế 4 tháng tăng 10,7% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng 4 tăng 2,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 22,7% so với cùng kỳ; lũy kế 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng 11,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 15,2% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ; lũy kế 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu tăng 1,3% so với cùng kỳ. Duy trì mức xuất siêu 3,9 tỷ đô la Mỹ.

Đến 15/4/2022, tỉnh thu hút được 9.786 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; lũy kế 4 tháng đầu năm, đã thu hút được 22.950 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài thu hút được 658 triệu đô la Mỹ; lũy kế 4 tháng thu hút được trên 2,3 tỷ đô la Mỹ.

Dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; an sinh xã hội, an ninh trật tự được giữ vững ổn định.​​

5/6/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2022-05/hop bao thang 4.mp3Xem chi tiếtBình Dương, triển khai giải pháp công trình lâu dài, chống ngập úng, ùn tắc, tai nạn giao thông793-binh-duong-trien-khai-cac-giai-phap-lau-dai-chong-ngap-ung-giam-un-tac-tai-nan-giao-thonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lãnh đạo tỉnh tham gia Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tặng quà cho công nhân lao độngLãnh đạo tỉnh tham gia Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tặng quà cho công nhân lao động

TTĐT - ​Sáng 19-5, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022) và tham dự nhiều hoạt động trong khuôn khổ Tháng Công nhân, Tháng Nhân đạo năm 2022.

* Tham dự tại Phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành và TP.Thủ Dầu Một. 

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", trong những năm qua TP.Thủ Dầu Một đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh, được nhân dân đồng thuận, hưởng ứng tích cực. Tính đến nay, thành phố đã hoàn thiện 105 công viên, hoa viên, tỷ lệ diện tích cây xanh đạt khoảng 23 m2/người.

bi thu tutc(2).jpg

bi thutinhuytc (1).jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trồng cây tại Lễ phát động "Tết trồng đời đời nhớ ơn Bác Hồ"

Trong năm 2022, TP.Thủ Dầu Một đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp và nhân dân thành phố thực hiện trồng và chăm sóc cây xanh để bảo vệ môi trường sống cho nhân dân trên địa bàn. Qua đó đã thực hiện trồng được hơn 5.000 cây xanh các loại. Sau lễ phát động, các đại biểu đã tiến hành trồng cây tại khu phố 5, phường Định Hòa. 

nhatro bttunlv(1).jpg

nhatrobttntcn (3).jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm hỏi, động viên và tặng quà công nhân lao động ở trọ tại khu phố 8, phường Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một

Sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Lợi đã đến thăm, tặng quà cho một số công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Tại đây, Bí thư Tỉnh ủy đã thăm hỏi, động viên gia đình công nhân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Đồng thời, ông đề nghị lãnh đạo TP.Thủ D​ầu Một và phường Định Hòa tiếp tục quan tâm, sâu sát, có giải pháp hỗ trợ kịp thời những công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; tạo điều kiện giúp đỡ con công nhân được đến trường học tập. 

thongdungbttunvl (1).jpg

thongdungbttu (4).jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi​ thăm hỏi, động viên và tặng quà công nhân lao động tại Công ty TNHH Giày Thông Dụng

Tại Công ty TNHH Giày Thông Dụng (TP.Thuận An), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho những công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao doanh nghiệp đã phục hồi tốt sản xuất kinh doanh, chăm lo chu đáo cho người lao động. Ông đề nghị lãnh đạo Công ty tiếp tục quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, bởi công nhân là nguồn lực góp phần quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời mong muốn công nhân lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đoàn kết, đồng lòng cùng doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển. 

* Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tham dự  Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại khu Di tích cách mạng và du lịch sinh thái Hố Lang, phường Tân Bình, TP.Dĩ An.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã trồng 180 cây xanh, trong đó có 80 cây phượng tím và 100 cây giáng hương. Đây không chỉ là 2 loại cây tạo bóng mát mà còn có giá trị thẩm mỹ để tạo cảnh quang cho các công trình. Sau lễ phát động, đồng loạt 7 phường trên địa bàn thành phố ra quân hưởng ứng chiến dịch trồng cây xanh phân tán, góp phần tăng tỷ lệ cây xanh đô thị và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

IMG_5141.jpg

IMG_5156.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tham gia trồng cây tại Khu di tích Hố Lang

Sau đó, ông Nguyễn Hoàng Thao đã dự Lễ phát động "Tháng Nhân đạo" năm 2022 với chủ đề "Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái" và Chợ 0 đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.Dĩ An do Hội Chữ thập đỏ TP.Dĩ An tổ chức.

Tại buổi lễ, Hội chữ thập đỏ TP.Dĩ An đã trao tặng 350 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và người khiếm thị trên địa bàn thành phố (mỗi phần quà trị giá gần 700.000 đồng).

thang cong nhan.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tham dự các hoạt động Tháng Nhân đạo năm 2022 tại TP.Dĩ An

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đã đến thăm hỏi và động viên 2 gia đình công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn là: Gia đình ông Lê Văn Vĩnh, công nhân Công ty TNHH Esprinta Việt Nam và gia đình ông Trần Văn Nhựt, công nhân Công ty CP Lúa Vàng tại khu nhà trọ số 51, đường 5, khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, TP.Dĩ An; đồng thời đến thăm Công ty Yazaki tại khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, TP.Dĩ An.

tang quaonhttq2 (1).jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao thăm và tặng quà cho gia đình CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại TP.Dĩ An

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện các sở, ngành, đoàn thể tỉnh đã dự Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" do UBND TP.Thuận An tổ chức. Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng tham gia trồng cây xanh trong khuôn viên trường Tiểu học An Thạnh. 

thuananttbh1.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh tham gia trồng cây tại Trường Tiểu học An Thạnh

Sau đó, đoàn tham dự phiên "Chợ 0 đồng" do Hội Chữ thập đỏ TP.Thuận An tổ chức tại khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao. Phiên chợ đã hỗ trợ phiếu đi chợ, mỗi phiếu trị giá 500.000 đồng cho 500 người nghèo, người khiếm thị, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đoàn cũng tham dự lễ khánh thành cầu An Sơn 44 nối liền ấp An Quới và An Phú, xã An Sơn. Dịp này, Hội Hội Chữ thập đỏ thành phố cũng đã trao tặng 31 phần quà, mỗi phần trị giá 500.000 đồng cho người dân nghèo, khó khăn ở địa phương.

thuananttbh3.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh dự "Chợ 0 đồng" và trao quà cho bà con khó khăn ở phường Thuận Giao​

Đến thăm, tặng quà 2 CNLĐ ở phường Lái Thiêu và phường Bình Nhâm, bà Trương Thị Bích Hạnh đã ân cần thăm hỏi hoàn cảnh gia đình, tình hình sức khỏe, việc làm và trao tặng cho mỗi CNLĐ một phần quà và 1 triệu đồng tiền mặt; Liên đoàn lao động TP.Thuận An trao hỗ trợ mỗi hoàn cảnh 500.000 đồng.

* Bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại huyện Dầu Tiếng. Theo kế hoạch, trong năm 2022 huyện Dầu Tiếng phấn đấu trồng 10.000 cây sao, dầu. Tính từ năm 2020 đến nay toàn huyện đã trồng được 23.480 cây sao, dầu phân tán tại các trường học, Trung tâm văn hoá xã, văn phòng ấp, đất nghĩa trang, khu đất công, các tuyến đường, đất dân. Sau đó, Đoàn tham dự các hoạt động của Tháng Công nhân và Tháng Nhân đạo năm 2022; tham dự chương trình trao tặng Nhà Chữ thập đỏ cho bà Trần Thị Chánh là hộ nghèo bảo trợ xã hội, khó khăn tại ấp Vũng Tây, xã Long Tân.

PSX_548.jpg

Bà Nguyễn Minh Thủy trồng cây tại Nhà văn hóa ấp Đồng Bà Ba, xã Long Hòa

Trong khuôn khổ các hoạt động Tháng công nhân và Tháng Nhân đạo, Hội chữ thập đỏ huyện tổ chức "Chợ 0 đồng" trao tặng 300 phần quà cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mỗi phần trị giá trên 600.000 đồng). Dịp này, huyện Dầu Tiếng  cũng tổ chức bàn giao nhà Chữ thập đỏ cho gia đình bà Nguyễn Thị Biệu, ấp Rạch Kiến, xã Thanh Tuyền; thăm, tặng quà 2 gia đình công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Thanh Tuyền.

Tại huyện Bắc Tân Uyên, ông Võ Văn Bá - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy cùng hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức và đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đã trồng 200 cây dầu tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện, góp phần tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường.

BTUVVB (3).jpg

Ông Võ Văn Bá trồng cây tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Bắc Tân Uyên ​

Dịp này, ông Võ Văn Bá đã cùng lãnh đạo huyện Bắc Tân Uyên và các đoàn thể đến dự lễ bàn giao nhà Chữ thập đỏ cho bà Nguyễn Thị Kiều (ấp Vườn Vũ, xã Tân Mỹ) và bà Nguyễn Hồng Thủy (ấp Bằng Lăng, xã Tân Định).

vvbtqBTU2.jpg

Ông Võ Văn Bá tặng quà 2 công nhân lao động tại khu nhà trọ Tấn Hưng (thị trấn Tân Thành)​

Ngoài ra, Đoàn cũng đã đến thăm và tặng quà cho công nhân Phạm Thị Nỹ và Lý Nghĩa Bình ở trọ tại khu nhà trọ Tấn Hưng (thị trấn Tân Thành). Mỗi phần quà trị giá 2 triệu đồng (gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm, đồ điện gia dụng).

Dự lễ phát động tại huyện Phú Giáo có ông Hồ Quang Điệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy. 

Thời gian qua, huyện luôn chú trọng phát triển mảng xanh với tỷ lệ che phủ gần 70%. Giai đoạn 2022 – 2027, huyện đề ra kế hoạch thực hiện trồng mới 1,3 triệu cây xanh trên toàn địa bàn.

PGhqd (2).jpg

Ông Hồ Quang Điệp tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo

Sau buổi lễ, huyện Phú Giáo tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng nhân đạo 2022" gồm: Trao tặng 1 căn nhà chữ thập đỏ trị giá 130 triệu đồng tại xã Vĩnh Hoà; khởi công xây tặng 1 căn nhà Chữ thập đỏ trị giá 80 triệu đồng tại xã An Linh; tổ chức Phiên chợ 0 đồng hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu cho 230 người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

PG HVD(1).jpg

Ông Hồ Quang Điệp trao quà cho người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn

* Tại TX.Bến Cát, tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. 

Ngay sau lễ phát động các đại biểu cùng đông đảo cán bộ, công chức, thanh niên, học sinh, TX.Bến Cát đã tham gia trồng cây tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh (phường Mỹ Phước).

bc nvl(3).jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc phát quà cho các hộ nghèo tại "Phiên chợ 0 đồng"

Nhằm hưởng ứng các hoạt động Tháng Nhân đạo và Tháng Công nhân 2022, TX.Bến Cát tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" cho 300 hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã. . 

bcNVL(2).jpg

Lãnh đạo tỉnh và TX.Bến Cát dự lễ khởi công xây dựng nhà chữ thập đỏ cho hộ nghèo ở xã Phú An. TX.Bến Cát

Đồng thời, TX.Bến Cát tổ chức thăm và tặng quà cho 10 gia đình công nhân lao động tại Công ty TNHH OSCO Việt Nam ở ấp Phú Thứ, xã Phú An, TX.Bến Cát. Mỗi phần quà có trị giá 1,7 triệu đồng gồm 1 triệu đồng tiền mặt và quà nhu yếu phẩm như gạo, mì, đường, nước tương… 

Lãnh đạo tỉnh và TX.Bến Cát dự lễ khởi công xây dựng nhà Chữ thập đỏ cho hộ bà Võ Thị Cúc ở ấp An Thuận, xã Phú An, TX.Bến Cát.

Dự lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sau lễ phát động, lãnh đạo UBND tỉnh cùng chính quyền địa phương đã trồng mới 250 cây dầu trong khuôn viên Trường THCS Tân Hiệp. 

TUMHDtc 1.jpg

Ông Mai Hùng Dũng cùng chính quyền địa phương trồng mới 250 cây dầu tại Trường THCS Tân Hiệp sau lễ phát động

Tiếp đó, đoàn đã đến UBND phường Hội Nghĩa tham dự "Phiên chợ 0 đồng" do Hội Chữ thập đỏ tỉnh phát động. Phiên chợ đã tặng 100 phần quà cho các hộ nghèo, cận nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng gồm gạo, rau, củ và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác do Hội Chữ Thập đỏ TX.Tân Uyên vận động quyên góp. Đoàn cũng đã đi thăm, tặng quà 2 gia đình công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Hội Nghĩa; dự lễ bàn giao nhà Chữ thập đỏ cho gia đình bà Nguyễn Thị Kẻ ở khu phố 4, phường Hội Nghĩa, TX.Tân Uyên.

TU mhdtq3.jpg

Ông Mai Hùng Dũng tham dự "Phiên chợ 0 đồng" tại phường Hội Nghĩa

Trước đó, Đoàn cũng đã đến tổ 11, ấp Điều Hòa, xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên dự lễ bàn giao nhà Chữ thập đỏ cho bà Nguyễn Thị Bằng. Tổng số tiền xây dựng là 70 triệu đồng do Hội Chữ thập đỏ tỉnh vận động hỗ trợ.

 TUmhd 4.jpg

Ông mai Hùng Dũng trao quyết định bàn giao nhà Chữ thập đỏ cho bà Nguyễn Thị Kẻ​

Tham dự Lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Bàu Bàng có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Sau buổi lễ phát động trồng cây, UBND huyện Bàu Bàng cũng đã tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" dành cho hơn 150 người dân, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại xã Trừ Văn Thố với tổng trị giá 75 triệu đồng. 

IMG_5895.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà tham gia trồng cây tại khu Trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng

Dịp này, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà Chữ thập đỏ trị giá 100 triệu đồng; thăm và tặng quà cho 5 gia đình công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện, mỗi phần quà gồm 1 triệu tiền mặt và quà trị giá 300.000 đồng.

IMG_5958.jpg

 Đoàn thăm và tặng quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trừ Văn Thố

5/19/2022 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, Lễ phát động Tết trồng cây, tặng quà cho công nhân lao động956-lanh-dao-tinh-tham-gia-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-va-tang-qua-cho-cong-nhan-lao-donTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Năm 2020, Liên minh Hợp tác xã tỉnh cần mở rộng liên doanh, liên kết, phát triển các mô hình kinh tế hợp tácNăm 2020, Liên minh Hợp tác xã tỉnh cần mở rộng liên doanh, liên kết, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác

​TTĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại Hội nghị tổng kết năm 2019, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Dương diễn ra vào sáng 09-01.

Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 178 hợp tác xã (HTX) với 30.285 thành viên, bao gồm các lĩnh vực vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại-dịch vụ, môi trường và Quỹ tín dụng nhân dân. Trong năm 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương. Các HTX tiếp tục được củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuất kết hợp dịch vụ với kinh doanh tổng hợp. Các HTX mới thành lập đảm bảo các quy định theo Luật HTX năm 2012; huy động được nguồn lực, đa dạng hóa ngành nghề, chủ động góp vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô tạo thêm sản phẩm mới. Với tổng doanh thu ước đạt 1.674 tỷ đồng, đạt trên 95% kế hoạch năm, các HTX đã góp phần giải quyết việc làm cho 14.734 lao động; thu nhập bình quân của người lao động trong HTX từ 6 triệu đến 6,5 triệu đồng/tháng; riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, người lao động có thu nhập 15 triệu đồng/tháng.

 

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 178 hợp tác xã (HTX) với 30.285 thành viên. Ảnh: HTX Mây tre lá Ba Nhất

Trên địa bàn tỉnh có 02 HTX tham gia theo Đề án hỗ trợ xây dựng HTX gắn với chuỗi giá trị do Liên minh HTX Việt Nam thực hiện. Công tác hỗ trợ tín dụng cũng được quan tâm, đã có 14 thành viên HTX được vay vốn, với tổng số tiền 38 tỷ 108 triệu đồng, đạt 127% kế hoạch năm; nâng tổng dư nợ các HTX vay trên 59 tỷ 490 triệu đồng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đề nghị, trong năm 2020, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, phát triển kinh tế tập thể gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế-xã hội của tỉnh; mở rộng liên doanh, liên kết, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa; đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn cho các HTX có nhu cầu theo mục tiêu cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh; đầu tư đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; tham mưu UBND tỉnh bổ sung các chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương.

Dịp này, Liên minh HTX Việt Nam đã trao Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Cụm thi đua Liên minh HTX các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2019 cho Liên minh HTX tỉnh Bình Dương; tặng Cờ thi đua cho HTX Xây dựng cầu đường Thanh Long (TX. Bến Cát). UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho HTX Dịch vụ vận tải xây dựng Công Minh (TP. Thủ Dầu Một) và tặng Bằng khen cho 05 tập thể, 02 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh năm 2019.

 

Ông Huỳnh Lam Phương (giữa) - Trưởng cơ quan Thường trực phía Nam Liên minh HTX Việt Nam trao Cờ thi đua cho Liên minh HTX tỉnh Bình Dương và HTX Xây dựng cầu đường Thanh Long, TX. Bến Cát

 

Ông Mai Hùng Dũng (bìa phải) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân

1/9/2020 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtLiên minh HTX, liên doanh, liên kết579-nam-2020-lien-minh-hop-tac-xa-tinh-can-mo-rong-lien-doanh-lien-ket-phat-trien-cac-mo-hinh-kinh-te-hop-taFalse121000
0.60
121,000
0.80
0
False
Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023

TTĐT - Sáng 29-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Cục Thống kê tỉnh tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023.

Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2023 ước tăng 5,97% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng (năm 2022, đạt 166 triệu đồng). Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/12/2023, thu hút vốn đầu tư trong nước được 85.498 tỷ đồng, giảm 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, có 6.744 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, tăng 8,2% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 59.723 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 48,2% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2023 đạt 155.259 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2022.


Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh

Hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn. Ước tính xuất siêu của tỉnh đạt 8,8 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 30,9 tỷ đô la Mỹ, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,13% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 73.258 tỷ đồng, đạt 98,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chi ngân sách năm 2023 ước thực hiện 36.026 tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thông tin về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho biết, theo kết quả khảo sát tại 429 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có 65,34% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2024 ổn định và tốt hơn; 34,66% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn; có 26,37% doanh nghiệp có đơn đặt hàng cao hơn quý IV/2023; có 37,31% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 36,32% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm; có 67,95% doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng và giữ ổn định quy mô lao động; có 32,05% số doanh nghiệp dự báo giảm quy mô lao động.

Tại buổi họp báo, đại diện các sở, ngành, phóng viên các cơ quan báo chí đã thảo luận những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

12/29/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHọp báo, công bố, kinh tế-xã hội858-hop-bao-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duong-nam-202True
0.60
0
1.00
0
False
0.5
2
Bình Dương: Kinh tế - xã hội năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cựcBình Dương: Kinh tế - xã hội năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực

TTĐT - ​Tại Kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế chuyển biến rõ nét

Theo báo cáo, năm 2023, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 5,97%; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 66,26% - 23,71% - 2,64% - 7,39% (kế hoạch 67,0% - 23,09% - 2,49% - 7,42%).

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) có sự chuyển biến rõ nét, quý sau cao hơn quý trước; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của toàn nền kinh tế, chiếm 66,26% cơ cấu và đóng góp khoảng 70% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định.

ktxhkyhop.jpg

Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá X

Thương mại và dịch vụ phục hồi nhanh ở tất cả các ngành, các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí diễn ra sôi động. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát. Tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa trong dịp lễ, Tết; nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu luôn được bảo đảm nên giá cả hàng hóa ổn định, không có biến động lớn, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm trước.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp cơ bản có chuyển biến tích cực, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng và từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động nên Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước chỉ tăng 5,95% so với năm trước (năm 2022 tăng 8,8%, kế hoạch tăng > 8,7%).

Kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 7%.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 164.300 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. 

Đến 30/11/2023, đầu tư trong nước đã thu hút 81.819 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (giảm 15,4% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 65.567 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 712.000 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài thu hút 1 tỷ 467 triệu đô la Mỹ (đạt 81% kế hoạch, bằng 48% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.211 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 40,3 tỷ đô la Mỹ.

CT Hung Hai Thinh_Key_19112021103728.jpeg

Kinh tế Bình Dương tiếp tục tăng trưởng ổn định

Ngành Nông nghiệp từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; tiếp tục cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có cấp mã vùng trồng truy xuất nguồn gốc.

Đầu tư công đạt giá trị giải ngân cao hơn gần 9.400 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đến 01/12/2023, tổng giá trị giải ngân 14.065 tỷ đồng, đạt 64,5% kế hoạch tỉnh (cùng kỳ đạt 45,8% kế hoạch) và đạt 115,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Chất lượng quy hoạch từng bước được nâng cao và phát huy kết quả tích cực trên thực tiễn, tạo ra cơ hội, không gian phát triển mới khi thực hiện điều chỉnh và lập mới một số quy hoạch tại tỉnh. Trong năm đã tổ chức khởi công 02 gói thầu thuộc dự án thành phần 5 đường Vành đai 3; thường xuyên kiểm tra tiến độ, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn các dự án giao thông trọng điểm: Quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành…

Các tổ chức tín dụng tiếp tục hoạt động hiệu quả. Ước thu ngân sách đạt 73.257 tỷ đồng, đạt 98% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 10% so với thực hiện năm 2022. Tổng chi cân đối ngân sách thực hiện 33.235 tỷ đồng, đạt 100% dự toán đầu năm.

Đề án Thành phố thông minh, Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương được ICF vinh danh tiêu biểu năm 2023 (TOP1 ICF 2023). Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Chăm lo tốt an sinh xã hội, đời sống tinh thần nhân dân

Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, trẻ em, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo. Tỉnh đã chi hơn 846 tỷ đồng cho dịp Tết Nguyên đán năm 2023, lễ 27/7 và Trung thu. Ngoài ra, xây dựng, sửa chữa 30 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 02 tỷ đồng. Các đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội được quan tâm, tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

ktxhkyhop 1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh​ trình bày tại Kỳ họp​

Các ngành thường xuyên nắm tình hình và tổ chức kết nối cung - cầu lao động cũng như hỗ trợ người lao động gặp khó khăn và chuyển đổi ngành nghề phù hợp. Trong năm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 35.569 lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 94.691 người; ước tạo việc làm tăng thêm cho 25.742 người (đạt 73,5% kế hoạch).

Đồng thời, tiếp nhận và giải quyết hơn 1,3 triệu hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội; trong đó trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần 75.320 hồ sơ, trợ cấp thất nghiệp là 86.682 người với số tiền trợ cấp thất nghiệp đã chi là 1.992 tỷ đồng (tăng 390 tỷ đồng).

Chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học và học sinh xếp loại khá, giỏi đều tăng so với năm học trước. Bình Dương đạt 31 giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2023. Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,75%; điểm trung bình chung các môn thi đạt 7,082 điểm, xếp hạng 02/63 tỉnh, thành phố.

dtc1500.png

Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường chuẩn bị đi vào hoạt động

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, từng bước tháo gỡ khó khăn. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực khám và điều trị bệnh cho người dân; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đưa Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động. Tăng cường công tác tuyên truyền, phát triển đổi tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ước tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế năm 2023 đạt trên 92%.

Các thiết chế văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội, tôn giáo diễn ra sôi nổi, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. 

Song song đó, thể thao thành tích cao đạt thứ hạng cao trong các giải thi đấu quốc gia và quốc tế. Đoàn thể thao tỉnh xếp hạng 08/65 toàn đoàn tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 9; cử vận động viên cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 đạt 09 huy chương các loại. 

Hoạt động du lịch có sự khởi sắc; trong năm đã thu hút 2,5 triệu lượt khách (tăng 39% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.695 tỷ đồng (tăng 21,1%).

220231019-06.jpeg

Lãnh đạo tỉnh khen thưởng vận động viên vô địch Billiards carom 3 băng thế giới Bao Phương Vinh 

12/7/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, kinh tế, xã hội, năm 2023, kết quả, tích cực785-binh-duong-kinh-te-xa-hoi-nam-2023-dat-nhieu-ket-qua-tich-cuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.7
5
Bình Dương trao các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộBình Dương trao các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

TTĐT - ​Sáng 12-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì Hội nghị trao Quyết định cho cán bộ. 

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định của Tỉnh ủy Bình Dương về việc điều động bà Trương Thanh Nga - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thôi giữ chức vụ Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, đến nhận công tác tại Ban Dân vận Tỉnh ủy và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy kể từ ngày 15/3/2024.

Đồng thời trao Quyết định của Tỉnh ủy về việc bà Võ Thị Bạch Yến - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Dầu Một và thôi giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một nhiệm kỳ 2020-2025; được điều động đến công tác tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và giữ chức vụ Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, kể từ ngày 15/3/2024.

traoquyetdinh1231.jpg

 Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Quyết định cho các đồng chí được điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

traoquyetdinh1232.jpg

traoquyetdinh1234.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao các Quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ

Trao Quyết định của UBND tỉnh điều động ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đến nhận công tác tại Văn phòng Đo​àn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh và Quyết định của HĐND tỉnh bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Trí giữ chức Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh kể từ tháng 3/2024.

Trao các Quyết định của UBND tỉnh bổ nhiệm lại ông Lê Văn Thái - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng kể từ ngày 01/3/2024.

Hội nghị cũng đã công bố Nghị quyết phiên họp Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương - Công ty cổ phần về việc ​bầu ông Nguyễn An Định – thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương - Công ty cổ phần; bổ nhiệm ông Lê Trọng Nghĩa – thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương - Công ty cổ phần kể từ ngày 01/3/2024.

traoquyetdinh1233.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Hoàng Thao chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công nhiệm vụ, công việc phù hợp, hài hòa để phát huy năng lực, sở trường của các đồng chí được điều động, bổ nhiệm. Ông tin tưởng các đồng chí được điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại sẽ cố gắng phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được tin tưởng giao phó; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.

3/12/2024 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, trao quyết định, điều động, bổ nhiệm cán bộ321-binh-duong-trao-cac-quyet-dinh-dieu-dong-bo-nhiem-can-bTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.094443
90
Bình Dương: Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại SEA Games 32Bình Dương: Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại SEA Games 32

TTĐT - ​Chiều 30-5, tại Nhà Thi đấu tỉnh Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một) đã diễn ra Lễ tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) đạt thành tích tại SEA Games 32 và các diễn viên, ca sĩ đạt thành tích tại Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc "Biển và Hải đảo Việt Nam" năm 2023.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đại diện doanh nghiệp. 

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lĩnh vực văn hóa, thể thao tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật tại các giải thể thao, hội thi, hội diễn văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia hàng năm.

VIET0525.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Riêng lĩnh vực thể thao, Bình Dương đạt 29 Huy chương Vàng (HCV), 22 Huy chương Bạc (HCB), 56 Huy chương Đồng (HCĐ) và xếp hạng 8 trên 65 tỉnh, thành, ngành tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX, năm 2022. Đặc biệt tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia, thể thao Bình Dương đã đóng góp 01 HCV, 02 HCB và 6 HCĐ vào bảng thành tích hạng Nhất toàn đoàn của Đoàn Thể thao Việt Nam.​

SG32 1.jpg 

Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa phải) – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà (bìa trái) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho VĐV Lại Lý Huynh đạt HCV môn Cờ tướng tại SEA Games 32

Trong lĩnh vực văn hóa, Bình Dương đã xuất sắc đạt 03 HCV tiết mục, 03 HCB tiết mục và HCV toàn đoàn tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2022 tại Đắk Lắk; đạt 02 HCV tiết mục, 02 HCB tiết mục và HCV giải chương trình tại Hội diễn "Tiếng hát Công nhân và Người lao động toàn quốc" năm 2022 tại Bắc Ninh. Năm 2023, tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc "Biển và Hải đảo Việt Nam" tại Hải Phòng, Bình Dương đạt 03 HCV, 02 HCB tại 03 nội dung dự thi, được đánh giá là một trong hai đơn vị có chương trình biểu diễn xuất sắc nhất trong tổng số 46 tỉnh, thành tham gia.

sg32 2.jpg

VNSG3244.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho HLV và VĐV có thành tích xuất sắc trong huấn luyện và thi đấu tại SEAGames 32

Những thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu đầy nghị lực của từng cá nhân VĐV, ca sĩ, diễn viên trong tập luyện và tham gia hoạt động; sự đóng góp lớn lao của các HLV, đạo diễn, những người đã âm thầm kiên trì, bền bỉ cống hiến vì sự phát triển văn hóa, thể thao tỉnh nhà. Kết quả này cũng minh chứng cho sự đầu tư đúng đắn, hợp lý và bài bản của tỉnh, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thời gian qua.

SUCKHUNG.jpg

Trao thưởng cho tập thể viên chức, diễn viên, ca sĩ đạt HCV, HCB tại Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc “Biển và Hải đảo Việt Nam”

SEAGAME.jpg

Trao Giấy khen cho HLV có nhiều đóng góp hiệu quả, góp phần vào thành tích chung của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32 và Đoàn Bình Dương tham dự đạt thành tích tại Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc "Biển và Hải đảo Việt Nam" năm 2023​​

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã ghi nhận, biểu dương sự cống hiến của các viên chức, HLV, VĐV, diễn viên và ca sĩ cũng như những đổi mới của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh thời gian qua.

VNSG3243.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại buổi lễ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn và tin tưởng rằng, thời gian tới, các HLV, VĐV, ca sĩ và diễn viên sẽ không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện phấn đấu để mang về nhiều thành tích cao quý hơn nữa tại các giải thể thao, hội thi, hội diễn ở cấp độ cao hơn. 

TRANGDEP.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các VĐV, HLV, diễn viên, ca sĩ​

5/30/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tuyên dương, khen thưởng, huấn luyện viên, vận động viên, thành tích, SEA Games, 32868-binh-duong-tuyen-duong-khen-thuong-huan-luyen-vien-van-dong-vien-dat-thanh-tich-tai-sea-games-3True
0.00
0
0.00
False
1 - 30Next