Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Chiều 01-3, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế tình hình triển khai thi công công trình xây dựng cống kiểm soát triều rạch Bình Nhâm và triển khai tiêm vắc xin trên địa bàn TP.Thuận An.

 
 

TTĐT - Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại buổi làm việc với Thành ủy Thuận An về định hướng quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn, rà soát các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố diễn ra vào chiều 01-3 tại hội trường Thành ủy Thuận An.

 
 

TTĐT - Chiều 01-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Giao thông vận tải trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy về tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ​​

 
 

​TTĐT - Văn phòng UBND tỉnh thông báo việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh.​

 
 

TTĐT - ​Sáng 01-3, tại TP.Thủ Dầu Một, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Chương trình chào mừng Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027.

 
 

TTĐT - ​​Chiều 28-02, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi khảo sát, kiểm tra thực tế công tác tiêm chủng mũi 3 vắc xin phòng Covid-19 và công tác quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

 
 

TTĐT - ​Chiều 28-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Giant (Đài Loan) do bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​Chiều 25-02, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2021, họp mặt kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 -27/02/2022) và tuyên dương cán bộ y tế tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch.

 
 

​TTĐ​T - Sáng 25-02, tại TP.Thủ Dầu Một, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh đã tổ chức Đại hội đại biểu NCT tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026. 

 
 

TTĐT - Sáng 25-02, tại Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương, Ban tổ chức Giải Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XII, năm 2022 – Cúp Biwase đã tổ chức Họp báo giới thiệu giải năm nay.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu của Ga liên vận quốc tế Sóng ThầnNâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu của Ga liên vận quốc tế Sóng Thần

TTĐT - Sáng 28-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị giới thiệu về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua Ga liên vận quốc tế Sóng Thần.

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; các doanh nghiệp vận tải, logistics trên địa bàn tỉnh.

Mở rộng phương thức vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu

Theo Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, Ga Sóng Thần là ga đường sắt liên vận quốc tế (thuộc địa bàn TP.Dĩ An) và là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam, đồng thời là ga kỹ thuật, có 13 đường xếp dỡ và 07 bãi hàng hóa với tuyến đường sắt Bắc – Nam dài 1.726 km, đường đơn khổ 1.000 mm, chạy trục Bắc – Nam là một lợi thế giao thông lớn của tỉnh.

Tuy nhiên, đến nay, Ga Sóng Thần chỉ mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, chưa tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, chưa phát huy được tiềm năng vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu. Hiện tại, tuyến vận chuyển chính là từ Ga Sóng Thần đi đến ga Yên Viên, Giáp Bát (Hà Nội) sau đó chuyển tiếp vào các đoàn tàu liên vận quốc tế đi Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ 3 (Nga, Mông Cổ, Trung Á và châu Âu) qua các cửa khẩu Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Năng lực hiện tại của Ga Sóng Thần đáp ứng được 1,6 triệu tấn hàng hóa/năm. Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, ô tô - xe máy và nông sản, thực phẩm.

Dó đó, việc nâng cao năng lực Ga Sóng Thần phục vụ vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói chung và nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu qua đường sắt nói riêng.

 

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho biết, trong tương lai, Bình Dương quy hoạch Ga liên vận quốc tế Sóng Thần sẽ trở thành trung tâm logistics quy mô lớn của khu vực phía Nam, mở ra phương thức vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu mới hiệu quả hơn, an toàn hơn, tiết kiệm chi phí, có thể dễ dàng tiếp cận đến các trung tâm công nghiệp, sản xuất hàng hóa, nguyên liệu phụ trợ của Trung Quốc như Quảng Châu, Côn Minh... Với vị trí địa lý thuận lợi, Ga Sóng Thần hoàn toàn có thể đóng vai trò là nơi tập kết và phân phối hàng hóa xuất, nhập khẩu đi các cửa khẩu biên giới phía Bắc và phía Nam không chỉ của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương mà còn các doanh nghiệp cả vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, tạo điều kiện hình thành trung tâm logistics của tỉnh và cả vùng Nam bộ, gia tăng cung ứng các dịch vụ kèm theo, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh, tăng trưởng kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành phát biểu tại hội nghị

Cũng theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã và đang triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo Ga Sóng Thần. Dự kiến, giai đoạn 2025-2030, sau khi hoàn thành các dự án này, năng lực Ga Sóng Thần sẽ đạt đến 3,5 triệu tấn/năm và trở thành ga hàng hóa đầu mối lớn trong nhất hệ thống các ga đường sắt Việt Nam.

Sau khi cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động liên vận quốc tế được đầu tư hoàn thiện, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức chạy tàu hàng ngày và cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng tại khu vực tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào phương thức vận chuyển mới

Trao đổi các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bằng đường sắt, các doanh nghiệp quan tâm đến chi phí và những ưu điểm của phương thức này so với các phương thức truyền thống.

Ông Nguyễn Quang Sáng – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ hàng hóa Phương Nam bày tỏ vui mừng khi Bình Dương ra mắt thêm phương thức vận chuyển hàng hóa qua Ga liên vận quốc tế Sóng Thần; đồng thời cho biết, hiện tại, đa số các doanh nghiệp đang chọn phương án vận chuyển hàng hóa là đường bộ và đường sông, ông rất mong phương thức vận chuyển mới này sẽ có những ưu điểm nổi bật, nhất là về chi phí vận chuyển.

Đồng quan điểm trên, bà Trương Thị Thúy Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Bình Dương cũng mong muốn nhận được nhiều thông tin về phương thức vận tải đường sắt, so sánh được những ưu điểm của phương thức này về chi phí, thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa.

 

 

Doanh nghiệp thảo luận tại hội nghị

Giải đáp các vấn đề quan tâm của doanh nghiệp, đại diện các công ty vận tải đã trả lời cụ thể. Theo ông Đỗ Đình Dược – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, việc xây dựng chi phí vận chuyển phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp và yêu cầu của các doanh nghiệp. Việc kết nối với các phương thức vận chuyển khác để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng cũng được công ty triển khai thực hiện.

 

Ông Nguyễn Trần Hiệu – Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Trần Hiệu – Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương cho biết, hiện tại, các doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn về đơn hàng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đều bị ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu liên quan đến xung đột Nga – Ucraina, làm chi phí nguyên nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp. Do đó, trong bối cảnh khó khăn chung, việc hướng doanh nghiệp mở rộng thêm phương thức vận chuyển bằng đường sắt sẽ giúp tiết giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, hàng hóa vận chuyển đảm bảo an toàn, không bị va đập, hư hỏng và đảm bảo hàng hóa vận chuyển đúng lịch trình không bị hoãn chuyến như những phương thức vận chuyển khác như đường biển, đường bộ, hàng không. Một lợi ích quan trọng khác là hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng đường sắt sẽ được vận chuyển thẳng qua biên giới, không bị ách tắc tại cửa khẩu như khi vận chuyển bằng đường bộ trong thời gian qua. Đặc biệt đối với hàng hóa là nông sản, có thời gian bảo quản ngắn, cần thời gian vận chuyển nhanh để kịp giao hàng cho khách hàng Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Bắc thì việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là phương án tối ưu nhất giúp tiết giảm chi phí và đồng thời gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua đó, giúp nâng cao sức cạnh tranh cũng như uy tín, vị thế của doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.

Ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công Thương cho biết thêm, hiện tại, chi phí logistics tại Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan triển khai phương án giảm chi phí vận chuyển để tăng khả năng cạnh tranh cho xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Bình Dương được coi như trung tâm logistics của phía Nam, vì vậy, việc mở rộng phương thức vận chuyển hàng hóa qua Ga liên vận quốc tế Sóng Thần sẽ mở ra một cơ hội mới cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp. Sở Công Thương sẽ phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp về phương thức này để tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Toàn cũng thông tin về những thuận tiện trong thời gian tới khi nâng cấp Ga Sóng Thần để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. 

9/28/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtGa Sóng Thần, phát huy năng lực, xuất, nhập khẩu819-nang-cao-nang-luc-van-chuyen-hang-hoa-xuat-nhap-khau-cua-ga-lien-van-quoc-te-song-thaTrue121000
0.90
121,000
6.00
0
False
Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóaTháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóa

TTĐT - ​Sáng 23-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH) trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

 

Toàn cảnh buổi giám sát


Theo báo cáo tổng hợp của UBND tỉnh, trên lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2008 đến đầu năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 336 đơn vị trường ngoài công lập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung phổ thông (trung tâm giáo dục thường xuyên). Ngoài ra, có 03 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập; 40 cơ sở đào tạo nghề.

Trên lĩnh vực Y tế,  giai đoạn 2008 - 2019, có 15 bệnh viện và 73 phòng khám đa khoa ngoài công lập. Hiện đã có 09 đơn vị thực hiện một phần cơ chế tự chủ về tài chính; 01 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 04 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, hiện có 06 đơn vị biểu diễn nghệ thuật. Đặc biệt, lĩnh vực Thể dục - thể thao đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu và đạt thành tích cao.

Lĩnh vực giám định tư pháp, đến nay có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập, 122 người giám định tư pháp.

 

Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH ở lĩnh vực Tư pháp


Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, có tổng cộng 21 cơ sở, đơn vị thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách XHH hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Tuy nhiên, công tác XHH trên tất cả các lĩnh vực cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; trong đó liên quan đến các quy định về quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển đổi công năng công trình; hưởng chính sách ưu đãi; đấu giá quyền sử dụng đất; sử dụng tài sản công và liên doanh liên kết…

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã góp ý các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH. Đồng thời, các đại biểu cũng đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực, cũng như quy định pháp luật liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nêu rõ, công tác XHH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ đặc thù. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông đề nghị, các sở, ngành, địa phương cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của Đoàn giám sát; có báo cáo giải trình đúng và trúng với nội dung của các ý kiến đóng góp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích XHH, để công tác XHH đạt kết quả tốt nhất trong thời gian tới.

 

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát


Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, qua đợt giám sát, Đoàn đã nắm bắt được tình hình, kết quả thực thi chính sách khuyến khích XHH của các sở, ngành, địa phương. Từ đó, xác định các "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện XHH. Đồng thời, rà soát cơ chế khuyến khích XHH của tỉnh.

Với những "điểm nghẽn", bà đề nghị các đơn vị phải nêu lên được những đề xuất, kiến nghị cụ thể trong công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan để cùng nhau giải quyết các khó khăn, vướng mắc. UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo cụ thể đối với các sở, ngành liên quan trong việc phối hợp giải quyết.

 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Giám sát phát biểu kết luận


HĐND tỉnh cũng sẽ có những kiến nghị cụ thể để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm khuyến khích các thàn​h phần kinh tế tham gia các lĩnh vực tỉnh ưu tiên XHH, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4/23/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết733-thao-go-diem-nghen-trong-cong-tac-xa-hoi-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện di dời nhà máyNewBình Dương: Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện di dời nhà máy

TTĐT - Chiều 24-4, tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (TP.Thuận An), Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp ở các địa phương phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành phố và gần 300 đại biểu đại diện cho người lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở , Ban Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Thủ Dầu Một.

Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời

Tại hội nghị, đại diện người lao động băn khoăn về chủ trương của tỉnh khi phải di dời nhà máy lên phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động như thay đổi chỗ ở, môi trường học tập của con cái, khó khăn trong việc đi lại… đồng thời cũng đặt những câu hỏi liên quan đến chế độ, chính sách dành cho người lao động và doanh nghiệp. Anh Đoàn Đình Khanh - đại diện cho công nhân Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TP.Tân Uyên) quan tâm đến chế độ, chính sách hỗ trợ trong thời gian ngừng việc để di chuyển nhà máy; chỗ ở, điều kiện học hành của con em công nhân. Người lao động mong muốn chính quyền quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, phòng trọ, tiện ích dịch vụ như trường học, giảm học phí cho con công nhân khi chuyển về nơi mới.

 

Công nhân lao động chia sẻ băn khoăn, lo lắng khi thực hiện việc di dời nhà máy

Đại diện Công ty Sơn mài Đồng Tâm (TP.Thủ Dầu Một) cho rằng, địa điểm di dời phải phù hợp với đặc trưng ngành nghề của các công ty trong lĩnh vực sơn mài truyền thống. Khi di dời doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng với các đối tác và người lao động. Do đó mong muốn tỉnh có chế độ, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sơn mài và người lao động địa phương.

Công nhân cũng mong muốn tỉnh thông tin cụ thể về các chính sách, danh sách doanh nghiệp cần di dời, địa điểm di dời đến để người lao động nắm bắt được thông tin. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan tâm đến lộ trình di dời, các tiêu chí di dời cũng như các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, các chính sách hỗ trợ khi di dời. Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi công năng đất, cho thuê lại mặt bằng đang sử dụng. Các doanh nghiệp bày tỏ, hiện nay doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi nên vẫn còn rất khó khăn, khó có đủ tài chính để thực hiện việc di dời và thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho người lao động…

 

Đại diện Công đoàn cơ sở đặt câu hỏi liên quan đến việc di dời nhà máy

Chị Lê Thị Thủy - Quản lý kinh doanh Công ty May mặc Quốc tế Viet HSing (phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An) cho biết, thời hạn thuê đất là 50 năm, nhưng mới thuê và sử dụng 25 năm. Trong khi đó, những năm qua, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột chính trị trên thế giới. Hiện doanh nghiệp không đủ sức để di dời. Nếu phải di dời, doanh nghiệp mong muốn được hoán đổi đất và có sẵn nhà xưởng để lắp ráp máy móc sản xuất ngay.

Trước những băn khoăn của người lao động và doanh nghiệp, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, tỉnh đang xây dựng, lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về Kế hoạch xây dựng tiêu chí, chính sách hỗ trợ và triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam vào khu, cụm công nghiệp phía Bắc. Trong năm 2024, tỉnh sẽ xây dựng tiêu chí xác định các doanh nghiệp chuyển đổi công năng, di dời; xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ di dời; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về tiêu chí xác định và chính sách hỗ trợ di dời; triển khai thực hiện thí điểm di dời các doanh nghiệp (dự kiến di dời 05-07 doanh nghiệp); tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng và di dời.

 

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin về chủ trương di dời của tỉnh

Đối với việc xây dựng các nhóm chính sách hỗ trợ di dời, đề xuất sẽ có các nhóm chính sách hỗ trợ người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, đối với người lao động: Hỗ trợ người lao động trong thời gian ngừng sản xuất; chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải nghỉ việc do di dời; hỗ trợ đào tạo nghề đối với công nhân tại địa điểm mới; chính sách về Bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi người lao động; chính sách đặc thù hỗ trợ về nhà ở xã hội đối với người lao động bị ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp: Hỗ trợ về khuyến công; hỗ trợ về xúc tiến thương mại; chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp (KCN); phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới. Đặc biệt, đề xuất chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng cho các doanh nghiệp như: Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng, nhà xưởng, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tỉnh; chính sách cho nợ, giãn thời gian nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chính sách hỗ trợ lãi vay đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới; chính sách hỗ trợ phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp phục vụ di dời: Bố trí 5% quỹ đất các KCN trong toàn tỉnh; KCN Cây Trường 2 và các KCN còn lại theo quy hoạch của tỉnh; 07 cụm công nghiệp hiện hữu; 12 cụm công nghiệp ở huyện Dầu Tiếng; 07 cụm công nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên và 09 cụm công nghiệp ở huyện Phú Giáo.

Tạo mọi điều kiện ổn định sản xuất, đời sống người lao động

Thông tin về phương án để tạo điều kiện cho người lao động di dời, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, tỉnh cũng đã xây dựng các phương án xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế văn hóa - xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người lao động khi di dời đến địa điểm mới.

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chia sẻ với những khó khăn, tâm tư của người lao động và doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương của tỉnh. Ông khẳng định, việc di dời, chuyển đổi công năng của các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phía Nam lên phía Bắc là định hướng lớn của tỉnh để xây dựng Bình Dương theo hướng phát triển bền vững, đô thị thông minh; đồng thời nhằm tái thiết lại các đô thị của tỉnh. Do đó, quan điểm của tỉnh là nghiên cứu xây dựng các giải pháp, công cụ khuyến khích doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng; thực hiện từng bước theo lộ trình và hỗ trợ là chính; hạn chế tối đa việc cưỡng chế di dời.

"Tỉnh đánh giá, khi di dời doanh nghiệp, việc di dời máy móc thiết bị thì đơn giản, nhưng di dời người lao động không hề đơn giản. Tỉnh phải tính toán tất cả các điều kiện để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tỉnh cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ của người lao động như ngừng việc, nghỉ việc; đồng thời cân nhắc thêm các chính sách đặc thù để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động khi di dời." – ông Tuyên cho biết thêm.

 

Bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời các vấn đề liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân

Liên quan đến việc quy hoạch các trường học tại các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân, bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Sở đang tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2024-2030, trong đó có quy hoạch cụ thể các trường học ở khu vực phía Bắc của tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân. Ngành cũng dự báo, đến năm 2030, cơ sở vật chất của tỉnh sẽ tăng thêm 140 trường. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị bàn bạc, đề xuất phương án tốt nhất cho nhu cầu học tập của con công nhân khi thực hiện di dời nhà máy. Đối với chính sách liên quan đến học phí, HĐND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ mầm non trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định cụ thể chế độ hỗ trợ.

 

Ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An chia sẻ thông tin với doanh nghiệp và người lao động về chủ trương của địa phương khi thực hiện di dời nhà máy

TP.Dĩ An là địa phương có số lượng lớn doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, do đó, có nhiều người lao động, doanh nghiệp tại đây quan tâm đến các chế độ, chính sách khi di dời. Thông tin về vấn đề này, ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An cảm ơn người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thời gian qua luôn xem Dĩ An là quê hương thứ hai của mình. Do đó, Dĩ An luôn xem người lao động là công dân của thành phố, phải được thụ hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố; đặc biệt quan tâm nhiều hơn, ưu ái nhiều hơn đến đời sống công nhân lao động. Ông mong muốn các địa phương phía Bắc hãy đón các doanh nghiệp và người lao động từ phía Nam di dời lên bằng "cả tấm lòng", chăm lo, quan tâm đến cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của công nhân. "Dĩ An sẽ hết sức trách nhiệm, triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất, chất lượng nhất chủ trương của tỉnh theo lộ trình, thời gian di dời, chuyển đổi để đảm bảo tốt nhất cho các doanh nghiệp, người lao động phấn khởi, an tâm, an lòng để di dời hoặc chuyển đổi công năng." – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An khẳng định.

 

Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Qua ý kiến của các công nhân, doanh nghiệp và các sở ngành, địa phương, bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khẳng định, tỉnh Bình Dương luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp và người lao động lên hàng đầu khi di dời nhà máy. Sau hội nghị này, tổ chức Công đoàn vẫn tiếp tục nhận các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động, sau đó sẽ báo cáo, kiến nghị lên UBND tỉnh để xây dựng chế độ, chính sách cho phù hợp.

4/24/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, lắng nghe, doanh nghiệp, người lao động, di dời, nhà máy931-binh-duong-gap-go-lang-nghe-y-kien-cua-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-khi-thuc-hien-di-doi-nha-maTrue121000
5.00
121,000
7.00
0
False
Đẩy nhanh tiến độ thẩm định giá đất, bố trí khu tái định cư để gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằngĐẩy nhanh tiến độ thẩm định giá đất, bố trí khu tái định cư để gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng

TTĐT - ​Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp sơ kết công tác đầu tư công 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, diễn ra vào sáng 23-6 tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tỉnh.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 (kể cả vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) là 8.909 tỷ 051 triệu đồng. Khối lượng thực hiện đến ngày 15/6/2022 là 2.484 tỷ 294 triệu đồng, giá trị giải ngân là 2.190 tỷ 029 triệu đồng (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021), đạt 24,6% kế hoạch (cùng kỳ đạt 14,7% kế hoạch). Ước giá trị giải ngân cả năm là 7.624 tỷ 143 triệu đồng, đạt 85,6% kế hoạch.

Xét trong vùng Đông Nam bộ, tỷ lệ giải ngân của tỉnh xếp thứ 2 sau tỉnh Tây Ninh, tuy nhiên vẫn thấp so với bình quân cả nước (25,78%). 


Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại cuộc họp​

Nguồn vốn ngân sách Trung ương có tiến độ giải ngân tốt hơn nguồn vốn ngân sách địa phương do năm 2022 tỉnh chỉ có 01 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương là dự án Xây dựng đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. Hiện dự án này đang có khả năng hấp thụ vốn tốt, đến nay đã thi công đạt 5% giá trị hợp đồng.

Tỷ lệ giải ngân của nguồn vốn cấp tỉnh và cấp huyện chênh lệch không đáng kể, xấp xỉ với mức bình quân chung của tỉnh; trong số các nguồn vốn tỉnh thì vốn tập trung có tỷ lệ giải ngân cao nhất, kế đến là vốn xổ số kiến thiết và vốn hỗ trợ cấp huyện.

Trong năm 2022, tỉnh có 41 danh mục công trình trọng điểm, được bố trí tổng vốn là 4.858 tỷ 305 triệu đồng (bao gồm vốn kế hoạch năm 2021 kéo dài). Khối lượng thực hiện đến ngày 15/6/2022 là 1.144 tỷ 114 triệu đồng, giá trị giải ngân đạt 464 tỷ 891 triệu đồng, đạt 9,6% tổng kế hoạch vốn trong năm. Ước giá trị giải ngân cả năm đạt 3.884 tỷ 253 triệu đồng, đạt 80% kế hoạch.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, song tỷ lệ giải ngân của tỉnh đến nay chưa đạt được kỳ vọng, thấp hơn mức bình quân của cả nước, lượng vốn còn chưa giải ngân khá lớn, tập trung ở các công trình, dự án trọng điểm, áp lực giải ngân trong những tháng còn lại là rất lớn để hoàn thành được mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.


Tháo gỡ  "điểm nghẽn" giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công do các nguyên nhân chủ quan: Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn là "điểm nghẽn" chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án; sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng chưa chặt chẽ, hiệu quả. Qua rà soát hiện có đến 46 dự án với tổng số vốn khoảng 1.769 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công năm 2022 có vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. 

Theo các địa phương, tỷ lệ giải ngân thấp do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng hiện vướng về đơn giá đất bồi thường và đơn giá đất tái định cư, khi lập dự án đơn giá bồi thường thấp nhưng khi triển khai thực hiện giá cao hơn; giá vật tư lên cao phải điều chỉnh dự án; khó khăn trong di dời các công trình lưới điện...

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, từ nay đến cuối năm cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Các sở, ngành, theo chức năng nhiệm vụ của mình ưu tiên, tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt; tăng cường phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp huyện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; trường hợp vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét giải quyết. Cắt giảm, điều chuyển vốn các dự án có tiến độ giải ngân thấp sang các dự án có khả năng giải ngân cao và đảm bảo phù hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025…


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chỉ đạo các sở ngành, địa phương khẩn trương thực hiện thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định giá để đẩy nhanh tiến độ thẩm định giá đất; quan tâm củng cố Trung tâm phát triển quỹ đất vì đây là đơn vị rất quan trọng trong quá trình triển khai đầu tư công. Đặc b​iệt, cần chuẩn bị, quy hoạch quỹ đất các khu tái định cư để tạo thuận lợi trong công tác vận động người dân khi thu hồi đất, nhất là địa bàn TP.Thuận An, TP.Dĩ An. Chủ tịch thống nhất đề xuất xây dựng phần mềm giám sát, quản lý các dự án đầu tư công.​

6/23/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtđẩy nhanh tiến độ, thẩm định giá đất, bố trí khu tái định cư, gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng793-day-nhanh-tien-do-tham-dinh-gia-dat-bo-tri-khu-tai-dinh-cu-de-go-nut-that-giai-phong-mat-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
3
Ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnhÔng Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

TTĐT - Chiều 30-8, tại Hội trường UBND TP.Thủ Dầu Một, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị lần thứ 7 khóa VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019.

Đến dự có ông Lý Ngọc Minh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Phạm Văn Cành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hội nghị đã tiến hành hiệp thương ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019, thay thế cho ông Huỳnh Văn Nhị nghỉ hưu theo chế độ. Đồng thời, hiệp thương bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh làm Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; công nhận ông Huỳnh Văn Nhị là thành viên cá nhân Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019.


Đại biểu hiệp thương ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh


Ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu nhận nhiệm vụ

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Ông mong muốn các thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục đoàn kết, gắn bó, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, đại biểu cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Chương trình hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X. Theo đó, dự thảo Chương trình hành động xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước với mục tiêu “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; nâng cao hiệu quả phát huy dân chủ, thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân; hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống MTTQ…


Ông Phạm Văn Cành (thứ 3 từ trái sang) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Thanh Liêm, ông Huỳnh Văn Nhị và bà Nguyễn Thị Lệ Trinh

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Phạm Văn Cành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng giải pháp cụ thể thực hiện Chương trình hành động, kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành. Trong đó, chú trọng các giải pháp thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phát huy sức mạnh của nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận những đóng góp của ông Huỳnh Văn Nhị vào sự phát triển chung của tỉnh thời gian qua, đồng thời mong muốn ông Nguyễn Thanh Liêm nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và ông Huỳnh Văn Nhị vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Văn Cành (giữa) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

8/30/2016 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Dương, hiệp thương, ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương9276-Ong-Nguyen-Thanh-Liem-Uy-vien-Thuong-vu-Truong-Ban-Dan-van-Tinh-uy-giu-chuc-Chu-tich-Uy-ban-MTTQ-Viet-Nam-tinhFalse121000
1.00
121,000
0.90
229,900
Thông qua Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học: “Công tác phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi kinh tế-xã hội từ thực tiễn tỉnh Bình Dương và vùng Nam bộ”Thông qua Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học: “Công tác phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi kinh tế-xã hội từ thực tiễn tỉnh Bình Dương và vùng Nam bộ”

TTĐT - Sáng 11-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp thông qua dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học: "Công tác phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi kinh tế-xã hội từ thực tiễn tỉnh Bình Dương và vùng Nam bộ".​

Tham dự có PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong việc vừa đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế- xã hội, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện thắng lợi mực tiêu kép trong tình hình mới.

IMG_6879.JPG

Toàn cảnh cuộc họp

Kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở khoa học giúp các địa phương trong vùng Nam bộ xây dựng và thực thi các phương án, kịch bản cụ thể, sát với tình hình thực tế, mang tính khả thi cao để trong thời gian sớm nhất khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, từng bước chuyển trạng thái bình thường mới, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội.

Hội thảo dự kiến thu hút khoảng 100 đề tài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu tập trung vào 08 nhóm nội dung: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19; công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19; chiến lược về y tế trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các biện pháp hành chính-an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19;  các biện pháp phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19; các giải pháp an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những nội dung khác có liên quan đến chủ đề Hội thảo.

Dự kiến Hội thảo sẽ tổ chức 01 ngày trong tháng 9/2022 gồm hai Phiên thảo luận: Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19.

IMG_6884.JPG

PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, các thành viên trong Ban Tổ chức đã thống nhất nội dung Hội thảo sẽ đánh giá, phân tích làm rõ toàn bộ những mặt đạt được, chưa làm được trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế- xã hội từ thực tiễn tỉnh Bình Dương và vùng Nam bộ. Đặc biệt Hội thảo phải chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện, các kiến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách cụ thể, khả thi; đồng thời là những bài học kinh nghiệm, mô hình hay trong phòng, chống dịch và giải pháp phục hồi kinh tế- xã hội. Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, chú trọng trao đổi, thảo luận trong quá trình diễn ra Hội thảo.

IMG_6880.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Võ Văn Minh thống nhất các nội dung trong dự thảo kế hoạch tổ chức Hội thảo. Ông yêu cầu các ngành liên quan được giao trách nhiệm phối hợp thực hiện, phát huy hết vai trò, trách nhiệm để Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, công tác chuẩn bị Hội thảo cần thực hiện chu đáo, nghiêm túc theo kế hoạch đề ra trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.​

7/11/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtKế hoạch Hội thảo, phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi kinh tế-xã hội, Bình Dương, vùng Nam bộ”324-thong-qua-ke-hoach-to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-cong-tac-phong-chong-dich-covid-19-phuc-hoi-kinh-te-xa-hoi-tu-thuc-tien-tinh-binh-duong-va-vung-nam-boTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội nghị thành phố thông minh Bình DươngHội nghị thành phố thông minh Bình Dương

​TTĐT - Ngày 28-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương và Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM phối hợp tổ chức Hội nghị thành phố thông minh. 

​Hội nghị có hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự; về phía tỉnh có: ông Trần Văn Nam-Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ông Trần Thanh Liêm-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, bà Nguyễn Thị Kim Oanh-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Huỳnh Đình-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và các trường đại học trên địa bàn tỉnh. Về phía Trung ương có: ông Phan Thanh Bình-Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, bà Phan Thị Mỹ Linh-Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Phạm Đại Dương-Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Về khách quốc tế có: bà Nienke Trooster-Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, ông Simon Vander Burg-Tổng Lãnh sự Hà Lan tại TPHCM, bà Mary Ann Schreuers-Phó Thị trưởng thành phố Eindhoven (Hà Lan).


  Ông Trần Thanh Liêm-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Thanh Liêm-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Cùng với việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế xã hội; tỉnh đã luôn quan tâm đến công tác phát triển đô thị. Năm 2015, các chỉ tiêu chính của đô thị đều đạt và vượt so với kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Các đô thị mới của tỉnh được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo đúng định hướng quy hoạch với tỷ lệ đô thị hóa đạt 76,9%. Công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng; lĩnh vực kiến trúc, nhà ở được quan tâm; công tác lập và điều chỉnh quy hoạch được triển khai đồng bộ; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung trong xây dựng đô thị toàn tỉnh đạt 91,6%; tỷ lệ quy hoạch phân khu được phê duyệt đạt 73,1%. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị; Bình Dương hiện đang đối mặt nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững do việc gia tăng dân số cơ học ngày càng mạnh mẽ; đặc biệt là những hệ lụy về tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và những bất cập về điều kiện chăm sóc y tế, học tập, nhà ở, việc làm…Đây là những vấn đề nan giải và là nỗi bận tâm hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển của tỉnh. 


Ông Trần Văn Nam (thứ 3 từ trái qua) -Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy giới thiệu về mô hình thành phố mới Bình Dương cho bà Mary Ann Schreuers (thứ 2 từ phải sang)-Phó Thị trưởng thành phố Eindhoven (Hà Lan)

Chính vì vậy, Hội thảo "Bình Dương hướng tới thành phố thông minh" với chủ đề "Cùng kiến tạo tương lai bền vững" là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn; xác định mối quan hệ hài hòa giữa 3 Nhà ( nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) trong việc xây dựng tỉnh ngày càng phát triển bền vững; góp phần cho việc thực hiện thành công 04 Chương trình đột phá mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X đã đề ra. Hội nghị là một diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về xây dựng "Thành phố thông minh"; tạo điều kiện cho tỉnh hoạch định ra những chính sách ưu việt trong xây dựng và quản lý đô thị; xây dựng Bình Dương trở thành một điểm đến của các ngành công nghiệp công nghệ cao; luôn đổi mới, sáng tạo nhằm mang đến cho nhân dân một cuộc sống tiện nghi, tốt đẹp, văn minh và hiện đại hơn; góp phần từng bước đưa tỉnh trở thành đô thị thông minh, là thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020. 


  Ông Trần Thanh Liêm (thứ 2 từ trái qua)-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với bà Mary Ann Schreuers (bìa phải)-Phó Thị trưởng thành phố Eindhoven (Hà Lan) bên lề Hội nghị 

Tại Hội thảo, các diễn giả cho rằng, để xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố thông minh, tỉnh cần triển khai trụ cột ba nhà gồm: Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường. Thu hút các ngành công nghệ cao để phát triển bền vững. Cần xác định rõ hướng đi. Sử dụng các phương án tối ưu hóa, tận dụng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân… 


Ông Trần Văn Nam (bìa phải) -Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và bà Mary Ann Schreuers (bìa trái)-Phó Thị trưởng thành phố Eindhoven (Hà Lan)​ trao giải nhất cuộc thi Hackathon cho nhóm TDMUG1 thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một  

Cũng tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi lập trình Hackathon. Theo đó, giải nhất thuộc về nhóm TDMUG1 thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một; giải kỹ thuật cao nhất thuộc về nhóm BEAUTIFIER; giải sản phẩm sáng tạo nhất thuộc về nhóm EINDHOVEN (Hà Lan); giải IBM BLUEMIX thuộc về nhóm HANDICATION

3/28/2016 2:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Tin kinh tếTinXem chi tiếtthành phố thông minh, hội nghị thành phố thông minh, hướng đến thành phố thông minh 8949-Hoi-nghi-thanh-pho-thong-minh-Binh-DuongTrue
Công ty Xây dựng Daewoo (Hàn Quốc) tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình DươngCông ty Xây dựng Daewoo (Hàn Quốc) tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - Chiều 21-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Đoàn Công ty Xây dựng Daewoo (Hàn Quốc) do ông Jung Won Ju - Chủ tịch Công ty Xây dựng Daewoo làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh và tìm hiểu môi trường đầu tư của Bình Dương.

Cùng tiếp Đoàn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành hoan nghênh Đoàn đã đến thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư của Bình Dương. Giới thiệu khái quát tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2022 với Đoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, năm 2022, tuy tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng Bình Dương vẫn đạt và vượt chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xuất siêu đạt khoảng 10 tỷ đô la Mỹ; thu hút đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 2 cả nước sau TP.Hồ Chí Minh. Tính đến nay, Hàn Quốc có 760 dự án đầu tư với tổng số vốn 3,3 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 5 trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương. Tỉnh cũng đã ký kết hợp tác với các địa phương của Hàn Quốc như quận Gangnam (TP.Seoul); TP. Daejeon.

   

Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc

Đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Bình Dương những năm qua, ông Jung Won Ju cho biết, Công ty Xây dựng Daewoo là tập đoàn đa lĩnh vực của Hàn Quốc. Hiện tại, Công ty đang triển khai một số dự án phát triển đô thị tại Hà Nội. Sắp tới, Công ty có nhu cầu phát triển thêm các dự án bất động sản, logistics, cơ sở hạ tầng ESG và các dự án năng lượng tại Việt Nam, trong đó có các tỉnh phía Nam, do đó mục đích của chuyến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương lần này có ý nghĩa rất quan trọng để Công ty xem xét, quyết định đầu tư. Sau khi tham quan các khu công nghiệp tại Bình Dương và đặc biệt là Thành phố mới Bình Dương, Đoàn rất ấn tượng với sự phát triển của địa phương và nhận thấy, đây là mảnh đất rất tiềm năng để triển khai các dự án phát triển đô thị. Ông hy vọng sắp tới sẽ có cơ hội hợp tác với tỉnh để phát triển các dự án của Công ty, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.   

   

Ông Jung Won Ju (trái) - Chủ tịch Công ty Xây dựng Daewoo tặng quà lưu niệm cho tỉnh Bình Dương

Cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Đoàn dành cho Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nhấn mạnh, Bình Dương đang đẩy mạnh xây dựng Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo, những lĩnh vực mà Công ty Daewoo đang hướng tới cũng rất phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh rất hoan nghênh và mong muốn Công ty Daewoo sẽ chọn Bình Dương làm điểm đến đầu tư sắp tới.

   

Đoàn chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Bình Dương

12/21/2022 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtDaewoo, tìm hiểu môi trường, đầu tư, Bình Dương533-cong-ty-xay-dung-daewoo-han-quoc-tim-hieu-moi-truong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.60
121,000
1.00
0
False
1
2
Bàn giải pháp kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế tỉnh Bình DươngBàn giải pháp kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 08-10, tại TP.Thủ Dầu Một, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thảo Đề án phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh Bình Dương đến năm 2030.​

​​Tham dự có ông Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các nhà khoa học, lãnh đạo các Viện, trường đại học tại địa phương và trên cả nước…

Phát triển y tế tương xứng với tiềm lực kinh tế của tỉnh

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Lộc Hà cho rằng, với tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm của tỉnh cao, hiện có hơn 53% trên tổng số gần 2,7 triệu dân của tỉnh là người từ các địa phương khác đến Bình Dương sinh sống, làm việc, học tập, chủ yếu tập trung ở các địa phương có nhiều khu, cụm công nghiệp và có tốc độ đô thị hóa cao, điều này đã gây ra áp lực lớn trong công tác quản lý nhà nước và khả năng đáp ứng nhu cầu cho người dân; nhiều chỉ tiêu kế hoạch như tỷ lệ bác sĩ và giường bệnh trên vạn dân chưa đạt yêu cầu, còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay hệ thống y tế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới như mô hình bệnh tật thay đổi, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều loại bệnh truyền nhiễm tăng mạnh như dịch Covid-19 có thể còn kéo dài, đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội...

Đồng thời, qua đại dịch Covid-19 cho thấy năng lực đáp ứng của hệ thống y tế nói chung, hệ thống y tế cơ sở nói riêng trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm củng cố, khắc phục. Vì vậy, Hội thảo lần này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác quản lý Nhà nước, bổ sung cơ sở khoa học, pháp lý để hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi của Đề án phát triển ngành Y tế tỉnh đến năm 2030.

IMG_9307.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu khai mạc Hội thảo​​

Báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án, ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế cho biết, dự báo quy mô dân số của tỉnh khoảng trên 3,5 triệu người vào năm 2030, để đạt chỉ tiêu 29 giường bệnh/vạn dân và 11 bác sĩ/vạn dân, tỉnh Bình Dương cần đầu tư xây dựng tối thiểu 5.000 giường bệnh và bổ sung hơn 1.900 bác sĩ (gấp đôi số giường bệnh và bác sĩ hiện có). Do đó việc xây dựng Đề án phát triển tổng thể ngành Y tế Bình Dương là hết sức cần thiết trong việc cơ cấu tổ chức lại mạng lưới các cơ sở y tế, tổ chức cung ứng các dịch vụ có chất lượng và hiệu quả.

Đề án nhằm kiện toàn và nâng cao năng lực toàn bộ hệ thống y tế bao gồm: Y tế cơ sở, y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và huyện, y tế dự phòng, y tế ngoài công lập. Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân lực y tế chất lượng cao ở tất cả các chuyên khoa, các tuyến, tạo nguồn nhân lực y tế có kỹ thuật chuyên môn sâu, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hợp lý về cơ cấu giữa các chuyên ngành. Nâng cấp năng lực cung ứng dịch vụ của của các đơn vị y tế; đảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; nâng cao cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người dân.

IMG_9317.JPG

Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án

Mục tiêu cụ thể của Đề án là phát triển tối thiểu 5.000 giường bệnh; trong đó, thành lập mới 4 bệnh viện chuyên khoa: Sản, Nhi, Lao – Bệnh Phổi – Truyền nhiễm, Tâm Thần (ít nhất 02 bệnh viện được thành lập trước năm 2025); nghiên cứu phát triển Trung tâm tim mạch, Trung tâm ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; xây mới bệnh viện tuyến cuối quy mô 2.000 giường; nâng cấp quy mô giường bệnh tại các Trung tâm y tế huyện; số giường bệnh của y tế ngoài công lập chiếm 45%.  Đảm bảo cơ sở mới cho các Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, giữ nguyên số lượng phòng khám đa khoa khu vực, tiếp tục xây mới theo tiêu chuẩn lầu hóa các Trạm Y tế, đồng thời nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang các Trạm Y tế theo yêu cầu của Bộ Y tế, chú trọng chỉnh trang về hình thức.

Đào tạo và tuyển dụng mới 2.500 nhân viên y tế có trình độ từ đại học trở lên (trong đó, ít nhất 1.250 tại các cơ sở y tế công lập); đảm bảo tỷ lệ điều dưỡng, kỹ thuật viên/bác sĩ là 3:1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến cuối, có ít nhất 01 bệnh viện tuyến huyện là bệnh viện hạng I (Thuận An hoặc Dĩ An), đến năm 2025 có ít nhất 02 bệnh viện từ hạng II; các bệnh viện công lập trên địa bàn trở thành cơ sở đào tạo, thực hành của các trường đào tạo trong lĩnh vực Y - Dược đóng trên địa bàn cũng như một số cơ sở tại các thành phố lớn. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ người dân hài lòng với dịch vụ y tế đạt trên 95%; 11 bác sĩ/vạn dân; 33 điều dưỡng/vạn dân...

Đề xuất nhiều giải pháp để ngành Y tế phát triển

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi thẳng thắn nhiều nội dung liên quan đến sự cần thiết thành lập các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; tái thiết hoạt động hệ thống y tế cơ sở và gắn kết chặt chẽ y tế công - tư; giải pháp thu hút giữ chân nhân lực ngành y; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Y tế; tính liên kết, phát triển y tế vùng Đông Nam bộ; vị trí, vai trò của ngành Y tế Bình Dương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

Ông Đào Văn Dũng - nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, Bình Dương là địa phương đầu tiên trong cả nước tiên phong tổ chức Hội thảo với sự chuẩn bị công phu, bài bản và tâm huyết. Ông cho rằng Đề án cần bám sát hơn nữa quy hoạch tổng thể của tỉnh và chiến lược tổng thể phát triển của ngành Y tế Việt Nam cũng như gắn với quy hoạch phát triển vùng Đông Nam bộ và thực trạng  kinh tế-xã hội của tỉnh để những mục tiêu, giải pháp đề ra đúng, trúng, bắt kịp quá trình phát triển của tỉnh và đất nước.

IMG_9326.JPG

Ông Đào Văn Dũng - nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương đóng góp cho Đề án

Theo ông, vấn đề đặt ra là Y tế Bình Dương cần phát triển tương xứng với sự phát triển của vùng đô thị, chú trọng quy hoạch hệ thống y tế cơ sở làm nền tảng cho hệ thống y tế cả nước. Ông cho rằng, địa phương cần xác định nguồn lực nhất định đầu tư cho y tế trong tổng GDP của cả tỉnh; cần phát huy vai trò công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống y tế cơ sở tại các khu công nghiệp. Bên cạnh các chính sách thu hút nhân tài, tỉnh cần tập trung nuôi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ thật tốt để đảm bảo cung ứng đủ nhân lực cho ngành Y tế.

Bình Dương có dân số đông, nguồn nhân lực y tế ngoài công lập chiếm tỷ lệ cao. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, tỉnh cần chú trọng phát triển song song, tập hợp gắn kết cả hai nhánh y tế công lập và ngoài công lập. Cả hai bên cần có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết hai chiều, hỗ trợ chuyên môn cho nhau. Ông đề xuất việc thành lập Hiệp hội Dược tỉnh Bình Dương đóng vai trò là đơn vị tư vấn chuyên môn, đưa ra những khuyến cáo. Đồng thời ông cho rằng, Đề án nên chú trọng đến tái thiết hệ thống y tế cơ sở, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế cần được số hóa trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

IMG_9333.JPG

PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh trình bày tham luận tại Hội thảo

Đóng góp cho Đề án, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh cho rằng, ngành Y tế Bình Dương cần phân tích, làm rõ mô hình bệnh tật hiện nay của tỉnh cũng như xu hướng sắp tới, các khoảng trống về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Bình Dương có những đặc điểm riêng là gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, các bệnh nghề nghiệp của người lao động trong các khu công nghiệp. Để đạt mục tiêu đến năm 2030, trên 95% bệnh nhân hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế, tỉnh phải nâng cao năng lực điều trị các tuyến; đổi mới tư duy lấy người bệnh làm trung tâm, an toàn và hài lòng cho người bệnh, quan tâm đến hệ thống cấp cứu, cấp cứu trước viện; tập trung đầu tư chuyên ngành để người dân tin tưởng ở lại tỉnh nhà trị liệu…

Nhiều ý kiến tại Hội thảo nhận định, với định hướng xây mới Bệnh viện Đa khoa tuyến cuối 2.000 giường cùng với 4 bệnh viện chuyên khoa quy mô 1.200 giường bao gồm: Nhi, Phụ Sản, Lao - Bệnh phổi - Truyền nhiễm, Tâm thần đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn và phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể về đào tạo, thu hút cán bộ, đặc biệt là chuyên khoa Tâm thần là chuyên khoa khó tuyển dụng, đào tạo và sử dụng. Ngoài ra cũng cần quan hơn tới các bệnh không lây nhiễm như ung bướu, tim mạch đang có xu hướng ngày càng tăng. Để triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động các cơ sở khám, chữa bệnh như định hướng, tỉnh cũng cần chủ động tính trước về nhu cầu nhân lực và có phương án từ sớm để khi các dự án hoàn thành có thể nhanh chóng đưa vào hoạt động phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân.

Xác định sức khỏe người dân là trung tâm trong xây dựng Đề án

Kết luận Hội thảo, ông Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Đề án phải xác định sức khỏe người dân là trung tâm, đặt người dân làm chủ thể, phát triển ngành Y tế tỉnh Bình Dương là để phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Về định hướng trong thời gian tới, tỉnh cần nghiên cứu, tham khảo định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế Quốc gia đang được Bộ Y tế xây dựng để có hướng quy hoạch phát triển các cơ sở y tế của tỉnh cho phù hợp, tránh chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, Bình Dương cần có định hướng phát triển y tế tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với lĩnh vực điều trị, Bộ Y tế thống nhất về sự cần thiết phải đầu tư phát triển một số bệnh viện hiện đại, chất lượng cao, đóng vai trò là bệnh viện tuyến cuối, tiệm cận và tương đương về phát triển chuyên môn kỹ thuật một số bệnh viện Trung ương và tuyến cuối tại TP.Hồ Chí Minh; thu hút không những người dân trong tỉnh mà còn người dân các tỉnh lân cận, kể cả người nước ngoài làm việc trong vùng. Tuy nhiên, việc lựa chọn chuyên khoa, quy mô giường bệnh phải phân tích kỹ tính khả thi và hiệu quả đầu tư phù hợp với mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân; ngoài việc huy động nguồn tài chính thì yếu tố rất quan trọng là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

IMG_9349.JPG 

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kết luận Hội thảo

 "Nhân lực y tế là yếu tố quan trọng hàng đầu, tỉnh cần quan tâm đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao và y tế cơ sở, có chính sách đãi ngộ ở mức cao nhất để lực lượng cán bộ y tế yên tâm công tác, cống hiến cho ngành và cho xã hội. Hiện nay, tỷ lệ 7,5 bác sĩ/1 vạn dân của tỉnh còn thấp hơn nhiều bình quân cả nước (10 bác sĩ). Bộ Y tế ủng hộ phát triển các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, kể cả đầu tư từ ngân sách Nhà nước và xã hội hoá; phối hợp, kết nối hỗ trợ các trường đại học y dược và các cơ sở đào tạo trong khu vực để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Bình Dương, quan tâm đầu tư cho mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu về công tác y tế dự phòng và kiểm soát bệnh tật, đặc biệt đúc rút những bài học kinh nghiệm rất có giá trị từ đại dịch Covid-19 vừa qua" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng lưu ý, Bình Dương nên tiếp tục ưu tiên xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở; đổi mới cơ cấu và tổ chức Trạm Y tế xã, phường không theo đơn vị, địa giới hành chính mà theo khu vực và quy mô dân số; bổ sung định mức số lượng người làm việc, loại hình nhân viên y tế của Trạm Y tế đảm bảo phù hợp với chức năng và nhiệm vụ; đảm bảo nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cung cấp đủ thuốc, cân đối tài chính; hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bên cạnh đó, phải coi ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là giải pháp đột phá, đầu tư phát triển khám, chữa bệnh từ xa, các hệ thống PACS, LIS HIS... để tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chuyên môn y tế trong cả khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tỉnh cần tiếp tục có các giải pháp thu hút đầu tư của tư nhân cho chăm sóc sức khỏe để phối hợp, chia sẻ với y tế công lập. Tuy nhiên, cũng cần có các giải pháp để quản lý hiệu quả, chất lượng.

10/8/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếtBàn giải pháp, kiện toàn,  nâng cao, năng lực,  y tế,  Bình Dương135-ban-giai-phap-kien-toan-va-nang-cao-nang-luc-he-thong-y-te-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021

TTĐT - Sáng 24-11, Câu Lạc bộ Hưu trí tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội Đại diện Hội viên nhiệm kỳ X (2016 - 2021).

Đến dự Đại hội có ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Trong nhiệm kỳ qua, Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh đã không ngừng được củng cố, hoàn thiện về công tác tổ chức, phương pháp làm việc, kết nạp hội viên cũng như các hoạt động chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho hội viên, thu hút ngày càng đông đảo cán bộ hưu trí trên địa bàn tỉnh tham gia sinh hoạt. Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh đã phát triển mới được gần 400 hội viên, nâng tổng số hội viên hiện có lên trên 1.400 người; thành lập được 14 tổ liên lạc hội viên ở cơ sở. Qua đó, đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tạo sân chơi vui tươi, lành mạnh, giúp các hội viên “Sống vui - sống khỏe - sống có ích”.

Tại Đại hội, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, đồng thời tiến hành biểu quyết bầu Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ X gồm 5 người, ông Bùi Lê Hương tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ.


Ông Nguyễn Thanh Liêm (bìa trái) - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Đại hội


Ông Nguyễn Thanh Liêm (bìa trái) - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Bức trướng của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho CLB Hưu trí tỉnh

Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng và đánh giá cao kết quả hoạt động cũng như sự tâm huyết, nỗ lực của các thành viên Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh trong nhiệm kỳ vừa qua. Ông mong muốn trong nhiệm kỳ tới, Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh tiếp tục xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao tạo sân chơi cho hội viên và thu hút hội viên mới tham gia; nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ vững bản lĩnh chính trị, tâm huyết, đoàn kết một lòng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, cho tỉnh Bình Dương nói riêng.


Ông Đặng Minh Hưng (thứ 3 từ trái qua) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh nhiệm kỳ X

11/24/2016 2:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐại hội, Câu lạc bộ Hưu trí, tỉnh Bình Dương, nhiệm kỳ 2016 - 20219474-Dai-hoi-Cau-lac-bo-Huu-tri-tinh-nhiem-ky-2016-2021False121000
0.90
121,000
0.80
205,700
False
Bình Dương hợp tác chiến lược với quận Gangnam, Seoul (Hàn Quốc)Bình Dương hợp tác chiến lược với quận Gangnam, Seoul (Hàn Quốc)

TTĐT - Chiều 06-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ ký kết trực tuyến thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa tỉnh Bình Dương và quận Gangnam, Seoul (Hàn Quốc) nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và trao đổi văn hóa.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Văn Chánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; ông Shim Jae Yoon – Lãnh sự kinh tế, Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh; ông Kim Won Sik – Chủ tịch Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại tỉnh Bình Dương (KOCHAM Bình Dương); ông Lee Dong Won – Trưởng đại diện KITA Việt Nam; ông Kim Kwan Mook – Trưởng đại diện KOTRA Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban ngành cùng các doanh nghiệp tại Bình Dương.

 

Toàn cảnh lễ ký kết

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Tại điểm cầu Gangnam, tham dự có ông Soon Kyun Jung – Quận trưởng Gangnam; Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng; ông Lee Dong-Won - CEO COEX; ông Kim Hi Joo - Giám đốc Ủy ban Thiết kế sáng tạo mới.

Theo nội dung ký kết, hai bên sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác thông qua các hoạt động MICE (hội nghị, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị và triển lãm), các lĩnh vực du lịch và văn hóa. Cụ thể, tăng cường mối quan hệ và phát triển quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tổ chức của hai bên; trao đổi thông tin và triển vọng phát triển thông qua mối quan hệ hợp tác cho các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch; hỗ trợ các lĩnh vực y tế, văn hóa, triển lãm và hội nghị cũng như các lễ hội K-Pop với đối tác nhằm tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch; cùng khởi động các dự án mới nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác kể cả các hoạt động hội nghị, hội thảo và diễn đàn trực tuyến.

 

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và quận Gangnam ký kết biên bản hợp tác

Thông qua mối quan hệ hợp tác này, Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương sẽ tạo ra một nền tảng để thúc đẩy các hoạt động MICE tại khu vực công nghiệp và mở ra các cơ hội hợp tác mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp toàn cầu.

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chúc mừng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và tin tưởng hai bên sẽ tích cực triển khai các nội dung đã ký kết để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch. Bí thư tin tưởng, trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương và quận Gangnam sẽ tích cực triển khai có hiệu quả nội dung của thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch, đặc biệt là hợp tác chặt chẽ trong việc phối hợp tổ chức hội nghị, hội chợ và triển lãm quốc tế cũng như thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giới thiệu văn hóa của hai bên như tổ chức các lễ hội âm nhạc K-Pop, các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống của hai quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như nâng cao vị thế, hình ảnh năng động của tỉnh Bình Dương và quận Gangnam với bạn bè và đối tác quốc tế.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi lễ

Ông Soon Kyun Jung – Quận trưởng Gangnam cho biết, Gangnam là trung tâm kinh tế quan trọng tại Hàn Quốc, nơi quy tụ hầu hết các công ty và thương hiệu toàn cầu như Google, Microsoft, Apple và Facebook. Tổng giá trị GRDP là 55 tỷ đô la Mỹ. Gangnam mong muốn thúc đẩy các hoạt động tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành du lịch và văn hóa. Bên cạnh đó, Gangnam cũng mong muốn xúc tiến các trao đổi kinh tế thông qua các chương trình kết nối kinh doanh cũng như các triển lãm xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp trong khu vực. Ông mong muốn thỏa thuận này sẽ là cơ hội để tăng cường mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á và đóng góp vào sự trao đổi và quảng bá văn hóa Hàn Quốc.

1/6/2022 7:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtGangnam, Bình Dương, Hàn Quốc, Seoul, ký kết693-binh-duong-hop-tac-chien-luoc-voi-quan-gangnam-seoul-han-quocTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
0.5
2
Nâng cao năng lực công tác kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang quân khuNâng cao năng lực công tác kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang quân khu

TTĐT - Chiều 20-5, tại TP. Thủ Dầu Một, Đảng ủy Quân sự tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị sơ kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 382-NQ/ĐUQSTW của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết số 382).

Theo báo cáo, qua 15 năm quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 382 của Quân ủy Trung ương, công tác kỹ thuật của lực lượng vũ trang tỉnh đã đạt nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, kịp thời vũ khí trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh nhà. Các trang thiết bị, phương tiện của lực lượng thường trực luôn đáp ứng sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, có thể cơ động, di chuyển thực hiện mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Hoạt động khoa học công nghệ, môi trường và thông tin khoa học kỹ thuật quân sự cũng được Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu và lãnh đạo, chỉ đạo ngành kỹ thuật lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện hiệu quả. 

Thông qua các phong trào thi đua, cuộc vận động đã phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng vũ trang. Nhiều sáng kiến, cải tiến được công nhận và áp dụng vào thực tiễn, làm lợi cho lực lượng vũ trang tỉnh hàng trăm triệu đồng. Lực lượng vũ trang tỉnh cũng đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị thông tin và công nghệ thông tin; có 14 đề tài khoa học lịch sử và nhân văn cấp cơ sở về Đảng bộ Quân sự tỉnh Bình Dương được xuất bản…

hoinghi382.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày các tham luận nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu quả Nghị quyết số 382 của Quân ủy Trung ương về công tác kỹ thuật của lực lượng vũ trang, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh nhà tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, Đảng ủy Quân sự tỉnh xác định nhiệm vụ trong giai đoạn tới khá nặng nề, chính vì vậy, lực lượng vũ trang toàn tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, bắn đạn thật, phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ đột xuất. Đặc biệt, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 382 của Quân ủy Trung ương; cuộc vận động về "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông" trong lực lượng vũ trang tỉnh đi vào chiều sâu, vững chắc, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách bảo đảm cho công tác kỹ thuật. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với công tác kỹ thuật nhằm kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác kỹ thuật, nhất là an toàn trong quản lý, sử dụng, dự trữ vũ khí đạn dược và tham gia giao thông. 

hoinghi382 1.jpg

hoinghi382 2.jpg

Đại biểu tham quan các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của lực lượng vũ trang tỉnh

Song song đó, xây dựng, củng cố phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm cao, có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với công tác được giao; chủ động tạo nguồn đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các học viện, nhà trường, đảm bảo 100% chỉ tiêu chiêu sinh đào tạo; phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ quản lý, chỉ huy ngành kỹ thuật có trình độ đại học. Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị Sở Chỉ huy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, bảo đảm chỉ huy thông suốt trong mọi tình huống. Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa; chú trọng định hướng, động viên, khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; tích cực nghiên cứu, nhanh chóng nắm vững và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào chỉ huy, điều hành, quản lý kỹ thuật.

hoinghi382 4.jpg

hoinghi382 3.jpg 

Đại tá Nguyễn Hoàng Minh – Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể

Dịp này, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 13 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Nghị quyết số 382 giai đoạn 2008-2022.

hoinghi382 5.jpg

Đại tá Nguyễn Đình Chuẩn – Phó Bí thư Thường trực Quân sự tỉnh trao Bằng khen cho các cá nhân

5/20/2022 10:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtNâng cao, năng lực, công tác, kỹ thuật, đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ, lực lượng, vũ trang, quân khu860-nang-cao-nang-luc-cong-tac-ky-thuat-dap-ung-yeu-cau-nhiem-vu-cua-luc-luong-vu-trang-quan-khTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
34 đội tham gia Cuộc thi chế tạo Robot VGU Robocon lần thứ 134 đội tham gia Cuộc thi chế tạo Robot VGU Robocon lần thứ 1

TTĐT - ​Sáng 21 - 4, tại thành phố Thủ Dầu Một, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Bình Dương phối hợp với trường Đại học Việt Đức (VGU) tổ chức Hội thảo giới thiệu Cuộc thi chế tạo Robot VGU Robocon lần thứ 1, năm 2019.

Cuộc thi chế tạo Robot VGU Robocon là một mô phỏng thu nhỏ của Cuộc thi Robocon quốc tế nổi tiếng nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên địa phương theo học ngành kỹ thuật giao lưu và tranh tài. Chủ đề Cuộc thi là "Đào quặng và Khoáng sản", Robot của người chơi di chuyển trong phần sân giới hạn (playground), đẩy những vật thể (quặng và khoáng) về khu vực lưu trữ (storage-zone) của mình để ghi điểm. Mỗi đội tham gia tự chế tạo 2 robot, trong đó có 1 robot điều khiển bằng tay và 1 robot tự động di chuyển.

Cuộc thi sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 11-12/5/2019 tại trường Đại học Việt Đức; chia thành các bảng đấu song song, mỗi trận sẽ thi đấu 2 đội/sân. Có tất cả 5 vòng thi đấu: Vòng loại, vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết.

Tham dự Cuộc thi năm nay có 34 đội tuyển đến từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh.

Robot 1.jpg

Toàn cảnh hội thảo​

Tại hội thảo, các thí sinh được hướng dẫn, tư vấn và giải đáp thắc mắc về kỹ thuật cần thiết và kinh nghiệm khi tham gia Cuộc thi. Tiến sĩ về Trí tuệ nhân tạo Mark Spittle đã trình bày chủ đề "Trí tuệ nhân tạo và máy học - Đừng tin vào sự thổi phồng" và Thạc sĩ Biện Minh Trí - Trưởng phòng thí nghiệm Robot trường Đại học Việt Đức trình bày chủ đề "Những kinh nghiệm khi tham gia cuộc thi Robocon". Câu lạc bộ Robotics and Electronics Club (REC) của trường Đại học Việt Đức đã chia sẻ những chiến lược kỹ thuật và hướng dẫn thí sinh về cách Ban tổ chức dùng thuật toán Computer Vision để đọc tọa độ vật thể, làm thế nào kết nối robot của người chơi với hệ thống dữ liệu của Ban tổ chức.

Robot 3.jpg

Diễn giả trình bày tại hội thảo

Hội thảo đã khích lệ tinh thần sáng tạo và đam mê của sinh viên đối với việc chế tạo robot thông qua những chia sẻ đến từ các diễn giả. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các đội thi gặp gỡ, làm quen lẫn nhau; góp phần lan toả "sức nóng" của Cuộc thi đến với cộng đồng sinh viên trong và ngoài tỉnh.​

Robot 5.jpg

Robot 6.jpg

Một mô hình Robot demo của các thí sinh

4/21/2019 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết34 đội, Cuộc thi, chế tạo, Robot, VGU, Robocon, lần thứ 1236-34-doi-tham-gia-cuoc-thi-che-tao-robot-vgu-robocon-lan-thu-False121000
1.00
121,000
1.60
314,600
False
Xây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minhXây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minh

TTĐT - Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bến Cát được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh, Bến Cát đã có bước chuyển mình, đột phá thành công với diện mạo đô thị năng động, mang dáng dấp của một thành phố văn minh, hiện đại.

Chuyển mình lên thành phố

Cách đây 10 năm, ngày 01/4/2014, thị xã Bến Cát chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQCP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 hecta diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu, với 08 đơn vị hành chính: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, phường Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây và xã Phú An.

Qua 10 năm phát triển, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển một cách toàn diện, có trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, gắn với phát triển đô thị. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị có bước chuyển biến mới. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục đi vào chiều sâu, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét về vật chất lẫn tinh thần, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (70,1%) – thương mại dịch vụ (29,7%) – nông nghiệp (0,2%). Tổng giá trị sản xuất đạt trên 285.000 tỷ đồng, có 27/34 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; 04/34 chỉ tiêu đạt từ 69% - 90%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 1.114 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng trên 818 tỷ đồng.

 

Tượng đài Bến Cát

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, thời gian qua, thị xã Bến Cát đã huy động đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau để kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển, hướng đến đô thị hiện đại, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Bến Cát đã đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường, hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến. Song song đó, thị xã Bến Cát cũng quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị xã. với một số công trình tiêu biểu, điểm nhấn như: Tượng đài Bến Cát, Trung tâm Văn hóa Thanh niên Công nhân, Nhà truyền thống và Thư viện, Nhà Thiếu nhi thị xã, các công viên cây xanh, công trình công viên dọc sông Thị Tính; khai thông, uốn nắn dòng chảy đoạn hạ lưu rạch Cầu Quan đến sông Thị Tính; mở rộng đường 30-4 từ Kho bạc đến Cầu Quan; Trung tâm điều hành IOC, Cầu Đò 2…

 

Công nghiệp là đòn bẩy để Bến Cát phát triển vượt bậc. Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Mỹ Phước 3

Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc. Bến Cát đã xây dựng các khu công nghiệp làm yếu tố đột phá để phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị xã có các khu công nghiệp: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… Các khu công nghiệp này đã giúp thị xã Bến Cát thu hút gần 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 10 tỷ đô la Mỹ. Tác động của các khu công nghiệp này đã giúp địa phương chuyển dịch nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã tăng nhanh và ổn định trong những năm qua. Riêng trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bến Cát đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách cho thị xã, giải quyết được việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài địa phương Sự phát triển công nghiệp đã giúp đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể nhưng đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã Bến Cát rất cao, đạt hơn 135 triệu đồng/người/năm.

 

Công nghiệp đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển. Ảnh: Siêu thị Go của nhà đầu tư Thái Lan sẽ sớm được xây dựng ngay trung tâm thị xã Bến Cát

Công nghiệp cũng đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính đột phá và giá trị gia tăng cao như: Tài chính - tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, logistics,… góp phần nâng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã đạt 84.650 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác giáo dục tập trung các phương pháp đổi mới dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 82 trường và 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 01 trường Đại học; trong đó có 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt nhu cầu dạy và học của người dân trên địa bàn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn thị xã có 01 Trung tâm y tế quy mô 137 giường, 01 Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường, 11 Phòng khám đa khoa tư nhân, 08 Trạm y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực, với tổng 818 giường bệnh. Trong năm 2023, ngành Y tế thị xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 727.000 lượt người, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại.

Các công trình văn hóa được quan tâm nâng cấp, xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng sống, vui chơi giải trí cho người dân trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho thị xã Bến Cát thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn, sớm trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía Bắc vùng TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trọng Ân – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ, qua đánh giá Đề án thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dươngcho thấy, đối với các tiêu chí: Dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… các xã đã đủ các tiêu chuẩn nâng lên phường và thị xã Bến Cát đủ tiêu chuẩn nâng lên thành phố. Đây là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng bộ, sự phấn đấu không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

Người dân hưởng lợi

Thành phố Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024, với diện tích tự nhiên 234,35 km2, dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường (An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa) và 01 xã (Phú An).

Việc thành lập thành phố Bến Cát sẽ tạo sức hút lớn hơn nữa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thị kết nối với ngoại thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhờ đó giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giữ nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế ngay tại quê nhà. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng quy hoạch, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, kiến trúc hiện đại như: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống thu gom nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,... sẽ tạo ra diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp.

Ông Bùi Minh Thạnh – Bí thư Thị ủy Bến Cát cho biết, việc thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Bến Cát nói riêng và của của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Việc thành lập thành phố là tiền đề để Bến Cát hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2040, Chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Là điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thành phố trong thời gian tới như: Thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, viễn thông; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại; nâng cấp, mở rộng, xây mới các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học,… nhằm giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, là tác nhân thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí của người dân. Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

 

Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát

"Trên cơ sở Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 của UBND tỉnh, thị xã Bến Cát đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng loạt, đồng bộ Quy hoạch phân khu cho 08 phường, xã, giúp cho các công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Bến Cát được hoàn thành vào cuối năm 2022. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản, hướng đến xây dựng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động. Định hướng đến năm 2030, Bến Cát trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2040, Bến Cát là trung tâm đô thị - dịch vụ - công nghiệp, đầu mối giao thông phát triển theo 2 hướng chính, đó là phát triển hành lang thương mại - dịch vụ dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị thương mại - dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, tuyến vận tải theo hướng Đông Tây." – Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm.

Chia sẻ niềm vui khi Bến Cát lên thành phố, bà Trần Thị Nga - người dân xã An Điền cho biết: "Mấy năm gần đây, xã An Điền nói riêng và TX. Bến Cát nói chung đã có sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hạ tầng giao thông - đô thị. Đường sá được nâng cấp láng nhựa rộng thênh thang, đi lại dễ dàng, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi... Chúng tôi mong muốn trong tương lai gần, Bến Cát sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa. Không chỉ phát triển kinh tế mà chính quyền cần phải chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh cho nhân dân... để Bến Cát luôn là nơi "đất lành chim đậu", nơi đáng sống của mọi người. Cứ nghĩ sau vài hôm nữa khi thức dậy mình đã là người thành phố lại thấy vui. Hy vọng thành phố sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở vật chất để bộ mặt địa phương phát triển xứng tầm."

 

Xã An Điền đã hội đủ các điều kiện lên phường. Ảnh: Các tuyến đường trên địa bàn xã An Điền đã được bê tông hóa

Còn ông Lê Văn Bá - người dân xã An Tây chia sẻ: "Còn gì vui hơn khi trở thành công dân thành phố, bởi từ thị xã lên thành phố không chỉ đơn thuần là nâng cấp đơn vị hành chính mà còn phải hội tụ được nhiều điều kiện, chính sách để phát triển. Lên thành phố, thời gian tới, Bến Cát sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Và không ai khác, chính người dân nơi đây sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đó. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong muốn là chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu mới, tình hình mới, đồng thời có nhiều chính sách tạo điều kiện cho người dân an tâm làm ăn, sinh sống."

Chia sẻ niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát khi chuẩn bị lên thành phố, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bến Cát. Trong đó, Bí thư lưu ý, Bến Cát phải tập trung xây dựng đô thị thật sự là nơi đáng sống. Chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi lên thành phố, đời sống người dân Bến Cát phải được nâng lên rõ rệt và chính người dân được hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBến Cát, xứng danh, thành phố, hiện đại, văn minh236-xay-dung-ben-cat-xung-danh-thanh-pho-hien-dai-van-minTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
2.038461
13
Cần nhân rộng mô hình phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nướcCần nhân rộng mô hình phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

TTĐT - Chiều 22-4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đi khảo sát công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Cùng đi có bà Nguyễn Minh Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở ngành tỉnh.

Đoàn đã đến thăm và khảo sát tại Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng các đại biểu đi tham quan nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Điện tử Foster

Báo cáo với Đoàn công tác, ông Trần Hưng Đạo – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster, Bí thư Chi bộ Công ty cho biết, Công ty TNHH Điện tử Foster (vốn 100% Nhật Bản) hiện có 04 nhà máy tại Việt Nam với 5.000 công nhân. Riêng nhà máy tại tỉnh Bình Dương có 700 công nhân. Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam tại tỉnh Bình Dương được thành lập năm 2016, là Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Chi bộ hiện có 09 đảng viên, trong đó có 06 đảng viên chính thức, 03 đảng viên dự bị.

Trong quý I/2024, Chi bộ đã cử 05 quần chúng ưu tú tham gia học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng do Đảng ủy cấp trên tổ chức. Kế hoạch năm 2024, Chi bộ sẽ phát triển 02 đảng viên.

 

Ông Trần Hưng Đạo – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster, Bí thư Chi bộ báo cáo tình hình phát triển đảng viên tại doanh nghiệp

Thời gian qua, Chi bộ luôn tổ chức sinh hoạt định kỳ theo quy định, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tham mưu đề xuất chủ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và chế độ, chính sách cho công nhân lao động tại doanh nghiệp.

Nêu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển Đảng tại doanh nghiệp, ông Trần Hưng Đạo cho biết, là Tập đoàn của Nhật Bản nên việc thành lập Chi bộ Đảng trong doanh nghiệp không dễ dàng. Thế nhưng, sau khi chứng minh được lợi ích trong việc có tổ chức Đảng, Tập đoàn đã đồng ý việc thành lập Chi bộ Đảng tại doanh nghiệp. Từ khi thành lập, Chi bộ Đảng đã đóng góp rất tích cực giúp Công ty luôn nằm trong Top đầu chi nhánh phát triển vững mạnh. Chi bộ luôn quan tâm công tác tạo nguồn đảng viên, tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong công tác phát triển đảng viên là việc xác minh lý lịch mất nhiều thời gian do công nhân thay đổi nơi cư trú. Bên cạnh đó, tư tưởng nhận thức của công nhân có nguyện vọng vào Đảng còn hạn chế.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc với Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster

Trao đổi với Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi rất hoan nghênh những nỗ lực của Chi bộ trong việc phát triển đảng viên, Chi bộ và từng đảng viên đã có những hoài bão, lý tưởng, cống hiến, đóng góp sức mình cho tổ chức Đảng và doanh nghiệp. Bí thư đề nghị, thời gian tới, Chi bộ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; tiếp tục quan tâm công tác tạo nguồn phát triển đảng viên từ công nhân, tập hợp quần chúng, quan tâm đến đời sống công nhân. Đồng thời đề nghị Đảng ủy khối Các cơ quan tỉnh và doanh nghiệp nghiên cứu nhân rộng mô hình phát triển Đảng trong các doanh nghiệp; các ngành chức năng đóng vai trò là cầu nối các chủ doanh nghiệp nước ngoài với hệ thống chính trị tỉnh, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, củng cố niềm tin với tổ chức Đảng, hệ thống chính trị.

 

Đoàn lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu niệm cho Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster


4/22/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtĐảng, doanh nghiệp, ngoài khu vực nhà nước, nhân rộng317-can-nhan-rong-mo-hinh-phat-trien-dang-trong-doanh-nghiep-ngoai-khu-vuc-nha-nuoTrue121000
5.00
121,000
1.00
0
False
1.5
1
Triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng mục tiêu phát triển bền vữngTriển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

TTĐT - ​Sáng 01-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Meti Kansai - do ông Morishita Tsuyoshi - Vụ trưởng Vụ Giao thương Nhật Bản làm Trưởng đoàn về Dự án Chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực ngành môi trường tại Bình Dương.

Tham dự buổi làm việc có Ngài Matsumoto Izumi – Bí thư Thứ nh​ất, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

 

Toàn cảnh buổi làm việc


Dự án chuyển giao kỹ thuật môi trường và đào tạo nguồn nhân lực tại Bình Dương đã được UBND tỉnh và Cục Kinh tế Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai (Meti Kansai), Nhật Bản ký kết biên bản ghi nhớ và triển khai thực hiện từ tháng 11 năm 2022. Thông qua các khóa đào tạo đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường, hỗ trợ xây dựng và ban hành các kế hoạch, quy định về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậy trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác Meti Kansai đã giới thiệu các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường như: Nỗ lực cải thiện chất lượng nước ở khu vực Kansai; thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và trung hòa carbon tại các nhà máy xử lý nước thải ở Nhật Bản; tình trạng phát thải khí nhà kính tại tỉnh Bình Dương; giới thiệu về cơ chế tín chỉ chung (JCM) và những ví dụ điển hình…. Đồng thời, trình bày đề xuất Đề án xây dựng khu công nghiệp theo mô hình hướng tới trung hòa carbon.

Các sở, ngành, doanh nghiệp và các chuyên gia đã thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến liên quan đến mô hình phát triển khu công nghiệp xanh, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, quản lý Nhà nước về môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo; cơ chế chứng chỉ chung (JCM)…

 

Các chuyên gia của Meti Kansai trình bày đề xuất Đề án xây dựng khu công nghiệp theo mô hình hướng tới trung hòa carbon


Ông Morishita Tsuyoshi - Vụ trưởng Vụ Giao thương Nhật Bản nhận định, hiện Bình Dương đang quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như hiệu ứng nhà kính. Do đó, trong thời gian tới, Bình Dương cần có những động thái cụ thể hơn nữa trong việc đào tạo, tập huấn liên quan đến kiểm kê khí thải để cấp chứng chỉ JCM nhằm đạt mục tiêu giảm khí thải nhà kính. Thời gian qua, Meti Kansai đã phối hợp với Bình Dương triển khai các hoạt động tập huấn, giới thiệu công nghệ liên quan đến lĩnh vực môi trường. Hiện Meti Kansai đang nghiên cứu hình thành các khu công nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu trung hòa carbon tại những nơi mà Meti Kansai đã triển khai các dự án môi trường, cụ thể như ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,…

Ông  Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc


Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, thông qua dự án đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, nhất là việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trong xử lý, tái chế chất thải, tiết kiệm năng lượng tại doanh nghiệp. Đồng thời, việc tham quan trực tiếp công tác quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, công nghệ môi trường tại Nhật Bản,… đã giúp cho tỉnh tiếp cận thực tế và nâng cao kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề môi trường như nước thải, rác thải công nghiệp, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Với kết quả được ghi nhận từ dự án, ông mong rằng Bộ Kinh tế​, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Cục Kinh tế Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai quan tâm, xem xét có kế hoạch tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bình Dương thực hiện tốt, hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, xây dựng mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

3/1/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết318-trien-khai-hieu-qua-cac-hoat-dong-bao-ve-moi-truong-dap-ung-muc-tieu-phat-trien-ben-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân và đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh kể từ ngày 01/11/2021Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân và đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh kể từ ngày 01/11/2021

​TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo về việc tiếp công dân và tổ chức đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.        ​

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thực hiện việc tiếp công dân và tổ chức đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh kể từ ngày 01/11/2021.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đề nghị công dân có nội dung khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh xem xét tiếp tục gửi đơn thông qua dịch vụ bưu chính đến đúng cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Trong trường hợp phải đến Trụ sở Tiếp công dân tỉnh để liên hệ, giải quyết công việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh đề nghị công dân chấp hành nghiêm nguyên tắc 5K và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng khuyến cáo của cơ quan y tế.

Ban Tiếp công dân tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tốt công tác tiếp công dân theo quy định; đồng thời, triển khai thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch trong quá trình tiếp công dân.

UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để tổ chức tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân năm 2013 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Trước đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tạm dừng tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.

Thông báo 

10/15/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh, tiếp công dân, đối thoại, tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh, kể từ ngày 01/11/202154-chu-tich-ubnd-tinh-tiep-cong-dan-va-doi-thoai-tai-tru-so-tiep-cong-dan-tinh-ke-tu-ngay-01-11-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
1
Bình Dương trao các Quyết định về công tác cán bộBình Dương trao các Quyết định về công tác cán bộ

​TTĐT - Sáng 01-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì trao Quyết định về công tác cán bộ.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm lại ông Hồ Trúc Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trao Quyết định nghỉ hưu từ ngày 01/7/2021 cho ông Nguyễn Thành Trí - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc Bình Dương.

TraoQD01.7.jpg

Ông Võ Văn Minh (bìa phải)  – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Hoàng Thao (bìa trái) – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định và tặng hoa cho các đồng chí được bổ nhiệm lại và nghỉ hưu

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Thao ghi nhận những cống hiến của ông Nguyễn Thành Trí đối với sự phát triển của tỉnh và chúc ông luôn mạnh khỏe, sống vui cùng gia đình; đồng thời tiếp tục theo dõi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản lý cho các đồng chí kế nhiệm, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương và của tỉnh. Chúc mừng ông Hồ Trúc Thanh được bổ nhiệm lại, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao mong muốn ông luôn giữ vững bản lĩnh chính trị; phát huy nhiệt huyết và năng lực chuyên môn để tiếp tục cống hiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

7/1/2021 11:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTin/CMSImageNew/2021-07/TraoQĐcanbo01.7.mp3Xem chi tiếtBình Dương, Quyết định, công tác, cán bộ884-binh-duong-trao-cac-quyet-dinh-ve-cong-tac-can-bTrue121000
1,544.00
121,000
0.00
0
False
1.590908
11
Hướng dẫn cài đặt VssID cho người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tếHướng dẫn cài đặt VssID cho người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

TTĐT - ​Để nhanh chóng đưa ứng dụng VssID trở thành kênh thông tin hữu ích đối với từng người tham gia, góp phần hoàn thành chương trình cải cách thủ tục hành chính của tỉnh, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Dương hướng dẫn cài đặt sử dụng VssID cho người lao động, người dân tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT). 

Theo đó, VssID - Bảo hiểm xã hội số là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển số của BHXH Việt Nam được cung cấp trên Kho ứng dụng App Store - Hệ điều hành IOS và Google Play - hệ điều hành Android trên điện thoại thông minh nhằm phục vụ người tham gia BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT.

Ứng dụng VssID cung cấp các thông tin, tiện ích liên quan đến quá trình đóng và hưởng chính sách BHXH, BHTN, BHYT của người tham gia; giúp tra cứu thông tin về mã số BHXH; các cơ sở y tế ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT; các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; hỗ trợ trực tuyến 24/7 và một số tiện ích khác như: Tin tức hoạt động ngành BHXH, thông tin mới về chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ và cách thức tham gia BHXH, BHYT.

Đồng thời hướng tới việc tích hợp thay thế sổ, thẻ BHYT giấy trong khám bệnh, chữa bệnh; trực tiếp kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh, thuốc được cấp cho bản thân; ở bất cứ nơi nào cũng có thể đề nghị cấp lại thẻ BHYT, sổ BHXH; chuyển địa bàn hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; thay đổi hình thức lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hoặc thay đổi thông tin người hưởng (không cần phải đến cơ quan BHXH).

Cài đặt sử dụng VssID dùng cho điện thoại thông minh, thực hiện qua 05 bước:

Bước 1: Chuẩn bị ảnh chân dung, ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân mặt trước và mặt sau, số sổ BHXH (hoặc 10 số cuối của mã thẻ BHYT).

Bước 2: Tải VssID từ kho ứng dụng Google Play/CH Play (hệ điều hành Android) hoặc AppStore (hệ điều hành IOS) về điện thoại.

Bước 3: Đăng ký tài khoản sử dụng VssID: Để có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích của ứng dụng VssID, người sử dụng cần đăng ký giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH.

Bước 4: Nộp tờ khai điện tử (mẫu 01): Sau khi bấm nút “Gửi”, tờ khai sẽ gửi về địa chỉ email của người đăng ký.

Bước 5: Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam gửi tin nhắn qua số điện thoại của người đăng ký.

Lưu ý: Khi người đăng ký nhận tin nhắn “Bước 5” (nếu tờ khai hợp lệ) trong thời gian 90 ngày (tính từ ngày người đăng ký nhận tin nhắn) vui lòng đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ Cơ quan BHXH gần nhất để ký tên vào Tờ khai và hoàn tất quá trình đăng ký sử dụng VssID.

 Văn bản 

5/26/2021 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtHướng dẫn, cài đặt sử dụng VssID,  Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế12303-Huong-dan-cai-dat-VssID-cho-nguoi-tham-gia-Bao-hiem-xa-hoi-Bao-hiem-y-teFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
2.5
5
Trường Đại học Thủ Dầu Một giữ vững Top 20 trên bảng xếp hạng WebometricsTrường Đại học Thủ Dầu Một giữ vững Top 20 trên bảng xếp hạng Webometrics

TTĐT - ​Theo xếp hạng vừa công bố tháng 02/2023 của ​Webometrics, trường Đại học Thủ Dầu Một tiếp tục giữ vững vị trí thứ 20 trên trên tổng số 184 trường đại học và cơ sở giáo dục có chức năng nghiên cứu tại Việt Nam. ​

Kết quả bảng xếp hạng này vào các năm trước của Trường lần lượt là vị trí thứ 39 năm 2020, vị trí thứ 24 năm 2021, vị trí thứ 20 năm 2022 và 2023. Trong bảng xếp hạng lần thứ nhất năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí số 1 tại Việt Nam.

Webometrics đánh giá năng lực chuyển đổi số và sự xuất sắc về công bố quốc tế trên hệ thống Scopus và Google Scholar của các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới. Trong kỳ xếp hạng 2023, phương pháp xếp hạng vẫn được áp dụng như ở kỳ tháng 8/2022. Cụ thể, tiêu chí Visibility (hay Impact - Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất 50%, tiếp theo là tiêu chí Excellence (hay Scholar - Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (hay Openness  - Transparency) có trọng số 10%. Tuy nhiên, ở tiêu chí Transperency đo lường số trích dẫn của 310 tác giả hàng đầu của các cơ sở giáo dục đại học trên hệ thống Google Scholar, thay vì 210 tác giả hàng đầu như các kỳ xếp hạng trước.


Trường Đại học Thủ Dầu Một giữ vững Top 20 trên bảng xếp hạng Webometrics

Webometrics Ranking of World Universities (gọi tắt là Webometrics) là hệ thống đánh giá, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Bảng xếp hạng được công bố bởi Cybermetrics Lab, nhóm nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (Spanish National Research Council, theo tiếng Tây Ban Nha: Consejo Superior de Investigaciones Científicas, CSIC) có trụ sở tại Madrid, hệ thống này còn biết đến với tên gọi khác là Ranking Web of Universities. Bảng xếp hạng được công bố lần đầu tiên vào tháng 01/2004.

Tại Việt Nam, đến tháng 01/2016 các trường đại học mới được tổ chức này đưa vào hệ thốn​g đánh giá, xếp hạng.

Chu kỳ công bố bảng xếp hạng của Webometrics là hai lần trong năm. Vào thời điểm tháng 02/2023, ở châu Á có 46 quốc gia (trong đó có Việt Nam) được Webometrics đánh giá. Tại Việt Nam, có 184 cơ sở giáo dục đại học có tên trên bảng xếp hạng.


2/7/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếttrường Đại học Thủ Dầu Một, top 20, bảng xếp hạng Webometrics142-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-giu-vung-top-20-tren-bang-xep-hang-webometricFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: 922 đơn vị máu được hiến tặng tại Lễ hội Xuân hồng năm 2024Bình Dương: 922 đơn vị máu được hiến tặng tại Lễ hội Xuân hồng năm 2024

TTĐT - ​Sáng 19-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình “Lễ hội Xuân hồng” năm 2024.

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

 

Toàn cảnh "Lễ hội Xuân hồng" năm 2024


"Lễ hội Xuân hồng" năm 2024 đã huy động được trên 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân tham gia. Kết quả, chương trình đã thu được 922 đơn vị máu, góp phần đáp ứng cho việc cấp cứu, điều trị người bệnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.



 

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện tại "Lễ hội Xuân hồng" năm 2024


Thời gian qua, phong trào hiến máu tình nguyện của tỉnh ngày càng phát triển, với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Đặc biệt trong năm 2023, kết quả hiến máu tình nguyện của tỉnh đạt gần 28.000 đơn vị máu, vượt trên 45% chỉ tiêu do Ban Chỉ đạo Quốc gia giao. Ngoài phong trào hiến máu tình nguyện, năm 2023, các cấp Hội Chữ thập đỏ và đội ngũ cán bộ Hội trong toàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn để vận động nguồn lực tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo ý nghĩa, thiết thực, chăm lo kịp thời cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, với tổng trị giá các hoạt động nhân đạo trên 174 tỷ đồng.

Với những kết quả đạt được, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh đã vinh dự được Trung ương Hội tặng Cờ thi đua xuất sắc đơn vị dẫn đầu công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2023; Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh vinh dự đón nhận Bằng khen của Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện năm 2023.

 

Ông Nguyễn Hoàng Thao (bìa phải) – Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Nguyễn Trọng Nghĩa (thứ 2 từ phải qua) - Phó trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao Cờ thi đua xuất sắc đơn vị dẫn đầu công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2023 cho Hội chữ thập đỏ tỉnh

 

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy trao Bằng khen của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hiến máu tình nguyện năm 2023 cho Hội chữ thập đỏ tỉnh


Đồng thời, để ghi nhận và biểu dương các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh thời gian qua, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tặng giấy khen cho 31 tập thể và 43 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện.​

 

Lãnh đạo tỉnh trao Giấy khen của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cho 31 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện

 

Lãnh đạo tỉnh trao Giấy khen của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cho 43 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện


1/19/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết59-binh-duong-922-don-vi-mau-duoc-hien-tang-tai-le-hoi-xuan-hong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2
1
Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh hình thức giao dịch online trong mùa dịch Covid-19Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh hình thức giao dịch online trong mùa dịch Covid-19

​TTĐT - Ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của Bình Dương chiếm tới 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ toàn quốc. Mấy tháng qua, dịch Covid-19 đã gây ả​nh hưởng không nhỏ đến sản xuất, xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường, áp dụng bán hàng điện tử.​

​Theo các doanh nghiệp (DN) gỗ trên địa bàn tỉnh, hiện nhiều đơn hàng gỗ đã xuất khẩu trước đó bị chậm thanh toán, cùng với đó một số quốc gia đã đóng cửa, ngừng giao dịch hàng hóa (chủ yếu là thị trường Anh, Mỹ) do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 khiến không ít DN trong ngành gặp khó khăn về tài chính, thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành gỗ bị ảnh hưởng do các nước nhập khẩu áp dụng chính sách hạn chế xuất, nhập khẩu hoặc tăng cường kiểm soát hàng hóa nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, dẫn đến làm gián đoạn tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết trước đây khiến lượng hàng của nhiều DN tồn kho lớn.

Đầu năm 2020, nhiều chuyên gia nhận định, ngành gỗ Bình Dương tiếp tục bứt phá và có thể cùng cả nước đưa giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt mốc 12,5 tỷ đô la Mỹ, thế nhưng dịch bệnh đã kéo chậm guồng máy của doanh nghiệp. Tình trạng đóng cửa cảng hàng hóa ở một số quốc gia khiến sản xuất thu hẹp, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất chờ dịch qua đi để đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân, người lao động.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương Điền Quang Hiệp, tỉnh hiện có 1.600 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ (chiếm 40% số doanh nghiệp gỗ trên cả nước). Trong tháng 1, 2/2020 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng, nhưng kể từ đầu tháng 3 đến nay, dịch Covid-19 khiến 30% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đi các quốc gia như Mỹ, Đan Mạch, sắp tới là các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng sản xuất cầm chừng chờ "tín hiệu" mở cửa từ đối tác khi dịch bệnh được khống chế. Thực tế đó, cộng với dự báo đơn hàng sụt giảm thời gian ngắn, các tháng còn lại của năm sẽ khó đạt được giá trị xuất khẩu 12,5 tỷ đô la Mỹ như mục tiêu đề ra từ năm 2019.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh cũng đã xuất hiện những điểm sáng. Một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá, đơn hàng dồi dào và liên tục phải tăng ca để đảm bảo tiến độ. Đó là các công ty hoạt động lâu năm trong ngành, có mạng lưới khách hàng rộng khắp, đặc biệt là đã xây dựng được hệ thống bán hàng online từ sớm giúp chủ động được thị trường và giao dịch qua các sàn thương mại điện tử. 

Trước những khó khăn nói trên, nhiều DN ngành gỗ trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhiều DN gỗ đã xây dựng các hệ thống bán hàng online, giao dịch qua các sàn thương mại điện tử. Hiện hình thức này chiếm hơn 50% số đơn hàng của các DN gỗ trên địa bàn tỉnh.

Ông Điền Quang Hiệp cho rằng, bối cảnh dịch bệnh phức tạp đã chứng tỏ giao dịch online đang là một xu hướng tất yếu trên thế giới. Với xu hướng thương mại điện tử, cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ Bình Dương đang bị chậm hơn các nước khác 1, 2 năm, nhưng hiện tại các doanh nghiệp đang triển khai hợp tác với các sàn giao dịch điện tử lớn trên thế giới như Tập đoàn Alibaba, Amazon… Hiện tại, Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương hỗ trợ bằng cách liên tục mở các lớp tập huấn giao dịch online cho các doanh nghiệp thành viên và nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo của doanh nghiệp. Giao dịch qua kênh thương mại điện tử hiện đang chiếm khoảng hơn 50% số đơn hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, trong quý 1-2020, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất đến cuối tháng 3/2020, để đảm bảo đơn hàng đã ký từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng với khách hàng truyền thống đến quý 2-2020. Điển hình như tại Công ty Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Hiệp Long (Công ty Hiệp Long, TP. Thuận An), từ đầu năm 2020 đến nay đã xuất khẩu hàng hóa với giá trị hơn 3 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. 

Bên cạnh các giải pháp vượt khó của doanh nghiệp, Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương cũng đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc sản xuất như: Chính sách giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp; đề xuất các ngân hàng thương mại giảm lãi suất về mức 2%, giãn thời gian hoàn thành các khoản nợ đáo hạn; tạm ngưng đóng các khoản bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp) và vận động công nhân nghỉ không lương, cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp khi sản xuất phải tạm ngưng.

5/22/2020 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtdoanh nghiệp ngành gỗ, giao dịch online, Covid-1947-doanh-nghiep-nganh-go-day-manh-hinh-thuc-giao-dich-online-trong-mua-dich-covid-1False121000
0.40
121,000
1.50
0
False
Bình Dương dự kiến tăng mức hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán năm 2020 cho 06 nhóm đối tượngBình Dương dự kiến tăng mức hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán năm 2020 cho 06 nhóm đối tượng

TTĐT - ​Sáng 12-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm chủ trì họp nghe các sở, ngành báo cáo phương án chi tiền Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Theo đề xuất, tổng kinh phí chi tiền Tết Nguyên đán năm 2020 của tỉnh dự kiến là 217 tỷ 242 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2019. Giữ nguyên đối tượng hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán như năm 2019. Tuy nhiên, tăng số phần quà Tết cho đối tượng là công nhân lao động nghèo xa quê có hoàn cảnh khó khăn không về quê ăn Tết năm 2020, trong đó, khối huyện là 7.250 suất tăng 800 suất so với năm 2019. Tăng số suất quà thăm Trung tâm, Trạm, Trại xã hội do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện thêm 01 suất của đơn vị Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoa sen Nhật Bản.

Đối với mức chi cho các đối tượng, dự kiến tăng mức chi cho 06 nhóm đối tượng, các đối tượng khác giữ nguyên như năm 2019.

Cụ thể, 06 nhóm đối tượng dự kiến tăng mức chi gồm: Cán bộ hưu trí, hưu trí xã, trợ cấp hàng tháng cán bộ xã (cán bộ hưu trí xã có đóng bảo hiểm xã hội) tăng mức chi từ 1.500.000 đồng lên 1.800.000 đồng/người. Người thờ cúng Mẹ Việt Nam anh hùng tăng mức chi từ 1.200.000/định suất lên 1.500.000 đồng/định suất. Người có công cách mạng hưởng trợ cấp một lần (huy chương); đối tượng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, thanh niên xung phong, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ); cán bộ mất sức lao động; tuất từ trần CBCC, viên chức; cán bộ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tăng mức chi từ 1.000.000 đồng/định suất lên 1.300.000 đồng/định suất. Quà tỉnh đi thăm các gia đình chính sách tiêu biểu ở các huyện tăng mức chi 2.000.000 đồng/đối tượng lên 2.500.000 đồng/đối tượng (gồm 2.000.000 đồng tiền mặt và 01 phần quà trị giá 500.000 đồng). Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật trẻ em tăng mức chi 700.000 đồng/đối tượng lên 1.000.000 đồng/đối tượng. Trại viên xã hội; bệnh nhân nội trú tăng mức chi từ 100.000 đồng/người/ngày lên 125.000 đồng/người/ngày (4 ngày Tết).

Qua ý kiến của các sở, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất mức chi và đối tượng hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán 2020 như đề xuất. Chủ tịch nhấn mạnh, mức chi tăng 10% so với năm 2019 cũng phù hợp để cân đối ngân sách tỉnh; các chính sách của tỉnh cũng đảm bảo tăng vừa phải, hợp lý để cân đối cho các năm sau; việc phân công các đoàn đi thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cho các đối tượng phải thực hiện trước ngày 15/12 âm lịch. Các ngành, các cấp cần rà soát để chi đúng đối tượng. 

Dự kiến, mức chi cho các nhóm đối tượng như sau:

1. Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, chồng bà Mẹ Việt Nam anh hùng: Mức chi 4.000.000 đồng/định suất, gồm: 3.500.000 đồng tiền mặt và phần quà trị giá 500.000 đồng.

2. Anh hùng lực lượng vũ trang: Mức chi 3.000.000 đồng/định suất, gồm: 2.500.000 đồng tiền mặt và phần quà trị giá 500.000 đồng.

3. Gia đình có 2 liệt sĩ trở lên: Mức chi 2.500.000 đồng/định suất.

4. Gia đình liệt sĩ anh hùng; gia đình có 1 liệt sĩ; gia đình liệt sĩ hưởng mất người nuôi dưỡng; cán bộ cách mạng lão thành tiền khởi nghĩa; thương binh 1/4, 2/4: Mức chi 2.000.000 đồng/định suất.

5. Thương binh 3/4 và 4/4: Mức chi 1.800.000 đồng/định suất.

6. Bệnh binh 1/3, 2/3: Mức chi 1.700.000 đồng/định suất.

7. Gia đình có công cách mạng; bệnh binh 3/3; thân nhân chủ yếu của gia đình liệt sĩ (chưa đến tuổi trưởng thành hoặc hết tuổi lao động); thân nhân không chủ yếu của liệt sĩ (người đang giữ bằng và thờ cúng liệt sĩ) tính theo liệt sĩ; người thờ cúng anh hùng lực lượng vũ trang từ trần; người thờ cúng Mẹ Việt Nam anh hùng; người hưởng trợ cấp chất độc hóa học (có từ 1 con trở lên nhiễm chất độc hóa học thì hưởng thêm 1 định suất); người nhiễm chất độc da cam /Dioxin (gia đình có hoàn cảnh khó khăn); cán bộ tham gia hoạt động kháng chiến (không hưu), cán bộ bị địch bắt tù đày, đối tượng hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thanh niên xung phong (hưởng trợ cấp một lần ngoài ra không hưởng chế độ nào khác); tuất từ trần thương bệnh binh: Mức chi 1.500.000 đồng/định suất.

8. CBCC, viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp do tỉnh, huyện (gồm huyện, thị xã, thành phố) quản lý và cơ quan Đảng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện (kể cả nhân viên hợp đồng được Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các huyện phê duyệt, có thời hạn hợp đồng từ 6 tháng trở lên và có tên trong danh sách lương tháng 01/2020); CBCC thuộc các cơ quan hành chính do trung ương quản lý đóng trên địa bàn  (kể cả nhân viên hợp đồng có tên trong danh sách lương tháng 01/2020); lực lượng vũ trang thuộc tỉnh quản lý (kể cả cán bộ, chiến sĩ đi học); CBCC và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã  hưởng lương, phụ cấp: Mức chi 2.000.000 đồng/người.

9. Người có công cách mạng hưởng trợ cấp một lần (huy chương); đối tượng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, thanh niên xung phong, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ); cán bộ mất sức lao động; tuất từ trần CBCC, viên chức; cán bộ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức chi 1.300.000 đồng/định suất.

10. Công nhân trực tiếp làm công tác vệ sinh, thu gom rác trong những ngày nghỉ Tết (thuộc các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập về công trình đô thị): Mức chi 4.000.000 đồng/người.

11. Các hộ nghèo: Mức chi 1.500.000 đồng/hộ.

12. Cán bộ ấp, khu phố (gọi chung là ấp) hưởng phụ cấp (Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, Phó trưởng ấp, Công an ấp, Ấp đội trưởng, Y tế ấp) và Dân quân thường trực, Dân quân tự vệ, Bảo vệ dân phố (theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của UBND tỉnh Bình Dương), Đội dân phòng tại các xã: Mức chi 500.000 đồng/người.

13. Viên chức thuộc ngành giáo dục, y tế làm việc xa nhà, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không đủ điều kiện về quê ăn Tết: Mức chi 500.000 đồng/người.

14. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật trẻ em: Mức chi 1.000.000 đồng/người.

15. Đối tượng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng: Mức chi 700.000 đồng/người.

16. Hỗ trợ công nhân lao động nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không đủ điều kiện về quê ăn Tết (trong đó: Khối tỉnh 3.900 suất; khối huyện 7.250 suất): Mức chi 500.000 đồng/suất. Số lượng suất quà nêu trên là mức tối đa đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với các huyện rà soát phân bổ cho đúng đối tượng. Trường hợp các huyện thực hiện cao hơn định mức thì sẽ không được chấp nhận quyết toán.

17. Đối tượng xã hội:

- Trại viên xã hội: Mức chi 500.000 đồng/người (125.000 đồng/người/ngày).

- Bệnh nhân nghèo nội trú tại các bệnh viện công lập: Mức chi 125.000 đồng/người/ngày được hưởng tối đa 04 (bốn) ngày tính theo số ngày thực tế có mặt điều trị nội trú (từ ngày 24/01/2020 đến ngày 27/01/2020) .

18. Hỗ trợ Bí thư Chi đoàn Thanh niên công nhân, Chi hội trưởng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên công nhân nhà trọ, Câu lạc bộ nữ nhà trọ, cán bộ làm công tác đoàn kết tập hợp thanh niên cấp xã: Mức chi 500.000 đồng/suất.

19. Quà đi thăm các gia đình chính sách tiêu biểu ở các huyện (mỗi huyện 5 gia đình): Mức chi 2.500.000 đồng/gia đình, gồm 2.000.000 đồng tiền mặt và 01 phần quà trị giá 500.000 đồng.

20. Quà tỉnh đi thăm lực lượng vũ trang, các đơn vị: 1 tỷ 850 triệu đồng.

21. Quà tỉnh đi thăm các Trung tâm, Trạm, Trại xã hội: 200 triệu đồng.

22. Chi họp mặt, tổ chức Tết gồm: Họp mặt ngoại giao đoàn, họp mặt Việt kiều, họp mặt chức sắc tôn giáo, họp mặt văn nghệ sĩ: 1 tỷ 235 triệu đồng.​


12/12/2019 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTin/CMSImageNew/2019-12/tin 2- Bdg tang tien tet cho 6 nhom doi tuong.mp3Xem chi tiếtmức chi hỗ trợ tiền Tết, Nguyên đán Canh Tý554-binh-duong-du-kien-tang-muc-ho-tro-tien-tet-nguyen-dan-nam-2020-cho-06-nhom-doi-tuonTrue121000
0.00
121,000
1.00
0
False
1.409091
11
Bình Dương họp mặt kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9Bình Dương họp mặt kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9

TTĐT - Sáng 30-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2019) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2019).​

Đến dự có ông Trần Văn Nam - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Võ Văn Minh - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang và đoàn viên thanh niên trong tỉnh.

 
Đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ

Tại buổi họp mặt, ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn tại buổi lễ

Chủ tịch nhấn mạnh, truyền thống cách mạng vẻ vang luôn là động lực to lớn cho Đảng bộ và nhân dân Bình Dương trên bước đường phát triển. Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt gần 23 năm kể từ khi được tái lập, Đảng bộ, Chính quyền, quân, dân và cộng đồng doanh nghiệp Bình Dương đã tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng lợi thế, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện về kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, trên 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng - tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng gấp nhiều lần so với lúc mới tái lập tỉnh. Năm 2018, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 9,01%, GRDP bình quân đầu người đạt 130,8 triệu đồng, Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 9,79%, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%, dịch vụ có chuyển biến mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,6% so với năm 2017, thu ngân sách năm 2018 đạt dự toán Chính phủ giao.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, công nhân, người lao động được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hệ thống các sơ sở giáo dục, y tế được đầu tư phát triển rộng khắp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về học tập, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công luôn được tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả. Đến nay, Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin, báo chí có bước phát triển mới; đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu ngày càng được nâng cao.

Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua, cùng với triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã luôn chú trọng công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; tăng cường và mở rộng hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế của Bình Dương đối với bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần tạo dựng môi trường kinh tế - xã hội thân thiện, ổn định và an toàn; đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương.  

Chủ tịch UBND tỉnh tin rằng, trong điều kiện mới, toàn Đảng bộ và nhân dân Bình Dương sẽ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, tinh thần tiến công của Cách mạng tháng Tám, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được đề ra trong từng thời kỳ; phát huy sức mạnh đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Dịp này, Tỉnh ủy đã tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng cho 300 cá nhân. Tại buổi lễ, Tỉnh ủy đã trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho 01 cá nhân, Huy hiệu 55 tuổi Đảng cho 01 cá nhân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho 01 cá nhân, Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho 01 cá nhân và Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho 01 cá nhân.  

 

 

Ông Trần Văn Nam  - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho các cá nhân

 

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với các cá nhân nhận Huy hiệu Đảng

8/30/2019 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTin/CMSImageNew/2019-09/Tin 2 - Hop mat 2-9.mp3Xem chi tiếtkỷ niệm 74 năm, cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 377-binh-duong-hop-mat-ky-niem-74-nam-cach-mang-thang-tam-va-quoc-khanh-02-True121000
1.00
121,000
1.00
242,000
False
Huyện Dầu Tiếng khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh tháiHuyện Dầu Tiếng khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái

TTĐT - Sáng 13-3, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I và phướng hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.​​

Cùng đi với Đoàn có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành.

Theo báo cáo, trong 02 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Dầu Tiếng ước đạt 4.724 tỷ đồng, đạt 15,8% so với kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14,5% so với kế hoạch. Hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định. Huyện tiếp tục hỗ trợ các thủ tục có liên quan để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập để đi vào hoạt động.

z5245228073208_2643d54a5bb71faad2caaae5eea4e136.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Trong 02 tháng qua, huyện đã cấp 207 Giấy chứng nhận kinh doanh cho các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn đăng ký trên 51,5 tỷ đồng.

Tính đến ngày 22/02/2024, đã giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2024 được 87 tỷ 898 triệu đồng, đạt 15,7% so kế hoạch. Thu ngân sách 228 tỷ đồng, đạt 17,13% so với dự toán tỉnh giao.

Nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái và hiệu quả; khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi, truy xuất được nguồn gốc nông sản. Diện tích cao su 49.220 hecta. Diện tích cây ăn quả 926 hecta. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực và rau màu vụ Đông Xuân ước đạt 1.253 hecta.

Chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn huyện có 253 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tổng đàn gia súc 215.560 con, đàn gia cầm 3,8 triệu con. Trong 02 tháng không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.

IMGPTN_9885.JPG

IMG_VHN9877.JPG

IMG_ongANhMINH9884.JPG

Lãnh đạo các sở ngành đề xuất giải pháp định hướng phát triển huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới


Tại buổi làm việc, huyện Dầu Tiếng kiến nghị tỉnh điều chỉnh lại phân cấp quản lý công trình đường giao thông đối với đường ĐH.704 thành đường ĐT (thành đường ĐT.744B); đồng thời cho chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng đường ĐT.744B (trục Bắc-Nam) giai đoạn 1. Sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng đường ĐT.749B từ xã Minh Hòa đến giáp thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (đến cầu Bà Và) để đảm bảo tính đồng bộ, phát huy được hiệu quả của tuyến đường. Đầu tư dự án đường từ đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng kéo dài đến cầu Bình Tây (khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng) để kết nối liên thông với tỉnh Tây Ninh…

Với những đề xuất, kiến nghị của huyện, lãnh đạo các sở ngành đã giải đáp cụ thể, đồng thời đề xuất, gợi ý các giải pháp định hướng phát triển cho huyện trong thời gian tới tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, phát triển du lịch sinh thái, cải cách hành chính, hạ tầng giao thông, quy hoạch cụm công nghiệp…

IMG_BTTUNVL9888.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu huyện Dầu Tiếng tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tổ chức công bố quy hoạch chung để thu hút đầu tư, trên cơ sở đó lựa chọn các nhà đầu tư có dự án tốt; khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hữu cơ. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu ngành Công Thương phối hợp UBND huyện đẩy mạnh ​xúc tiến thương mại cho nông nghiệp, dựa trên những thế mạnh sẵn có chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Bí thư lưu ý, theo định hướng quy hoạch, trên địa bàn huyện có 12 cụm công nghiệp, phải quy hoạch hạ tầng chia làm 2 khu, trong tương lai sẽ phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái; huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông…

3/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtHuyện Dầu Tiếng,  phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái70-huyen-dau-tieng-khai-thac-tiem-nang-the-manh-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-du-lich-sinh-thaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.428571
7
Bình Dương trao Giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 - năm 2021Bình Dương trao Giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 - năm 2021

TTĐT - Sáng 21-5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 - năm 2021.

Tham dự có ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp được trao Giấy chứng nhận đầu tư.

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 05 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 974,2 triệu đô la Mỹ. Trong đó, 02 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 219,4 triệu đô la Mỹ; 03 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 754,8 triệu đô la Mỹ.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao (bìa phải) trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp

 

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với các nhà đầu tư

Cụ thể, Dự án sản xuất sản phẩm màn hình vô tuyến và màn hình của Công ty TNHH Công nghiệp New Motion (Singapore), vốn đầu tư 185 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Tân (TP.Thủ Dầu Một); Dự án Trung tâm Logistics ECPVN Bình Dương 2 của Công ty Emergent Việt Nam Logistics Development Pte (Singapore), vốn đầu tư 34,4 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (TP.Dĩ An); Dự án sản xuất sợi tổng hợp của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam), vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 610 triệu đô la Mỹ, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1 tỷ 370 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng); Dự án Nhà máy sản xuất Giấy của Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper, vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 100 triệu đô la Mỹ, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1 tỷ 100 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Quốc tế Protrade (TP.Thủ Dầu Một); Dự án Nhà máy sản xuất dao cạo râu của Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương, vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 44,8 triệu đô la Mỹ, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 247,8 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Đồng An (TP.Thủ Dầu Một).

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Thao - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tính từ đầu năm 2021 đến ngày 15/5/2021, Bình Dương đã thu hút 1 tỷ 252 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với 3.974 dự án,tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao ghi nhận và chân thành cám ơn các nhà đầu tư đã tin tưởng lựa chọn tỉnh Bình Dương là điểm đến để triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng, các dự án đầu tư sẽ được triển khai thành công và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Để Bình Dương tiếp tục là địa chỉ đáng tin cậy, điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh cùng các cấp, các ngành sẽ tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng  hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật; cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, triển khai thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp an tâm đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

5/21/2021 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtthu hút FDI, trao giấy chứng nhận, đợt 112299-Binh-Duong-trao-Giay-chung-nhan-dau-tu-dot-1-nam-2021True121000
0.60
121,000
1.00
0
False
2.5
3
Cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mớiCả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới

TTĐT - ​Sáng 08-3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Phiên họp thứ 5 trực tuyến với các địa phương về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Năm 2023, Ban chỉ đạo các chương trình MTQG đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khung để thực hiện 3 chương trình MTQG: Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong năm, toàn quốc đã giải ngân hơn 40.000 tỷ đồng để thực hiện các chương trình MTQG.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn NTM; có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%; trong đó: Tỷ​​ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

mtqg.jpg

mtqg 1.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao hơn 47.600 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương cho các cơ quan, địa phương để thực hiện chương trình MTQG. Đến ngày 29/02/2024, cả nước có 45 địa phương đã giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư được phân bổ. Vốn đầu tư công giải ngân đạt hơn 3.200 tỷ đồng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, để tập trung phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội, Chính phủ giao, nhất là mục tiêu phấn đấu năm 2024, các Bộ, ngành liên quan cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình bảo đảm tính thống nhất. Cùng với đó là chủ động, kịp thời phát hiện tồn tại, bất cập để báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo tham mưu Chính phủ có biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện các chương trình.

Các thành viên Ban chỉ đạo tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng vốn của chương trình MTQG; đôn đốc các cơ quan, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm lộ trình.

Các Bộ, cơ quan, địa phương là cơ quan chủ quản chương trình MTQG, căn cứ theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao cần khẩn trương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để kịp thời thực hiện; tăng cường lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

3/8/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtCả nước, 78%, xã, đạt chuẩn, nông thôn mới622-ca-nuoc-co-khoang-78-xa-dat-chuan-nong-thon-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
TP.Thủ Dầu Một dành quỹ đất đầu tư các thiết chế văn hoá, y tế, giáo dụcTP.Thủ Dầu Một dành quỹ đất đầu tư các thiết chế văn hoá, y tế, giáo dục

TTĐT - ​Chiều 16-01, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Dầu Một về việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của thành phố.

Cùng dự có lãnh đạo các sở ngành.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP.Thủ Dầu Một đã trình bày những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực đầu tư công; công tác triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm theo Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy; công tác quản lý sử dụng, chuyển đổi công năng các trụ sở công trên địa bàn thành phố; việc xác định nghĩa vụ tài chính khi giao đất cho các trường hợp thuộc diện tái định cư…

IMG_lvtdm8175.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo đó, thành phố kiến nghị phân cấp mạnh nguồn vốn đầu tư công, cụ thể phân cấp nguồn vốn theo tiêu chí cho giai đoạn tới với nhu cầu đầu tư khoảng 9.069 tỷ đồng. Bổ sung nhu cầu vốn của 02 năm (2024-2025) để triển khai thực hiện bồi thường và khởi công mới các dự án khoảng 660 tỷ đồng. Ưu tiên nguồn vốn bán đấu giá khu vực Thành ủy cũ để bố trí vốn Dự án Xây dựng đường ven sông Sài Gòn giai đoạn 3 (đoạn từ rạch Bảy Tra đến cảng Bà Lụa).

IMG_ôngNVĐTDM8188.jpg

Ông Nguyễn Văn Đông – Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một phát biểu tại buổi làm việc

Về công tác quản lý sử dụng, chuyển đổi công năng các trụ sở công trên địa bàn, qua rà soát, UBND thành phố đã thống kê được 96 vị trí, với tổng diện tích khoảng 171 hecta, trong đó có 18 vị trí đã được UBND tỉnh và Tỉnh ủy thống nhất. Trên cơ sở các thông báo, kết luận của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ý kiến của các sở, ban ngành, UBND thành phố kiến nghị đề xuất nhu cầu dành cho các thiết chế văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục 21 vị trí với tổng diện tích khoảng 69,75 hecta; nhu cầu dành cho phát triển công viên cây xanh kết hợp bãi đỗ xe 14 vị trí với tổng diện tích 12,1 hecta; nhu cầu giữ nguyên hiện trạng cơ sở vật chất để tái sử dụng 20 vị trí với tổng diện tích 26,23 hecta. Đề xuất nhu cầu bán đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh 22 vị trí với tổng diện tích 7,84 hecta; nhu cầu tập trung phát triển nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ, đô thị và nhà ở (khu vực phát triển đô thị) 10 vị trí với tổng diện tích 44,25 hecta.

IMG_ôngVHN8193.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân – Giám đốc Sở Xây dựng giải đáp các kiến nghị của TP.Thủ Dầu Một 

Thành phố kiến nghị Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Tổng công ty Becamex IDC sớm tham mưu UBND tỉnh lộ trình di dời các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức hội đặc thù, đồng thời đẩy nhanh phương án bố trí, sắp xếp tài sản công theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và thống nhất các phương án bố trí, sử dụng, chuyển đổi công năng tại các vị trí sau khi di dời báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, để UBND thành phố có cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và triển khai các bước tiếp theo cho phù hợp, trách lãng phí nguồn lực của Nhà nước…

Những kiến nghị, đề xuất của TP.Thủ Dầu Một đã được các sở ngành giải đáp tại buổi làm việc.

IMG_ôngVVMpb8171.jpg

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc​

Kết luận buổi làm việc, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố khẩn trương triển khai điều chỉnh quy hoạch cục bộ; tổ chức thực hiện các công việc liên quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp các sở ngành thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Thời gian tới, thành phố cần tập trung cho các công trình trọng điểm, các công trình ở những vị trí then chốt tại trung tâm đô thị. Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với đề xuất của thành phố về các danh mục nhu cầu sử dụng các khu đ​ất công, trụ sở công trên địa bàn thành phố. Đối với những kiến nghị của thành phố, ông yêu cầu các sở ngành tiếp tục phối hợp tháo gỡ, để Thủ Dầu Một tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh.

1/16/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTP.Thủ Dầu Một, quỹ đất đầu tư, thiết chế văn hoá, y tế, giáo dục746-tp-thu-dau-mot-danh-quy-dat-dau-tu-cac-thiet-che-van-hoa-y-te-giao-duTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Thành lập Đảng bộ Khu công nghiệp Việt Nam-SingaporeThành lập Đảng bộ Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore

TTĐT - Chiều 29-12, tại Văn phòng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương tổ chức  Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam-Singapore. Tham dự có ông Nguyễn Hữu Từ - Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, đồng thời thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, Chi bộ Công đoàn KCN Việt Nam-Singapore đã được thành lập vào năm 2009 với 3 đảng viên, Chi bộ Ban quản lý KCN được thành lập 2012 với 13 đảng viên. Trong những năm qua, 2 tổ chức Đảng trong KCN đã quyết tâm, nỗ lực không ngừng để thực hiện tốt 2 nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Đảng bộ KCN Việt Nam - Singapore gồm có 4 chi bộ trực thuộc với 41 đảng viên.

Thay mặt lãnh đạo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Hữu Từ đã chúc mừng và đánh giá cao sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, các đảng viên trong Đảng bộ KCN Việt Nam-Singapore. Với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ KCN Việt Nam-Singapore, Ban Thường vụ Tỉnh ủy mong muốn và tin tưởng trong thời gian tới sẽ xây dựng Đảng bộ KCN ngày càng phát triển lớn mạnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của KCN nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN nói riêng.


Ông Nguyễn Hữu Từ (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng lẵng hoa chúc mừng Đảng bộ KCN Việt Nam-Singapore


Đại diện Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh trao Quyết định thành lập Đảng bộ KCN Việt Nam-Singapore

12/30/2016 7:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtThành lập, Đảng bộ, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, phát triển đảng, doanh nghiệp ngoài nhà nước9566-Thanh-lap-Dang-bo-Khu-cong-nghiep-Viet-Nam-SingaporeFalse121000
0.30
121,000
0.60
108,899
False
Doanh nghiệp Ấn Độ có nhiều cơ hội hợp tác đầu tư tại Bình DươngDoanh nghiệp Ấn Độ có nhiều cơ hội hợp tác đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 25-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương chủ trì tiếp và làm việc với Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ do Ngài Rajkumar Ranjan Singh - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ làm Trưởng đoàn nhân dịp Đoàn đến Bình Dương dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Ấn Độ 2022.

Cùng tiếp Đoàn có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng q​uản trị Tổng công ty Becamex IDC cùng lãnh đạo các sở ngành tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi hoan nghênh Ngài Quốc vụ khanh và các doanh nghiệp Ấn Độ đã đến tham dự sự kiện Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 tổ chức tại Bình Dương. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh cả hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ đều đã vượt qua đại dịch Covid-19, đặc biệt là hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thông báo với Ngài Quốc vụ khanh và các doanh nghiệp Ấn Độ, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, tỉnh Bình Dương đã sẵn sàng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm môi trường tốt nhất để doanh nghiệp Ấn Độ có thể tìm hiểu cùng hợp tác phát triển. Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi và tin tưởng các doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư tại Bình Dương sẽ gặt hái được thành công. 

Ngài Rajkuma Ranja Singh nhấn mạnh, trong 50 năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển rất tốt đẹp và ngày càng thắt chặt. Ấn Độ rất cởi mở trong đầu tư, hợp tác với Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Ông đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội mà tỉnh Bình Dương đã đạt được thời gian qua và tin rằng với những điều kiện sẵn có, Bình Dương là điểm đến hấp dẫn để doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư và hứa hẹn tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.


Ngài Rajkumar Ranjan Singh - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ phát biểu tại buổi làm việc

Chia sẻ thêm tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cũng đã thông tin với các doanh nghiệp Ấn Độ sơ nét tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương. Với môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, trong những năm gần đây, Bình Dương luôn là một trong số những tỉnh, thành dẫn đầu Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng trong 8 tháng năm 2022 đã thu hút 2 tỷ 619 triệu đô la Mỹ vốn FDI. Toàn tỉnh hiện có 4.069 dự án đầu tư FDI từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 39,6 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn FDI, sau TP. Hồ Chí Minh. Tính đến nay, Ấn Độ đứng thứ 23 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương với 10 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 116 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dụng cụ y tế, công nghiệp chế biến, chế tạo, thanh trùng nông sản thực phẩm…


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh​ chia sẻ về tình hình kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của Bình Dương

Nằm ở khu vực trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện một số lĩnh vực phát triển công nghiệp của tỉnh rất cần được cung cấp các sản phẩm công nghiệp phụ trợ để phát triển. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Ấn Độ có thế mạnh trong các lĩnh vực IT, công nghệ sinh học, giáo dục, y tế…, đây là những lĩnh vực mà tỉnh Bình Dương rất quan tâm, thị trường của hai quốc gia cũng rộng mở. Do đó hai bên có rất nhiều cơ hội hợp tác trong thời gian tới. Ông mong muốn qua Diễn đàn lần này sẽ tạo sự kết nối tốt hơn giữa doanh nghiệp Bình Dương với doanh nghiệp Ấn Độ, mở ra cơ hội hợp tác phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển của các bên. 


Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC phát biểu

Cùng chia sẻ về cơ hội hợp tác đầu tư tại Bình Dương, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC cho biết, tỉnh Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi để Becamex và các doanh nghiệp Ấn Độ trao đổi thông tin về cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là những ngành nghề phù hợp với yêu cầu xây dựng hệ sinh thái kiểu mới nhằm phát triển công nghiệp 4.0 trên địa bàn tỉnh trong tương lai. Đồng thời mong muốn, sau đối thoại song phương, giữa Becamex và Liên đoàn Công nghiệp nghiệp Ấn Độ sẽ sớm ký kết những biên bản ghi nhớ để hai bên đặt nền tảng cùng hợp tác, khai thác thế mạn​h của các bên cho giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở đó triển khai những hợp tác cụ thể để cùng đón đầu những cơ hội dịch chuyển của doanh nghiệp trên toàn cầu thông qua việc nỗ lực hoàn thiện các điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.


Các đại biểu chụp hình lưu niệm


Các đại biểu tại chương trình Lễ chào mừng Ấn Độ Horasis​ 2022​

9/25/2022 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtdoanh nghiệp, Ấn Độ, cơ hội, hợp tác đầu tư, tại Bình Dương282-doanh-nghiep-an-do-co-nhieu-co-hoi-hop-tac-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next